Trong bài viết trên tờ Nezavisimaya Gazeta, ông Grigory Lokshin cho biết, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trong nhiều năm liền, nhịp độ tăng GDP của Việt Nam đạt 6-7% mỗi năm. Hiện nay, trong quan hệ với Nga, Việt Nam không còn là người em, mà là một đối tác bình đẳng, dân số Việt Nam hiện có gần 100 triệu người, hơn 1/3 là nhóm dân số trẻ. Các mối quan hệ song phương không còn bị trói buộc bởi ý thức hệ, điều đó không cản trở hai nước trở thành hai đối tác tích cực trong một số lĩnh vực của nền kinh tế, khoa học và văn hóa. Hai nước đã nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược, điều đó có nghĩa là sự hợp tác sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều năm liền, và đòi hỏi sự tin cậy lẫn nhau của hai đối tác. Sự tin cậy lẫn nhau đã được xây dựng sau khi hai nước nối lại hợp tác vào đầu thế kỷ XXI và cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Chuyên gia Grigory Lokshin cho rằng Nga và Việt Nam đều chia sẻ quan điểm hoặc có quan điểm rất gần gũi về các vấn đề cấp bách, đặc biệt về vấn đề an ninh ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Mỗi bên có lợi ích quốc gia riêng, lợi ích có thể không trùng hợp. Khi phát triển hợp tác với Hà Nội, kể cả trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu hydrocarbon ngoài khơi Việt Nam, Moscow đang tạo ra một cấu trúc cân bằng hơn trong khu vực và góp phần vào việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Các phương tiện truyền thông Nga tập trung chú ý đến các thỏa thuận đạt được trong cuộc gặp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi. Báo chí Nga đề cập đến các dự án cung cấp khí hóa lỏng LNG của Nga cho Việt Nam và phát triển sản xuất khí đốt tại Việt Nam và triển vọng phát triển hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Theo kết quả cuộc hội đàm hai bên đã ký kết 15 văn kiện xác định sự hợp tác tương lai giữa Moscow và Hà Nội.
Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexey Gordeyev đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đặc khu kinh tế Kaluga. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN |
Tổng thống Putin nhận định Nga và Việt Nam có quan điểm gần gũi về cách giải quyết các vấn đề quốc tế, vì vậy Nga muốn phối hợp chặt chẽ chính sách đối ngoại với Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ đường lối chính trị của Nga, đánh giá cao những nỗ lực của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định quan điểm, tất cả các tranh chấp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
Trong quan hệ Nga - Việt, hợp tác kinh tế đang tụt hậu so với tiềm năng hiện có, vấn đề này là quan tâm của ban lãnh đạo và công chúng của cả hai nước. Theo kết quả cuộc gặp của Tổng thống Putin và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã thông qua các quyết định và ký kết các văn kiện nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế. Hai bên cũng đã thông qua quyết định mở rộng việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong các giao dịch chung.
Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), hai bên sẽ mở rộng phạm vi giao hàng trong danh mục sản phẩm khoa học chuyên sâu và công nghệ cao. Nga sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình, đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp hạt nhân và giúp định hướng dư luận Việt Nam đối với Dự án Trung tâm khoa học và Công nghệ hạt nhân.
Đặc điểm phổ biến trong thời gian gần đây là sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Việt Nam đến các dự án xây dựng khu phức hợp nông-công nghiệp lớn ở các khu vực của Liên bang Nga, Tổng thống Nga hy vọng những khu phức hợp như vậy sẽ xuất hiện cả ở Siberia và Viễn Đông. Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga và Ngân hàng đầu tư quốc tế đã đồng ý đầu tư chung vào các dự án của Việt Nam tại Nga.
Giáo sư Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương trực thuộc Viện Đông phương học Nga, nói trong cuộc phỏng vấn với Đài Sputnik: “Các chuyên gia Nga đánh giá cao kết quả cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam. Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm căng thẳng như vậy cho thấy rõ Việt Nam là người bạn và nước đối tác đáng tin cậy của chúng tôi. Sự tương tác giữa Nga và Việt Nam có nền tảng vững chắc dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau”.
Chuyên gia Maxim Golikov của Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga, đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam vào những năm 2011-2016, nhận xét: “Bản chất của mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam liên quan đến việc mở rộng hợp tác trong hầu như tất cả mọi lĩnh vực… Việt Nam đang xem xét nghiêm túc khả năng chuyển đổi một phần thanh toán song phương cho nhau bằng đồng tiền quốc gia. Những điều kiện thuận lợi hơn, đặc biệt khi Nga phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ, sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Vào năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt mức cao kỷ lục 5,2 tỷ USD. Phương thức thanh toán bằng đồng nội tệ cũng sẽ giúp tăng khối lượng thương mại trong khuôn khổ FTA Việt Nam - EAEU”.
Mặt khác, truyền thông Nga cũng đang chú ý đến Việt Nam như một đối tác ngày càng quan trọng đối với giới doanh nghiệp Nga. FederalPress cho biết một nhóm các doanh nhân từ vùng Tyumen sắp sang Việt Nam để gặp gỡ với đại diện các công ty nhà nước và tư nhân lớn nhất của Việt Nam. Tờ Vladivostok đưa tin chủ đầu tư của Việt Nam đang có ý định mở khu resort đẳng cấp thế giới ở Vladivostok, dự kiến diện tích của khu này sẽ là 50-100 ha.
Việt Nam cũng là một trong những khu vực có triển vọng lớn nhất để phát triển kinh doanh trong phân khúc thương mại điện tử, đây là nội dung bài viết của Giám đốc Quỹ đầu tư AD.ru Oleg Dronov trên cổng thông tin vc.ru. Dân số Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người, tỷ lệ tiếp cận và truy cập Internet là khá cao, 80% người dân sử dụng điện thoại thông minh, và mua sắm trực tuyến đang phát triển tích cực. Thu nhập và sức mua của người Việt Nam tăng lên hàng năm. Đồng thời, trên thị trường có đủ chỗ cho các dự án khởi nghiệp./.
Chuyên gia Grigory Lokshin cho rằng Nga và Việt Nam đều chia sẻ quan điểm hoặc có quan điểm rất gần gũi về các vấn đề cấp bách, đặc biệt về vấn đề an ninh ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Mỗi bên có lợi ích quốc gia riêng, lợi ích có thể không trùng hợp. Khi phát triển hợp tác với Hà Nội, kể cả trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu hydrocarbon ngoài khơi Việt Nam, Moscow đang tạo ra một cấu trúc cân bằng hơn trong khu vực và góp phần vào việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Các phương tiện truyền thông Nga tập trung chú ý đến các thỏa thuận đạt được trong cuộc gặp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi. Báo chí Nga đề cập đến các dự án cung cấp khí hóa lỏng LNG của Nga cho Việt Nam và phát triển sản xuất khí đốt tại Việt Nam và triển vọng phát triển hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Theo kết quả cuộc hội đàm hai bên đã ký kết 15 văn kiện xác định sự hợp tác tương lai giữa Moscow và Hà Nội. Tổng thống Putin nhận định Nga và Việt Nam có quan điểm gần gũi về cách giải quyết các vấn đề quốc tế, vì vậy Nga muốn phối hợp chặt chẽ chính sách đối ngoại với Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ đường lối chính trị của Nga, đánh giá cao những nỗ lực của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định quan điểm, tất cả các tranh chấp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. Trong quan hệ Nga - Việt, hợp tác kinh tế đang tụt hậu so với tiềm năng hiện có, vấn đề này là quan tâm của ban lãnh đạo và công chúng của cả hai nước. Theo kết quả cuộc gặp của Tổng thống Putin và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã thông qua các quyết định và ký kết các văn kiện nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế. Hai bên cũng đã thông qua quyết định mở rộng việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong các giao dịch chung. Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), hai bên sẽ mở rộng phạm vi giao hàng trong danh mục sản phẩm khoa học chuyên sâu và công nghệ cao. Nga sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình, đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp hạt nhân và giúp định hướng dư luận Việt Nam đối với Dự án Trung tâm khoa học và Công nghệ hạt nhân. Đặc điểm phổ biến trong thời gian gần đây là sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Việt Nam đến các dự án xây dựng khu phức hợp nông-công nghiệp lớn ở các khu vực của Liên bang Nga, Tổng thống Nga hy vọng những khu phức hợp như vậy sẽ xuất hiện cả ở Siberia và Viễn Đông. Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga và Ngân hàng đầu tư quốc tế đã đồng ý đầu tư chung vào các dự án của Việt Nam tại Nga. Giáo sư Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương trực thuộc Viện Đông phương học Nga, nói trong cuộc phỏng vấn với Đài Sputnik: “Các chuyên gia Nga đánh giá cao kết quả cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam. Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm căng thẳng như vậy cho thấy rõ Việt Nam là người bạn và nước đối tác đáng tin cậy của chúng tôi. Sự tương tác giữa Nga và Việt Nam có nền tảng vững chắc dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau”. Chuyên gia Maxim Golikov của Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga, đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam vào những năm 2011-2016, nhận xét: “Bản chất của mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam liên quan đến việc mở rộng hợp tác trong hầu như tất cả mọi lĩnh vực… Việt Nam đang xem xét nghiêm túc khả năng chuyển đổi một phần thanh toán song phương cho nhau bằng đồng tiền quốc gia. Những điều kiện thuận lợi hơn, đặc biệt khi Nga phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ, sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Vào năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt mức cao kỷ lục 5,2 tỷ USD. Phương thức thanh toán bằng đồng nội tệ cũng sẽ giúp tăng khối lượng thương mại trong khuôn khổ FTA Việt Nam - EAEU”. Mặt khác, truyền thông Nga cũng đang chú ý đến Việt Nam như một đối tác ngày càng quan trọng đối với giới doanh nghiệp Nga. FederalPress cho biết một nhóm các doanh nhân từ vùng Tyumen sắp sang Việt Nam để gặp gỡ với đại diện các công ty nhà nước và tư nhân lớn nhất của Việt Nam. Tờ Vladivostok đưa tin chủ đầu tư của Việt Nam đang có ý định mở khu resort đẳng cấp thế giới ở Vladivostok, dự kiến diện tích của khu này sẽ là 50-100 ha. Việt Nam cũng là một trong những khu vực có triển vọng lớn nhất để phát triển kinh doanh trong phân khúc thương mại điện tử, đây là nội dung bài viết của Giám đốc Quỹ đầu tư AD.ru Oleg Dronov trên cổng thông tin vc.ru. Dân số Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người, tỷ lệ tiếp cận và truy cập Internet là khá cao, 80% người dân sử dụng điện thoại thông minh, và mua sắm trực tuyến đang phát triển tích cực. Thu nhập và sức mua của người Việt Nam tăng lên hàng năm. Đồng thời, trên thị trường có đủ chỗ cho các dự án khởi nghiệp./.