Nhỏ Bình thường Lớn

Báo động về nguy cơ thiếu giáo viên

Nguy cơ thiếu giáo viên đã được nhiều chuyên gia cảnh báo trong nhiều năm qua, nhưng dường như công tác dự báo và dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chưa thật đầy đủ.

Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, tại thời điểm đầu năm học 2021-2022, số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 813.200 người.

Năm học 2015-2016, cả nước có 861.300 giáo viên trực tiếp đứng lớp. Như vậy, sau 6 năm trước, cả nước giảm hơn 48.000 giáo viên phổ thông trực tiếp đứng lớp.

Báo động về nguy cơ thiếu giáo viên
Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026. (Nguồn: TTXVN)

Nghịch lý số lượng giáo viên giảm xuống thì số học sinh phổ thông lại không ngừng tăng lên. Theo niên giám thống kê, đến năm 2021 cả nước có 17.921.100 học sinh.

Trong khi đó, con số này cách đây 6 năm trước (2015) là 15.358.800 học sinh. Số học sinh tăng ở cả ba bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026.

Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn cho rằng một trong những nguyên nhân của thiếu giáo viên là do “Bộ GD&ĐT chuyển biến chậm”.

Phó Thủ tướng nói: “Chúng ta phải có ứng dụng công nghệ để có một hệ thống nắm thật chắc nguồn lực của ngành về giáo viên, cơ sở vật chất gắn với thông tin dân số ở từng địa bàn để toàn ngành và từng địa phương chủ động.

Khi Bình Dương nói thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có đề nghị tỉnh báo cáo. Nhưng thực ra những số liệu đó, nếu được cập nhật tốt và có bộ phận phân tích thông tin hàng ngày thì Bộ GD&ĐT đã có thể chủ động nắm được từ trước rồi và không cần tỉnh báo cáo”.

Phó Thủ tướng cho hay, cần làm sao để cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT phải có đủ thông tin về từng địa bàn có bao nhiêu lớp, trường, học sinh; nắm sát, biết chỗ nào thừa-thiếu mới có thể định hướng quy hoạch.

Đoàn giáo viên kiều bào giao lưu với thầy trò Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hà Nội

Đoàn giáo viên kiều bào giao lưu với thầy trò Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hà Nội

Ngày 24/8, đoàn giáo viên kiều bào tham dự Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt đã có chuyến thăm và giao lưu với thầy ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Xây dựng văn hóa học đường không chỉ phó thác trách nhiệm cho nhà trường, giáo viên

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Xây dựng văn hóa học đường không chỉ phó thác trách nhiệm cho nhà trường, giáo viên

Để xây dựng văn hóa học đường, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng không chỉ phó thác trách nhiệm của nhà trường, các ...

Lớp học chắp cánh cho tiếng Việt

Lớp học chắp cánh cho tiếng Việt

Sau hai năm tạm hoãn vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt ...

Hà Nội dự kiến đầu tư 21 nghìn tỷ đồng cho giáo dục

Hà Nội dự kiến đầu tư 21 nghìn tỷ đồng cho giáo dục

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, tổng mức đầu tư trong giai đoạn trung hạn sắp tới cho giáo ...

Cần thông cảm với khó khăn của ngành giáo dục

Cần thông cảm với khó khăn của ngành giáo dục

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần thông cảm với khó khăn của ngành giáo dục bởi Bộ trưởng GD&ĐT không có thẩm ...

(theo Vietnamnet)