“Bàn tay vô hình” trên chính trường!

Nếu như trong kinh tế có thuyết “Bàn tay vô hình" của Adam Smith, thì trong chính trường, vị Tổng thống thứ 4 của Mỹ năm 1809 James Madison, một trong những người thành lập quốc gia giàu có nhất thế giới này, là người phổ biến một thuyết “bàn tay vô hình" khác mang đậm màu sắc chính trị. Đó là nghề Lobby, hay còn gọi là Vận động hành lang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa

Nói đến lobby tất yếu phải nói đến nước Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà trong lĩnh vực chính trị, ngay cả những nước thân thiện với Mỹ và có văn hóa gần gũi với Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Australia cũng phải cần chuyên gia lobby để vận động thường xuyên với chính khách Mỹ. Ở châu Á cũng vậy, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có đội lobby hùng hậu ở Mỹ. Thậm chí từng có bài báo được đăng tải trên BBC đã kết luận rằng: "Làm ăn với Mỹ phải biết lobby, vì đó là cái thế chính trị mà người Mỹ thường vận dụng tối đa để tranh thủ quyền lợi kinh tế thương mại khi giao dịch với nhau và với người nước ngoài".

Chính trường như thương trường

Trong suy nghĩ của nhiều người, lobby là chuyện đi đêm, hối lộ, phi pháp…, nhưng một số người khác thì cho rằng lobby là nghệ thuật trong kinh doanh hoặc vĩ mô hơn, đó là sách lược quốc gia. Nói đơn giản hơn, lobby là một hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định.

Ở Mỹ, lobby không chỉ là nghề hợp pháp mà thậm chí còn được ghi trong Hiến pháp. Vì vậy, ở Washington, người ta đã quá quen thuộc với hình ảnh vào giờ ăn trưa và ăn tối, những nhóm người đạo mạo trong bộ vest xám, tay xách cặp, đổ về những địa điểm nổi tiếng ở quanh tòa nhà Quốc hội. Ở những nơi này, người ta có cả những phòng riêng thường ngày dành cho những cuộc họp "gây quỹ". Những người ngoài cuộc khó có thể biết điều gì đang diễn ra sau những vuông cửa kính mờ.

Tổng thống thứ tư của Mỹ James Madison là người phổ biến thuyết "bàn tay vô hình" trong chính trường, tương tự như thuyết bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường của Adam Smith. Theo ông, chính trường cũng như thương trường. Nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, vì nhà nước có đủ thông tin để biết và cung cấp được những cái dân cần. Từ đó, vai trò của những người vận động hành lang được xem là cần thiết như vai trò của người làm dịch vụ thông tin, tiếp thị, môi giới... trong thương trường. Người lobby ở Mỹ có thể đại diện cho bất cứ cá nhân, tập thể chính trị, xã hội, kinh tế nào, kể cả những cá nhân, tập thể chính phủ nước ngoài, chỉ cần họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ.

Hiện có hơn 22.000 nhóm lợi ích và khoảng 50.000 người đăng ký chính thức hành nghề lobby tại Mỹ. Phần lớn những người lobby là các quan chức, luật sư, chuyên viên từng làm việc ở Quốc hội, trong đó có nhiều cựu Bộ trưởng, tướng lĩnh, dân biểu, thượng nghị sĩ… Vì vậy mà ông Paul Miller, Chủ tịch Liên đoàn các nhà vận động hành lang Mỹ, mới tự hào khoe: "Không có chúng tôi, tôi không biết có điều luật nào được thông qua ở Mỹ hay không".

Sự lợi hại của đồng tiền lobby

Thực vậy, một ví dụ điển hình của lobby chính trị từ nước khác vào Mỹ là năm 1994, khi Tổng thống Clinton trao Quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho Trung Quốc, đồng thời tuyên bố từ nay không gắn vấn đề nhân quyền với việc xét MFN cho Trung Quốc hàng năm.

Số là đầu thập niên 1990, thời điểm Trung Quốc bắt đầu nổi lên tại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ tỏ ra lo ngại trước "mối đe doạ từ Trung Quốc". Trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ thường xuyên dùng chiêu "nhân quyền" để gây sức ép về thương mại, cụ thể là đe doạ miễn áp dụng quy chế MFN. Thời hạn áp dụng MFN chỉ trong vòng 1 năm, nên cứ sau 12 tháng, Quốc hội Mỹ lại sẽ bỏ phiếu để quyết định xem có tiếp tục trao MFN cho các nước hay không. Nếu Quốc hội bỏ phiếu chống, điều này không những gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi muốn vào thị trường Mỹ, mà đặc biệt cản trở các tập đoàn lớn của Mỹ khi muốn làm ăn tại Trung Quốc. Vì vậy, mục tiêu lobby của Trung Quốc tại thời điểm này là "làm sao gây ảnh hưởng để Trung Quốc được hưởng MFN tại cuộc bỏ phiếu hàng năm ở Quốc hội" và trước tiên "tập trung nhằm thuyết phục Quốc hội và chính quyền Mỹ tách vấn đề nhân quyền khỏi việc áp dụng MFN".

Chẳng phải ngẫu nhiên khi cùng lúc các lãnh đạo Boeing công khai lên tiếng yêu cầu chính quyền Mỹ tiếp tục dành cho Trung Quốc quy chế MFN (Tờ Wall Street Journal trước đó đã đưa tin hãng Boeing đang sắp hoàn tất hợp đồng bán máy bay chở khách trị giá khoảng 5 tỉ USD cho Trung Quốc), còn Chủ tịch Hạ viện Tom Foley công khai "đối đầu" với các thành viên đảng Dân chủ tại Nhà Trắng khi tuyên bố rằng Tổng thống "không nên gắn vấn đề nhân quyền với thương mại". Thực chất, Hạ nghị sĩ Foley đại diện cho vùng Spokane, bang Washington - quê hương của hãng Boeing. Với sự vận động hành lang tích cực ở Mỹ như vậy, Trung Quốc đã giành được quy chế MFN năm 1994 với lời đảm bảo của Tổng thống Clinton "sẽ không gắn vấn đề nhân quyền với việc xét quy chế MFN cho Trung Quốc hàng năm"!

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

Ngày 20/4/2010, dàn khoan dầu Deepwater Horizon của hãng BP (Anh) bỗng phát nổ ở Mỹ, làm 11 công nhân tử nạn và 3 người bị thương nặng, đồng thời gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng hơn hẳn vụ tràn 11 triệu gallon dầu từ tàu Exxon Valdez năm 1989. Chỉ tính riêng chi phí khắc phục sự cố, BP đã tốn đến 930 triệu USD.

Một trong những bằng chứng cho thấy sự "dễ dãi" của Mỹ khi tập báo cáo phản ứng khẩn cấp dày cộp 583 trang mà BP soạn theo yêu cầu Luật liên bang Hoa Kỳ gần như không bàn đến cách làm thế nào chặn đứng một vụ tràn dầu ở độ sâu. Mỉa mai thay, báo cáo xử lý tình huống khẩn cấp của BP lại có không ít phần đề cập đến sự cần thiết bảo vệ hải sư, rái cá biển trong khi những động vật này không hề có mặt ở vùng vịnh Mexico. Tất cả cho thấy báo cáo của BP dường như chỉ được thực hiện chiếu lệ, theo yêu cầu Luật liên bang Hoa Kỳ, chứ không là bản kế hoạch tác chiến thật sự nhằm xử lý hậu quả một khi xảy ra sự cố...

Theo Newsweek, BP đã sử dụng chiêu vận động hành lang để Mỹ bớt săm soi hoạt động kinh doanh của họ. Với tài ngoại giao và quen biết rộng của Tổng giám đốc điều hành BP Tony Hayward, hãng dầu lớn thứ tư thế giới này đang cố làm sao 15,9 triệu USD mà họ chi cho các chiến dịch lobby đạt hiệu quả. Một trong những nỗ lực của Hayward là làm dịu bớt sự nghiêm khắc của những điều luật mới liên quan phòng chống ô nhiễm dầu ban hành năm 2009. Theo CBS News, kết quả "nhẹ nhàng" này còn nhờ vào khoản chi lobby từ 2 năm trước khi xảy ra vụ Deepwater Horizon. BP đã thuê 12 công ty lobby và chi ra 32 triệu USD để gây ảnh hưởng tốt cho kinh doanh của họ tại Quốc hội, Nhà Trắng và ít nhất 14 cơ quan liên bang.

Từ một vài câu chuyện điển hình trên, có thể thấy rằng các mối quan hệ, những vụ mua bán lớn ở Mỹ, kể cả vấn đề dính líu đến chính trị đều không thể thiếu hoạt động lobby - "bàn tay vô hình" thực sự trên chính trường.

Minh Minh



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Ngày 25/11, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết, nước này đang áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với 'hạm đội ngầm' của Nga.
Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Tỏa sáng ở trận Al-Nassr thắng Al-Gharafa tại AFC Champions League, Cristiano Ronaldo gia tăng thành tích ghi bàn đáng nể từ khi sang tuổi 30.
Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 'tuyệt chủng' ở Hà Nội và TPHCM, bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) ...
5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là nội dung quy định về 5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11 ghi nhận đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong hai năm.
CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

Các CĐV MU hết lời ca ngợi hành động của tân HLV Ruben Amorim sau trận hòa Ipswich Town 1-1.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động