Bán đảo Triều Tiên: Vòng xoáy căng thẳng mới

Minh Vương
Các động thái mới đây đánh dấu mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việc Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám quân sự và việc bỏ CMA từ hai phía đã dẫn đến vòng xoáy căng thẳng mới ở bán đảo Triều Tiên. (Nguồn: KCNA)
Việc Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám quân sự và việc bỏ CMA từ hai phía đã dẫn đến vòng xoáy căng thẳng mới ở bán đảo Triều Tiên. (Nguồn: KCNA)

Từ vệ tinh do thám...

Trước hết, đó là câu chuyện phóng vệ tinh quân sự của Triều Tiên. Ngày 21/11, nước này đã phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1, trong nỗ lực được nước này coi là thực hiện “quyền tự vệ chính đáng” của Bình Nhưỡng.

Ngày 28/11, hãng thông tấn nhà nước KCNA (Triều Tiên) dẫn lời Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã bác bỏ lời lẽ chỉ trích của Mỹ và chín thành viên khác của HĐBA về vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng. Họ cho biết, động thái nêu trên là “một cách hợp pháp và công bằng để thực hiện quyền tự vệ, đồng thời là phản ứng thấu đáo và giám sát một cách cẩn thận… hành động quân sự nghiêm túc của Mỹ và những nước ủng hộ Mỹ”.

Nước này khẳng định: “Vệ tinh trinh sát quân sự mới phóng lên quỹ đạo của Triều Tiên đã chụp thành công hình ảnh tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson của Mỹ và cả căn cứ quân sự ở Hawaii”. Triều Tiên nhấn mạnh, Bình Nhưỡng có thể sẽ phóng thêm vệ tinh quân sự khác.

Trong khi đó, Hàn Quốc xác nhận vệ tinh đã đi vào quỹ đạo và cho biết cần thêm thời gian để xác định xem nó có hoạt động bình thường hay không. Tuy nhiên, một số suy đoán cho rằng, vụ phóng được thực hiện nhờ hỗ trợ công nghệ từ Nga. Quan trọng hơn, đáp lại Seoul đã chính thức đình chỉ một phần Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA), ký kết năm 2018. Ngay sau đó, ngày 25/11, Bình Nhưỡng đã hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận này. Vậy CMA là gì? Tại sao nó lại quan trọng?

Tới dấu chấm hết cho CMA…

Ngày 19/9/2018, sau một loạt cuộc gặp lịch sử, Tổng thống Hàn Quốc bấy giờ là ông Moon Jae In và lãnh đạo Triều Tiên đã ký kết CMA. Hai bên đồng ý “chấm dứt hoàn toàn mọi hành động thù địch chống lại nhau” qua các biện pháp như chấm dứt tập trận quân sự gần biên giới, hạn chế tập trận bắn đạn thật, áp đặt các vùng cấm bay hay duy trì đường dây nóng. Mục đích của thoả thuận là nhằm giảm bớt các căng thẳng quân sự trên bán đảo và xây dựng niềm tin lẫn nhau.

Viết trên The Diplomat, chuyên gia quan hệ quốc tế Kim So Young tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nhận định vụ phóng vệ tinh do thám của Bình Nhưỡng, dù có vi phạm lệnh trừng phạt của HĐBA LHQ do sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa, song lại không vi phạm thoả thuận CMA.

Theo bà, khi ngưng một phần thoả thuận, Seoul đã đình chỉ Điều 1, Khoản 3 liên quan đến vùng cấm bay đối với tất cả các loại thiết bị bay qua Đường phân giới quân sự (MDL) có hiệu lực từ ngày 1/11/2018. Điều khoản này cấm máy bay cánh cố định hoạt động trong phạm vi 40km của MDL ở khu vực phía Đông và 20km ở phía Tây. Máy bay cánh quạt bị cấm trong phạm vi 10km tính từ MDL, cấm sử dụng máy bay không người lái (UAV) trong vòng 10km của khu vực phía Đông và 25km ở phía Tây; bóng bay bị cấm trong phạm vi 25km tính từ MDL.

Những người ủng hộ CMA cho rằng thoả thuận này đã làm giảm bớt căng thẳng quân sự dọc biên giới hai miền, cũng như nguy cơ xung đột quân sự. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol và đảng cầm quyền lại chỉ trích rằng văn bản này chỉ tồn tại trên danh nghĩa, vì Hàn Quốc là bên duy nhất ủng hộ và tuân thủ nghiêm túc. Theo đó, Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng 17 lần vi phạm CMA tính từ ngày ký. Hơn nữa, từ lâu phe chỉ trích thoả thuận cho rằng CMA làm suy yếu khả năng giám sát Triều Tiên. Qua đó, việc đình chỉ điều khoản này sẽ cho phép Hàn Quốc tiếp tục các hoạt động theo dõi và trinh sát dọc theo biên giới.

Về phần mình, sau khi Seoul đình chỉ một phần CMA, Bình Nhưỡng đã hủy toàn bộ thoả thuận và tăng hiện diện quân sự ở biên giới. Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc phá vỡ thoả thuận và phải chịu trách nhiệm đã làm tăng nguy cơ đụng độ.

Ngày 28/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phát hiện Triều Tiên đang xây dựng các trạm gác ở các địa điểm biên giới và triển khai quân đội cũng như vũ khí hạng nặng. Trong khi đó, The Guardian (Anh) cho biết, bức ảnh mà Bộ Quốc phòng Hàn Quốc gửi tới các nhà báo cùng ngày cho thấy binh lính Triều Tiên đang xây dựng trạm gác tạm thời và di chuyển thứ có vẻ là súng không giật, loại vũ khí chống tăng có thể xách tay hay pháo hạng nhẹ - đến một chiến hào mới xây.

Trước đó, theo CMA, hai bên đã dỡ bỏ hoặc giải giáp 11 trạm gác nằm bên trong khu vực biên giới được canh gác nghiêm ngặt, được gọi là Khu phi quân sự (DMZ). Hiện Hàn Quốc còn 50 trạm gác và Triều Tiên có 150 trạm. Trước thay đổi này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nêu rõ: “Quân đội chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ các hành động của Triều Tiên trong khi vẫn duy trì sự sẵn sàng đầy đủ để có thể trả đũa ngay lập tức… dựa trên thế trận phối hợp tăng cường với phía Mỹ”.

Trong bối cảnh hiện nay, rủi ro xung đột giữa hai miền có thể sẽ còn tăng cao. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hàn Quốc xem xét lại thoả thuận với Bình Nhưỡng liên quan đến hoạt động quân sự trên bộ và trên biển? Chỉ thời gian mới có câu trả lời.

Triều Tiên phóng thành công vệ tinh do thám, Mỹ-Nhật Bản lập tức lên tiếng, Hàn Quốc nối lại hoạt động ở khu phi quân sự

Triều Tiên phóng thành công vệ tinh do thám, Mỹ-Nhật Bản lập tức lên tiếng, Hàn Quốc nối lại hoạt động ở khu phi quân sự

Ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công vệ tinh do thám, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có những phản ứng ...

Cột mốc trên bán đảo Triều Tiên

Cột mốc trên bán đảo Triều Tiên

Ba sự kiện mới đây cho thấy thái độ ngày một cứng rắn của các bên liên quan về tình hình bán đảo Triều Tiên.

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được hai miền Triều Tiên ký kết vào ngày 19/9/2018 được xem là thiết bị an toàn cuối ...

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian ...

Hàn-Trung-Nhật nhất trí khôi phục và bình thường hóa hợp tác ba bên, Bắc Kinh hứa giúp ổn định Bán đảo Triều Tiên

Hàn-Trung-Nhật nhất trí khôi phục và bình thường hóa hợp tác ba bên, Bắc Kinh hứa giúp ổn định Bán đảo Triều Tiên

Ngày 26/11, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí đẩy nhanh việc chuẩn bị tổ chức hội nghị cấp cao 3 bên ...

Đọc thêm

Vinatesco - Công ty máy bơm chất lượng nhập khẩu trên toàn quốc

Vinatesco - Công ty máy bơm chất lượng nhập khẩu trên toàn quốc

Vinatesco nổi tiếng là công ty máy bơm nhập khẩu trên toàn quốc. Công ty đã và đang chinh phục thị trường bởi những sản phẩm chất lượng. Để hiểu ...
Lựa chọn đơn vị công ty thiết kế app mobile uy tín và chuyên nghiệp

Lựa chọn đơn vị công ty thiết kế app mobile uy tín và chuyên nghiệp

Thiết kế app là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thiết kế app sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả bán hàng, tăng ...
Serbia nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhắc đến chuyện gia nhập EU

Serbia nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhắc đến chuyện gia nhập EU

Ngoại trưởng Serbia Marko Djuric tuyên bố, mục tiêu gia nhập EU là cam kết chiến lược và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước.
Thi đấu thăng hoa, De Bruyne được tôn vinh

Thi đấu thăng hoa, De Bruyne được tôn vinh

Toả sáng rực rỡ ở trận thắng Romania tại lượt thứ hai bảng E EURO 2024, Kevin De Bruyne được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất.
Thủ môn Georgia lập kỷ lục cứu thua ở EURO

Thủ môn Georgia lập kỷ lục cứu thua ở EURO

Trước sức ép lớn của Czech, thủ môn Giorgi Mamardashvili đã tỏa sáng và lập kỷ lục về số lần cứu thua ở sân chơi EURO.
Giá heo hơi hôm nay 23/6: Miền Bắc và miền Trung-Tây Nguyên giảm, miền Nam tăng giảm trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 23/6: Miền Bắc và miền Trung-Tây Nguyên giảm, miền Nam tăng giảm trái chiều

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đứng yên trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Serbia nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhắc đến chuyện gia nhập EU

Serbia nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhắc đến chuyện gia nhập EU

Ngoại trưởng Serbia Marko Djuric tuyên bố, mục tiêu gia nhập EU là cam kết chiến lược và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước.
Nga 'bẻ lái', lần đầu tiên làm điều này, Ukraine khẳng định bước ngoặt; Kiev muốn tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ hai

Nga 'bẻ lái', lần đầu tiên làm điều này, Ukraine khẳng định bước ngoặt; Kiev muốn tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ hai

Ngày 22/6, lần đầu tiên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Moscow đã phóng tên lửa hành trình Kalibr từ Biển Azov.
Chỉ huy cấp cao IRGC nói Israel tính toán sai lầm; xe được cho là chở nhà cung cấp vũ khí chính của Hamas bốc cháy

Chỉ huy cấp cao IRGC nói Israel tính toán sai lầm; xe được cho là chở nhà cung cấp vũ khí chính của Hamas bốc cháy

Israel đã tính toán sai lầm nghiêm trọng khi tiến hành cuộc tấn công nhằm vào tòa nhà lãnh sự Iran ở thủ đô Damascus (Syria) hồi đầu tháng 4.
Ukraine gia nhập EU: Tổng thống Zelensky 'chốt' thành phần đoàn đàm phán, hiện thực hóa giấc mơ châu Âu

Ukraine gia nhập EU: Tổng thống Zelensky 'chốt' thành phần đoàn đàm phán, hiện thực hóa giấc mơ châu Âu

Ngày 22/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phê chuẩn thành phần phái đoàn đàm phán gia nhập EU của đất nước.
Cáo buộc Mỹ dùng AI thao túng các quốc gia, Moscow so sánh hoạt động của Cơ quan tình báo đối ngoại Nga và CIA

Cáo buộc Mỹ dùng AI thao túng các quốc gia, Moscow so sánh hoạt động của Cơ quan tình báo đối ngoại Nga và CIA

Giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga Sergey Naryshkin cho rằng các cơ quan tình báo Mỹ sắp sử dụng AI để chống lại các quốc gia không ưa thích.
Nguy cơ bùng nổ giao tranh không giới hạn Israel-Hezbollah, các nước thúc giục công dân lập tức rời khỏi Lebanon

Nguy cơ bùng nổ giao tranh không giới hạn Israel-Hezbollah, các nước thúc giục công dân lập tức rời khỏi Lebanon

Bulgaria, Kuwait, Canada là những nước đầu tiên chính thức kêu gọi công dân của mình rời khỏi Lebanon.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Phiên bản di động