Báo chí, truyền thông đối ngoại: Chạm đến trái tim độc giả

Thu Trang
Theo nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh, báo chí, truyền thông đối ngoại là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới và những người làm báo chí, truyền thông đối ngoại cần không ngừng trau dồi tri thức và bản lĩnh để trở thành những nhịp cầu vững chắc gắn kết cây cầu đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN năm 2011 tại Indonesia. (Ảnh: Reuters)
Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội nghị Quan chức cấp cao (SOM) ASEAN năm 2011 tại Indonesia. (Nguồn: Reuters)

Trong không khí kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-2024), ông có thể chia sẻ với độc giả TG&VN suy nghĩ của mình về vai trò và nhiệm vụ của báo chí, truyền thông đối ngoại trong bối cảnh hiện nay?

Báo chí, truyền thông đối ngoại trước hết phải bảo đảm những giá trị của báo chí, truyền thông, bao gồm ba yếu tố chính: thông tin, tri thức và giá trị.

Cụ thể là, báo chí, truyền thông đối ngoại phải cung cấp cho người đọc bức tranh với thông tin chính xác, chân thực, đầy đủ và khách quan. Những đánh giá, bình luận về tình hình quốc tế của báo chí, truyền thông đối ngoại phải chứa đựng những hàm lượng tri thức bên trong. Bên cạnh đó, ngoài giá trị “chân - thiện - mỹ” về đạo đức nghề nghiệp, báo chí, truyền thông đối ngoại cần đứng trên lập trường lẽ phải, chính nghĩa, luật pháp quốc tế.

Nhìn từ góc độ đối ngoại, báo chí, truyền thông đối ngoại chính là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới. Trong đó bao gồm việc đánh giá tình hình thế giới; tuyên truyền về chủ trương, chính sách, đất nước và con người Việt Nam; đưa Việt Nam đến với bạn bè thế giới và đưa thế giới đến gần Việt Nam.

Trong bối cảnh vị thế quốc tế của Việt Nam đang đi lên và tình hình thế giới ngày càng phức tạp, báo chí, truyền thông đối ngoại cần bắt kịp những thay đổi của thế giới, cũng như vị thế mới, xung lực mới của đất nước. Qua đó, từ góc độ Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá thế giới; và ngược lại từ những hiểu biết về thế giới mang lại những giá trị, lợi ích cho Việt Nam.

Đơn cử trong lĩnh vực kinh tế, báo chí, truyền thông đối ngoại cần bắt kịp những chuyển dịch của mô hình phát triển kinh tế thế giới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đồng thời quan tâm đến các vấn đề đối ngoại liên quan đến lĩnh vực này như xu hướng, chính sách của các nước, cung cấp viện trợ… để cung cấp những thông tin giá trị cho Việt Nam tham khảo.

Hay khi viết bài liên quan đến cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, báo chí, truyền thông đối ngoại Việt Nam cần xác định rõ vừa đứng trên lợi ích, giá trị và nguyên tắc của Việt Nam, vừa đứng trên giá trị quốc tế chung (như là luật pháp quốc tế) để có những nhìn nhận, phân tích và đánh giá phù hợp.

Là một trong những nhà ngoại giao thân thiện với báo chí, luôn sẵn sàng trả lời các vấn đề đối ngoại của đất nước, ông nghĩ sao về sự sẵn sàng, cởi mở với báo chí của các nhà ngoại giao trong thời đại mới?

Cởi mở với báo chí không phải thích là cởi mở, mà người làm công tác đối ngoại cần thấy rõ trong công việc của mình có trách nhiệm làm truyền thông, báo chí. Đó là một phần công việc, một phần trách nhiệm của nhà ngoại giao.

Đây là điều bản thân tôi rút ra từ những tích lũy với “nghề đối ngoại” mà tôi đã làm trong nhiều năm qua. Trách nhiệm truyền thông, báo chí đó chính là chuyển tải những thông điệp về đối ngoại Việt Nam, đánh giá tình hình quốc tế dựa trên lợi ích và chủ trương, chính sách của Việt Nam.

Bản thân cái tên “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam” thể hiện rằng báo chí đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước nói chung, cùng các nhà ngoại giao nói riêng.

Không nên nhìn nhận phiến diện rằng báo chí phải tìm đến các nhà ngoại giao để lấy thông tin, mà cần xác định rõ, nếu báo chí không tìm đến thì các nhà ngoại giao phải tự liên hệ, tiếp cận báo chí để chuyển tải thông điệp về đối ngoại Việt Nam. Vì vậy, những nhà ngoại giao phải cảm ơn khi được báo chí, truyền thông tìm đến.

Tất nhiên, làm đối ngoại có nhiều câu chuyện nhạy cảm. Để có thể cởi mở, sẵn sàng chia sẻ với báo chí, ngoài việc coi đó là trách nhiệm, thì nhà ngoại giao còn cần trau dồi tri thức, kiến thức về thế giới, về chính chủ trương, chính sách đối ngoại của đất nước.

Đối ngoại như một câu chuyện “đa ngành” bao gồm cả chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục… Do đó, người làm đối ngoại không có cách nào khác ngoài việc không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức.

Có tri thức tốt, tầm nhìn đối ngoại tốt và ý thức trách nhiệm truyền thông đối ngoại, thì nhà ngoại giao ắt sẽ có bản lĩnh để sẵn sàng cởi mở, trao đổi với báo chí, kể cả ở những vấn đề “khó nhằn” hay nhạy cảm.

Báo chí, truyền thông đối ngoại: Chạm đến trái tim độc giả
Đại sứ Phạm Quang Vinh (giữa) tham gia Bàn tròn “ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta ” tại trường quay của Báo Thế giới & Việt Nam, ngày 19/4. (Ảnh: Anh Tuấn)

Từng trả lời phỏng vấn, ghi hình với các tờ báo, đài truyền hình, ông có kỷ niệm nào đáng nhớ với cánh nhà báo?

Có lẽ người làm đối ngoại nào cũng có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi với báo chí, cá nhân tôi cũng vậy. Gần bốn thập kỷ làm trong ngành ngoại giao, đến bây giờ vẫn tiếp tục đam mê làm đối ngoại và gặp gỡ báo chí, nên tôi có rất nhiều kỷ niệm với báo chí, truyền thông.

Một kỷ niệm với báo chí ùa về trong tôi lúc này là thời tôi làm Trưởng SOM ASEAN Việt Nam. Chúng ta đều biết các cuộc họp của ASEAN có tần suất liên tục, diễn ra trong nhiều ngày và có những buổi họp kéo dài cả ngày. Khi ấy, báo chí Việt Nam và báo chí nước ngoài đều ở ngoài phòng họp để chờ đợi thông tin về các câu chuyện lớn và “nóng” của khu vực như Mekong, Biển Đông, đoàn kết ASEAN, cạnh tranh giữa các nước lớn…

Cứ mỗi lần ra khỏi phòng họp dù mệt, muốn nghỉ ngơi, làm chén nước và hút điếu thuốc, nhưng tôi cũng phải “nhịn” để dành thời gian với các nhà báo. Hiểu rằng các nhà báo đã phải chờ đợi bên ngoài rất lâu, tôi luôn cố gắng trả lời ngay để họ có thông tin nóng hổi nhất. Những cuộc phỏng vấn bên lề hội nghị liên tục như thế đã thành thông lệ như những người bạn gặp gỡ nhau.

Hơn nữa, thông tin của đại diện ngoại giao họp trong cuộc họp tầm khu vực như vậy rất có ý nghĩa với báo chí Việt Nam vì vừa có tính chính thức của người trong cuộc, vừa có tiếng nói riêng của Việt Nam. Điều đó giúp nâng cao chất lượng của các cuộc phỏng vấn, đem lại cả ý nghĩa đối ngoại là chuyển tải những thông điệp về đối ngoại, còn đối với báo chí thì có được thông tin chính thức của người trong cuộc.

Một kỷ niệm đặc biệt khác là vào tháng 5/2014, tôi có cuộc trao đổi, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN của Mỹ liên quan đến vấn đề Biển Đông. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi sự kết nối trực tuyến giữa Đài truyền hình Việt Nam với CNN. Để vừa ghi hình cho CNN, vừa ghi hình để lưu lại nội dung cho tin hình phát trong nước, đội kỹ thuật đã bố trí hai màn hình.

Khi kết nối thử thì hai màn hình bắt hình tốt, nhưng đến khi cuộc phỏng vấn diễn ra thì một màn hình gặp trục trặc, nên nhà đài buộc phải tắt màn hình trước mặt tôi để giữ màn hình nối với bộ phận kỹ thuật ghi hình lại. Vì vậy, trong suốt cuộc phỏng vấn với cả chục câu hỏi, tôi đã đối thoại với một màn hình đen và chỉ nghe được tiếng phóng viên CNN mà thôi.

May mắn là cuộc phỏng vấn diễn ra trôi chảy, chúng tôi vừa hoàn thành bài trả lời phỏng vấn cho truyền thông quốc tế, vừa có được một bản tin để phát trên các báo đài Việt Nam. Nhờ sự đồng hành của các bạn phóng viên và bộ phận kỹ thuật VTV, tôi đã hoàn thành trách nhiệm truyền thông đối ngoại là trả lời phỏng vấn đài truyền hình nước ngoài để đại diện cho tiếng nói của Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông, đồng thời vẫn giữ được nội dung phỏng vấn để làm bản tin truyền thông đối nội.

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông có điều gì muốn gửi gắm đến những người trẻ đang theo đuổi báo chí đối ngoại?

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến chuyển, nếu các bạn trẻ “trót yêu” công việc làm báo đối ngoại thì nên học tập, trau dồi cả về nghề báo lẫn nghề đối ngoại. Khi có cả cái tâm, tri thức của nghề báo lẫn cái tâm, tri thức của nghề đối ngoại, thì các bạn sẽ trở thành những nhịp cầu vững chắc kết nối cây cầu Việt Nam với thế giới và thế giới với Việt Nam.

Bên cạnh đó, thời đại số, thời đại công nghệ thông tin và mạng xã hội đang tạo ra những cơ hội và thách thức rất lớn cho các nhà báo đối ngoại. Nói đây là cơ hội vì việc chuyển tải thông điệp, quảng bá hình ảnh Việt Nam, cũng như khai thác thông tin quốc tế ngày càng dễ dàng, nhanh chóng, đa phương tiện hơn. Nói đây là thách thức bởi thời đại này cũng tạo ra sức ép rất lớn khi tồn tại nhiều ý kiến trái chiều trên không gian số, mạng xã hội.

Tôi tin rằng, nếu các bạn trẻ có đủ tri thức, bản lĩnh để đương đầu, đứng vững và vượt qua các thách thức thì giá trị của các nhà báo đối ngoại sẽ rất lớn trong lòng độc giả Việt Nam.

Tăng cường truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại

Tăng cường truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại

Cùng với việc đổi mới tư duy, nội dung, phương thức, việc truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn ...

Gỡ 'nút thắt' kinh tế báo chí truyền thông

Gỡ 'nút thắt' kinh tế báo chí truyền thông

Trong lĩnh vực báo chí, kinh tế góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Nếu ...

Lần đầu tiên tổ chức giải báo chí tôn vinh người làm báo trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo

Lần đầu tiên tổ chức giải báo chí tôn vinh người làm báo trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo

Giải báo chí được tổ chức nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân, đội ngũ những ...

Báo chí, sự cạnh tranh của trí tuệ nhân tạo (AI) và câu chuyện 'giữ chân' độc giả

Báo chí, sự cạnh tranh của trí tuệ nhân tạo (AI) và câu chuyện 'giữ chân' độc giả

Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển cùng với mạng xã hội đã và đang tạo ra một không gian phát triển mới, buộc báo ...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Báo chí cần 'chuyển mình' trong thời đại số

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Báo chí cần 'chuyển mình' trong thời đại số

Để tiếp tục thành công trong thời đại số và truyền thông xã hội, báo chí cần thực hiện một loạt các đổi mới và ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 11/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Doanh nhân trẻ người Mỹ kiếm bộn tiền nhờ chuyên làm clip pha trà Trung Quốc

Doanh nhân trẻ người Mỹ kiếm bộn tiền nhờ chuyên làm clip pha trà Trung Quốc

Một doanh nhân trẻ người Mỹ đã vận dụng các công cụ truyền thông mạng xã hội để kinh doanh và góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa ...
Kết quả xổ số hôm nay, 17/11: XSMN 17/11/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

Kết quả xổ số hôm nay, 17/11: XSMN 17/11/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

XSMN 17/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 17/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 17/11, được các công ty Xổ số Tiền Giang, Kiên Giang và ...
HLV Pep Guardiola sắp thông báo gia hạn hợp đồng với Man City

HLV Pep Guardiola sắp thông báo gia hạn hợp đồng với Man City

Pep Guardiola được loan tin đã đạt thỏa thuận về hợp đồng mới với Man City, gia hạn tròn 10 năm gắn bón với sân Etihad.
Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về thông tin binh sĩ Triều Tiên tham gia chiến đấu ...
Định vị Việt Nam, kiến tạo kỷ nguyên vươn mình

Định vị Việt Nam, kiến tạo kỷ nguyên vươn mình

Hội thảo khoa học quốc gia đầu tiên về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn lao động Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội về giao lưu tại ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 14/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ.
Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức Hội thảo về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa ...
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động