Báo chí Campuchia ca ngợi chính sách của Việt Nam đối với đồng bào Khmer

Vy Vy
Việc nhiều cơ quan báo chí Campuchia đưa tin đậm nét về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đồng bào Khmer ở Việt Nam góp phần giúp lãnh đạo và người dân Campuchia hiểu hơn về đời sống của đồng bào Khmer và các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo chí Campuchia thông tin đậm nét về những đổi thay trong đời sống của đồng bào Khmer ở Việt Nam
Ông Danh Chách (người Khmer) ở ấp Hòa An, xã Thủy Liễu (huyện Gò Quao – Kiên Giang), chăm sóc đàn dê từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp ông có thu nhập và thoát nghèo bền vững. (Nguồn: TBTCO)

Nâng cao đời sống, chăm lo sức khỏe

Những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí uy tín của Campuchia như Thông tấn xã Campuchia (AKP), Đảo Hòa Bình (Koh Santepheap), Trung tâm thông tin Cây Me (DAP-News)… đã đưa nhiều bài viết với nhiều hình ảnh giới thiệu về những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần, cũng như hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer ở Việt Nam.

Với tiêu đề “Chính phủ Việt Nam thúc đẩy nâng cao đời sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người dân tộc Khmer ở Việt Nam”, bài viết trên trang chủ của AKP cho biết khu vực phía Nam của Việt Nam hiện có trên 1,3 triệu người Khmer, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Mekong.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh, thành Nam Bộ. Thông qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer đã không ngừng được nâng lên, có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận.

Không dừng lại ở những nhận định khái quát, bài viết của AKP đưa nhận định gắn với những số liệu đầu tư phát triển ở nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Việt Nam được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai các công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ và cộng đồng; xây dựng hơn 90.000 nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho hơn 30.000 hộ; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động...

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer chỉ còn khoảng 25%, giảm 3%/năm. Từ năm 2007 - 2019, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân ở các địa phương có đông người Khmer đã tăng từ 9% đến 11,7%/năm. Kinh tế vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có sự phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Bài viết trên trang chủ của AKP đề cập: “Bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế, đời sống của đồng bào, Nhà nước Việt Nam còn có nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên dân tộc Khmer như cử tuyển, dự bị đại học, học bổng, miễn giảm học phí; chính sách thu hút đối với giáo viên, cán bộ giáo dục công tác trong vùng sâu, vùng xa của đồng bào được thực hiện có hiệu quả.

Hệ thống trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, trường dạy nghề cho con em đồng bào Khmer đã phát triển đến 100% các huyện có đông đồng bào Khmer; tỷ lệ trẻ em Khmer trong độ tuổi đến trường đạt trên 90%. Tính đến cuối năm 2018, toàn vùng có 30 trường phổ thông dân tộc nội trú ở cấp huyện, tỉnh. Việc dạy song ngữ ở các trường học vùng đồng bào dân tộc Khmer từng bước được mở rộng. Các tỉnh có đông đồng bào Khmer hiện đã có hàng trăm trường dạy song ngữ, riêng tỉnh Sóc Trăng có 158 trường, với 1.672 lớp và 42.988 học sinh”.

Theo AKP, công tác chăm lo sức khỏe cho đồng bào Khmer luôn được các cấp chính quyền ở Việt Nam chú trọng. Mạng lưới y tế cơ sở thường xuyên được đầu tư, củng cố. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên; công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe được triển khai đồng bộ, rộng khắp. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn dưới 30%. Mỗi năm, có trên 70.000 lượt người được khám, chữa bệnh miễn phí.

Bên cạnh đó, các địa phương có đông đồng bào Khmer đã tăng thời lượng phát thanh các chương trình bằng tiếng Khmer, phát hành báo chữ Khmer, song ngữ Việt-Khmer như báo ảnh Dân tộc và Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam.

Một số tỉnh đã xây dựng nhà truyền thống dân tộc Khmer. Riêng tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng xây dựng được nhà bảo tàng dân tộc Khmer, sưu tầm, trưng bày nhiều hiện vật văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị. Các di tích lịch sử văn hóa của đồng bào Khmer được quan tâm đầu tư tu bổ. Mạng lưới truyền thanh đã tới 100% thôn, ấp; Internet đã được phát triển ở nhiều nơi, tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận nhiều thông tin. Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc Khmer có phương tiện nghe, nhìn tăng cao, đạt bình quân 98% như Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, nhiều tỉnh đạt 100% như Kiên Giang, Cần Thơ.

Báo chí Campuchia thông tin đậm nét về những đổi thay trong đời sống của đồng bào Khmer ở Việt Nam
Bà con Khmer các phum, sóc An Giang rộn ràng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây. (Nguồn: TBTCO)

Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Trong khi đó, bài viết trên báo điện tử Cây Me (DAP-news) dẫn nguồn tin từ Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết tại các tỉnh thành phía Nam của Việt Nam hiện có trên 460 ngôi chùa Khmer với khoảng 10.000 sư sãi, chiếm 25% số tăng, ni Phật giáo ở Việt Nam.

Trong đó, 14 chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 29 chùa được công nhận di tích cấp tỉnh, ghi công, khen thưởng 150 chùa có công với cách mạng trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bài viết với tiêu đề “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer tại Việt Nam”, báo DAP-News nhận định với chính sách đoàn kết các tôn giáo, dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, Phật giáo Nam tông Khmer đã có những bước phát triển ổn định, đúng hướng tạo niềm tin của sư sãi và tín đồ đối với Đảng, Nhà nước.

Hiện nay, Phật giáo Nam tông được chính quyền các địa phương tại Việt Nam tạo điều kiện phát triển mô hình giáo dục nhà chùa, mở nhiều lớp dạy giáo lý, Anh ngữ, tin học; mở các trường đào tạo bậc sơ cấp Pali, trung cấp Pali tại địa phương và bậc cao cấp ở Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, hình thành một hệ thống giáo dục Phật giáo khá hoàn thiện.

Cùng thông tin về chủ đề trên, báo điện tử Kohsantepheap dẫn lời Thạc sĩ Danh Mến, giảng viên Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ, cho biết nói đến dân tộc Khmer là nói đến Phật giáo Nam tông.

Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, chùa không chỉ là “trái tim” của phum sóc, mà còn là trung tâm văn hóa, trường học, nơi đào tạo nghề, là cơ sở từ thiện xã hội giúp đỡ những người khó khăn, trẻ mồ côi... Ngoài ra, nhà chùa còn là bảo tàng văn hóa, công trình kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu trữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Khmer.

Trong khi đó, Thạc sĩ Lâm Quang Vinh, Phó Trưởng khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ (Đại học Trà Vinh), cho rằng đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều lễ hội truyền thống, hầu hết gắn liền hoặc có liên quan đến Phật giáo như vào năm mới, cúng ông bà, Ok om bok, Phật Đản, dâng y, nhập hạ, xuất hạ... Những nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán với những giá trị văn hóa tốt đẹp này luôn được đồng bào Khmer gìn giữ và phát huy, tổ chức đều đặn hằng năm.

Đặc biệt, hầu hết các báo điện tử đưa các bài viết liên quan đều dẫn phát biểu của ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - chia sẻ: “Các chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ngày càng đa dạng, sâu rộng, đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, sư sãi và đồng bào Khmer Nam Bộ. Thông qua các chính sách này, hệ thống các chùa chiền được trùng tu, xây mới ở nhiều nơi, các phong tục tập quán, tín ngưỡng… của đồng bào Khmer Nam Bộ được bảo tồn, phát huy và phát triển”.

“Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, sự đoàn kết, nỗ lực của đồng bào dân tộc Khmer hứa hẹn sẽ đem tới nhiều sự phát triển vượt bậc hơn nữa trong thời gian tới, cùng góp phần vào những gam màu tươi đẹp trong bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của cộng đồng 54 dân tộc tại Việt Nam”, AKP kết thúc bài viết với phần dẫn phát biểu của ông Lâm Văn Mẫn, một cán bộ lãnh đạo dân tộc Khmer, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, địa phương có số lượng đồng bào Khmer cư trú đông nhất Việt Nam.

Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang

Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang

Nhờ thực hiện các chính sách đặc thù của Nhà nước dành cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống bà ...

Sóc Trăng: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer miệt biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer miệt biển Vĩnh Châu

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer miệt biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã và đang đổi thay từng ngày...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động