TIN LIÊN QUAN | |
Thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu trong bối cảnh mới | |
Tọa đàm. Ngoại giao Việt Nam trước những thách thức từ đại dịch Covid-19 |
Hội thảo khoa học quốc tế trực tuyến “Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga trước những thách thức mới” được tổ chức ngày 4/6 vừa qua. (Ảnh: Quang Minh) |
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động kỷ niệm Năm chéo hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga 2019-2020 đã được Bộ Ngoại giao Liên Bang Nga phê duyệt và kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS. TS. Elena Lenchuk - Viện trưởng Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga và PGS.TS. Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đều khẳng định, tầm quan trọng của hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên Bang Nga đối với mỗi nước và đại dịch Covid-19 cùng những biến động ở khu vực và quốc tế trong thời gian gần đây đang tác động mạnh mẽ tới quan hệ hợp tác kinh tế song phương. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 không thể ngăn cản giới khoa học và chuyên gia hai nước “gặp nhau” theo hình thức mới cho thấy sự quan tâm lớn của mỗi bên để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Trong suốt 4,5 tiếng đồng hồ với 3 phiên “Các xu hướng chính trong hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn 2010-2020”, “Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh đại dịch Covid-19“ và “Sự giảm giá dầu mỏ và hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Liên bang Nga”, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và kinh tế chính trị quốc tế hàng đầu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp của hai nước, thông qua 14 báo cáo đã phân tích và đánh giá sâu về những nhân tố tác động tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong những năm gần đây, thách thức trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, những nhiệm vụ mới được đặt ra đòi hỏi hai nước cùng phải tìm ra cách thức giải quyết, biến chúng thành những cơ hội để đưa quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước lên tầm cao mới về chất.
Tin liên quan |
Trung Quốc tung loạt voucher kích cầu tiêu dùng hậu dịch Covid-19 |
Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Bộ Công Thương, với sự phát triển mạnh mẽ trong thời qua, Việt Nam và Liên bang Nga đã trở thành đối tác quan trọng của nhau trong hợp tác kinh tế. Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Liên bang Nga trong ASEAN và là nước xuất khẩu hàng hóa vào Liên bang Nga đứng thứ năm trong khối APEC (sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc); Liên bang Nga là đối tác thương mại đứng thứ 5 của Việt Nam tại châu Âu.
Tuy nhiên, bà Ngọc cho rằng, bắt đầu từ đầu năm 2018, Liên bang Nga đã gặp phải nhiều thách thức từ việc cấm vận của Hoa Kỳ và EU. Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu năm 2020, có thể kéo dài sang 2021 cũng sẽ tiếp tục là thách thức mới cho kinh tế toàn cầu nói chung và đối với Liên bang Nga và Việt Nam nói riêng.
Theo bà Ngọc, việc hướng dẫn thực hiện Hiệp định FTA giữa VN và EAEU, nhất là về điều kiện ưu đãi đối với từng ngành hàng cụ thể; khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp chú trọng mở rộng đầu tư, kinh doanh tại thị trường hai nước và đàm phán lại một số nội dung trong Hiệp định, đàm phán ký các thỏa thuận mới công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, kiểm chuẩn, về vệ sinh dịch tễ đối với các nội dung mà thời gian vừa qua đã chứng minh đã hạn chế thương mại song phương như biện pháp phòng vệ ngưỡng, sự khác biệt về các qua kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm...sẽ là những biện pháp quan trọng giúp cải thiện đáng kể trao đổi thương mại song phương trong thời gian tới.
Ông Aleksander Cardo-Sosyev - Phó Trưởng đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam nhận định, sự sụt giảm của kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2019 phần lớn là do giảm xuất khẩu của Nga. Song, ông cũng đánh giá khá tích cực triển vọng tăng xuất khẩu trong năm 2020, một phần là nhờ các nỗ lực thực hiện trong giai đoạn trước. Ông bày tỏ hi vọng rằng, sau khi tình hình dịch tễ trở lại bình thường, phí Nga sẽ có thể ký các thỏa thuận cụ thể trong các lĩnh vực khác theo kế hoạch đề ra như cung cấp thiết bị và công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt ở Việt Nam, giới thiệu dược phẩm của Nga, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng xanh cho thị trường Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dầu khí…
Các diễn giả tham gia trao đổi, thảo luận sôi nổi tại tọa đàm. (Ảnh: Quang Minh) |
PGS.TS. Đỗ Hương Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và sáng tạo xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga diễn ra trong bối cảnh địa chiến lược khá thuận lợi với chính sách Hướng Đông của Liên bang Nga và sự hội nhập mạnh mẽ của nước này vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương năng động, trong đó Việt Nam là điểm sáng quan trọng ở ASEAN và Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam được coi là một trong những ưu tiên của Nga trong chính sách hướng Đông mà Nga đang theo đuổi. Như Tổng thống Putin đã khẳng định “Phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở châu Á”.
Bên cạnh đó, TS. Đỗ Hương Lan nhận định, các yếu tố như nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống trải qua thử thách của những thăng trầm lịch sử trong 70 năm qua, sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, sự hội nhập trong khuôn khổ FTA giữa VN và Liên minh Kinh tế Á Âu...., cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung, không cạnh tranh trực tiếp cũng là những yếu tố thuận lợi để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga phát triển.
Tuy nhiên, thực tế đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. TS. Đỗ Hương Lan phân tích, dù Nga luôn đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực CA-TBD và Đông Nam Á và coi Việt Nam là một trong những đối tác đặc biệt quan trọng, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, song sự phát triển quan hệ Việt - Nga chưa tương xứng với tinh thần “đối tác chiến lược”. Việt Nam dường như chỉ có vai trò ở mức độ cầu nối với ASEAN, nhằm cải thiện vị thế và cân bằng lợi ích của Nga ở Đông Nam Á cũng như bù đắp lại sự suy yếu trong quan hệ kinh tế của Nga với Tây Âu sau khủng hoảng Ucraina. Mặc dù vậy, trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời, cùng thế và lực của Liên bang Nga cũng như những lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế của Việt Nam, Việt Nam và Liên bang Nga có thể đẩy mạnh hợp tác trong các thể chế đa phương ở khu vực tạo nên các lợi ích đan xen, kết nối khu vực, liên khu vực…
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov |
Hợp tác năng lượng là điểm nhấn trong hợp tác kinh tế Việt - Nga. Ông Alesandr Mikhailov, Trưởng ban các dự án hợp tác Nga-Việt của Công ty Zarubezneft đã chia sẻ những kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của Liên doanh dầu khí giữa Zarubezneft và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong 40 năm hợp tác vừa qua, cả những khó khăn do giá dầu sụt giảm. Sự đồng thuận, chủ động đối mặt với tình huống và tìm giải pháp để xử lý giúp hai bên tránh được những “cú sốc”. Hai bên đã cùng nhau thiết lập được cơ chế chống khủng hoảng nên bước vào khủng hoảng mới năm 2020 với một tâm thế sẵn sàng đón nhận và vượt qua khủng hoảng mới.
Ông Aleksandr Mikhailov tin tưởng rằng, với những công nghệ mới mà Liên doanh áp dụng, với độ bền vững mà liên doanh đã tạo dựng và tích lũy qua nhiều năm tháng hợp tác, với gói các biện pháp chống khủng hoảng đã được qua thử thách và một phần những biện pháp ứng phó mới trong khủng hoảng lần này, cộng thêm sự hỗ trợ của chính phủ hai nước, Vietxopetro và Rusvietpetro tin tưởng sẽ vượt qua được những thách thức mới và giữ vững vai trò là lá cờ đầu của hợp tác kinh tế - thương mại Nga - Việt.
Các chuyên gia, các nhà khoa học đều nhận định rằng, một số cơ hội sẽ được tạo ra từ thách thức của bối cảnh quốc tế, sự sụt giảm giá dầu cũng như thách thức của đại dịch Covid-19. Việc đẩy mạnh thương mại và đầu tư sẽ bù đắp cho thiệt hại của hàng không và du lịch khi dịch Covid vẫn chưa chấm dứt.
Tin liên quan |
Thông tin chi tiết về 7 chiến sỹ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô được vinh danh |
TS. Võ Trí Thành, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam và Nga có thể tập trung vào những lĩnh vực mới như y tế, công nghệ cao, năng lượng mới, công nghệ số, công nghệ lưỡng dụng
“Liên bang Nga có thể tranh thủ việc Việt Nam đã xử lý thành công đại dịch Covid19 và nhanh chóng khôi phục các hoạt động kinh tế để tăng cường hợp tác. Đây là cơ hội để Việt Nam gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và Nga có thể giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc sau đại dịch” - GS.TS. Trần Thọ Đạt - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ.
Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin đã từng nhận định “Tình hữu nghị Nga – Việt đã vượt qua bao thử thách, qua những sự kiện lịch sử của thế kỷ XX và những chuyển biến nhanh chóng trên thế giới và trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên, có một điều không thay đổi trong quan hệ hai nước, đó là thái độ tôn trọng, sự chân thành và sự tương trợ lẫn nhau đã trở thành truyền thống. Đây chính là điểm tích cực để Liên bang Nga và Việt Nam có được sự hợp tác không vụ lợi giữa hai đối tác không bao giờ phản bội lẫn nhau”
Hi vọng trong thời gian tới, với những nỗ lực của Chính phủ, sự đồng tâm hiệp lực của giới khoa học, doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách hai nước, hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Nga sẽ có những thay đổi đột phá, tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện dựa trên nền tảng của tình hữu nghị 70 năm, đã được kiểm chứng qua những thăng trầm của lịch sử.
Tọa đàm. Ngoại giao Việt Nam trước những thách thức từ đại dịch Covid-19 TGVN. Tối 27/4, Bộ Ngoại giao khai mạc chuỗi Tọa đàm khoa học trực tuyến với chủ đề “Đại dịch Covid-19: Hệ lụy chính sách và ... |
Việt Nam, Liên bang Nga trao đổi điện mừng nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao TGVN. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Lãnh đạo Việt Nam đã ... |
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga TGVN. Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga V. Matvienko, Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga V.Volodin, Chủ tịch ... |