Giáo sư Pankaj Jha thuộc Đại học O.P Jindal Global (Ấn Độ) đưa ra một số nhận định về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trên trang moderndiplomacy.eu. (Nguồn: Báo TTXVN) |
Theo Giáo sư Jha, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang tăng tốc và ngành nông nghiệp đã và đang đảm bảo an ninh lương thực cho người dân Việt Nam. Lĩnh vực này cũng thu được lượng ngoại hối có giá trị hơn 48 tỷ USD.
Một trong những thành tựu thú vị của Việt Nam là sự gia tăng tuổi thọ và bảo hiểm y tế toàn dân bao phủ hơn 87% dân số.
Dân số Việt Nam cũng trẻ và đang tự thích nghi với nền kinh tế kỹ thuật số. Việt Nam đang xây dựng các nền tảng cốt lõi để trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực khác nhau, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực.
Đã có những cải tiến đáng kể về cơ cấu thông qua các văn bản chính sách về cải thiện kiến trúc tài chính, chấp nhận các chuẩn mực toàn cầu liên quan đến khí hậu và môi trường, an ninh toàn diện cho người dân trước đói nghèo và đầu tư sâu rộng vào phát triển cơ sở hạ tầng ở cả nông thôn và thành thị.
Trong số các nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng hoạt động khá tốt và đã đạt được gần 27,72 tỷ USD năm 2022. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm phát ở mức dưới 5% cho thấy các quyết định dài hạn mà Việt Nam đưa ra khi thực hiện sáng kiến Đổi mới (quá trình tự do hóa kinh tế) vào năm 1986 đã mang lại kết quả.
Một trong những lập luận cốt lõi về mức tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam liên quan đến tự do hóa thương mại, bãi bỏ quy định và cải thiện điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, đầu tư vào nguồn nhân lực và một chính phủ ổn định được coi là những thuộc tính chính của sự tăng trưởng ấn tượng này của nền kinh tế Việt Nam.
Các công ty lớn trong ngành sản xuất giày dép, điện tử và di động đã đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam và một số công ty đã chuyển cơ sở từ Trung Quốc sang Việt Nam. Môi trường kinh tế thuận lợi được cải thiện đã được các công ty như Adidas, Nike và Samsung đánh giá cao.
Nhờ sự phát triển của các loại công nghệ kỹ thuật số mới và nhận thức của người tiêu dùng tốt hơn, Việt Nam đang chuẩn bị cho một động lực lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử và do đó đã tạo ra những thay đổi sâu rộng trong nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số và nhấn mạnh hơn vào phát triển khoa học và công nghệ.
Việt Nam đã thừa nhận thực tế rằng với những thay đổi trong cơ cấu ngành của nền kinh tế, việc phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cần thiết là phù hợp, có thể giúp Việt Nam hội nhập liền mạch vào chuỗi giá trị toàn cầu và cũng giúp ngành dịch vụ khám phá các thị trường mới.
| Báo Ấn Độ lý giải động lực khiến Việt Nam có thể là trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á Theo trang stattimes.com (Ấn Độ) ngày 14/1, Việt Nam ngày càng trở thành trung tâm công nghiệp phát triển, đặc biệt là về công nghệ ... |
| FDI - Lá phiếu tín nhiệm với Việt Nam Bước sang năm 2023, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những “cơn gió ngược” mạnh. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế nước ... |
| Truyền thông Hàn Quốc: Việt Nam đang trở thành cơ sở sản xuất toàn cầu Ngày 24/1, trong bài viết về Việt Nam, kênh KBS nhấn mạnh, đất nước hình chứ S có tầm quan trọng đặc biệt với Hàn ... |
| Giám đốc ADB: Việt Nam vững vàng trước những 'cơn gió ngược' Với nền tảng vững chắc và sự điều hành hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam có thể đương đầu với “những cơn gió ngược” ... |
| Kinh tế vĩ mô chưa ổn định một cách bền vững; lĩnh vực tiền tệ, tài chính tiềm ẩn rủi ro Chiều 2/2, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ... |