Bao giờ thế giới không vũ khí hạt nhân?

Tại lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6 và 9/8/1945, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hối thúc tất cả các nước cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân (VKHN). Ông bày tỏ lo ngại cuộc chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu 73 năm sau thảm kịch tại Hiroshima và Nagasaki.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao gio the gioi khong vu khi hat nhan Hiroshima tưởng niệm 73 năm ngày "Little Boy" rơi xuống
bao gio the gioi khong vu khi hat nhan ASEAN cam kết chống phổ biến vũ khí hạt nhân

Tròn 73 năm sau ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định: Nhật Bản, với tư cách là nước duy nhất từng chịu thảm họa bom nguyên tử, sẽ tiên phong hướng tới tạo lập một thế giới không VKHN.

Tấn thảm kịch từ VKHN

Theo Wiki, ngày 6/8/1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên Little Boy (Cậu bé) xuống thành phố Hiroshima, làm khoảng 140.000 người thiệt mạng. Sau đó 3 ngày, Mỹ tiếp tục thả quả bom thứ hai “Fat Man” (Gã mập) xuống Nagasaki, làm chết  74.000 người.

Vai trò của vụ ném bom nguyên tử đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho sự kiện này vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, dư luận Nhật cho rằng hành động này không cần thiết, chống lại dân thường và vô đạo đức.

bao gio the gioi khong vu khi hat nhan
Khoảng 140.000 người đã thiệt mạng trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945.

Tại lễ tưởng niệm, ông Kazumi Matsui, Thị trưởng Hiroshima, một trong hai thành phố bị ném bom nguyên tử, cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thiết lập hiệp ước quốc tế cấm VKHN toàn diện và coi đây là cột mốc hướng tới mục tiêu xóa bỏ loại vũ khí nguy hiểm này. Ông nhấn mạnh: “Nếu nhân loại quên đi lịch sử hoặc ngừng đấu tranh chống VKHN, chúng ta có thể tạo ra một sai lầm khủng khiếp”.

Ông Matsui cũng cảnh báo một số nước đang ngang nhiên hiện đại hóa kho VKHN, tái châm ngòi cho căng thẳng vốn đã được xoa dịu khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”. Thế giới hiện có hơn 14.000 VKHN.

Từ tham vọng tăng gấp 10 lần kho VKHN

Trong cuộc họp với đội ngũ an ninh quốc gia bàn về “những lựa chọn phản ứng trước mọi biểu hiện gây hấn từ Triều Tiên, nếu cần thiết, ngăn chặn Triều Tiên đe dọa Mỹ và đồng minh bằng VKHN” hồi tháng 7/2017, Tổng thống Trump từng nói ông muốn tăng kho VKHN lên gấp 10 lần, sau khi ông được giới thiệu một biểu đồ đi xuống của kho VKHN Mỹ kể từ cuối thập niên 1960.

Đáp lại, các quan chức đã giải thích về những trở ngại pháp lý và thực tiễn khi phát triển VKHN cũng như việc năng lực quân sự của Mỹ hiện tại mạnh mẽ ra sao. Theo Hiệp hội các Nhà khoa học Mỹ, Washington hiện có khoảng 4.000 đầu đạn hạt nhân. Bất kỳ sự gia tăng nào trong kho VKHN Mỹ cũng vi phạm các hiệp ước quốc tế về giải trừ quân bị được tất cả các đời tổng thống Mỹ ký từ những năm 1980 tới nay.

Thêm nữa, hồi đầu năm, bản thảo Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân (NPR) do Bộ Quốc phòng Mỹ soạn thảo bị rò rỉ, cũng hé lộ Mỹ có ý định mở rộng và hiện đại hóa kho VKHN.

Theo SCMP, một trong những loại VKHN được đề xuất là “đầu đạn hạt nhân đương lượng nhỏ” để trang bị cho tên lửa đạn đạo Trident phóng từ tàu ngầm. Dù được xếp vào nhóm vũ khí có sức công phá nhỏ, song mỗi đầu đạn này vẫn có uy lực mạnh hơn 2 quả bom ném xuống Nhật Bản.

Sự xuất hiện của VKHN cỡ nhỏ được cho là để đáp ứng “sự suy thoái của môi trường chiến lược”. Bộ Quốc phòng lập luận rằng nhiều nước đang sở hữu kho VKHN không thuộc quyền kiểm soát của các hiệp ước, đòi hỏi Mỹ phải phát triển khí tài tương tự để đáp trả khi cần thiết.

Lầu Năm Góc cũng đề xuất phát triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm (SLCM) thế hệ mới. Chính quyền cựu Tổng thống B. Obama từng xem xét giải pháp loại SLCM trong báo cáo hạt nhân năm 2010, nhưng quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng vũ khí này vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ không nên tìm cách chế tạo VKHN mới. Cựu quan chức hạt nhân trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Jon Wolfsthal nhận định, chính quyền Tổng thống Trump đang đưa ra thông điệp mạnh mẽ rằng Mỹ sẽ sử dụng VKHN nếu cần thiết, nhưng không cần thiết bổ sung những VKHN thế hệ mới.

Bộ Quốc phòng không phủ nhận, chỉ nói NPR chưa hoàn thiện, phải được Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng phê duyệt.

Những loại tên lửa và đầu đạn hạt nhân mới sẽ làm tăng chi phí hiện đại hóa kho VKHN Mỹ. Năm ngoái, Quốc hội ước tính Mỹ sẽ phải chi 1.200 tỷ USD trong 30 năm tới để chế tạo và bảo quản VKHN thế hệ mới.

Ngay từ đầu năm, Tổng thống Trump đã kêu gọi tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2019 lên 686,1 tỷ USD, nếu tính cả các chi phí khác, con số này sẽ chạm mốc 716 tỷ USD. Theo tuyên bố của Tổng thống, đó là mức ngân sách quốc phòng cần thiết để Mỹ duy trì ưu thế trước các đối thủ, trong đó có Nga và Trung Quốc.

Ngày 13/8, Tổng thống Trump đã ký phê chuẩn ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm tài chính tới là 716 tỷ USD. 

bao gio the gioi khong vu khi hat nhan

Đến chạy đua vũ trang “ngầm” Nga-Mỹ

Nhiều chuyên gia nhận định, Nga và phương Tây lâu nay vẫn ngấm ngầm chạy đua vũ trang và chính tham vọng mở rộng kho VKHN của Mỹ đã khiến Nga ra Thông điệp liên bang “cứng rắn”.

Trong Thông điệp liên bang ngày 1/3/2018, Tổng thống Nga V. Putin đã tiết lộ kho vũ khí bất khả chiến bại, có thể vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng phòng thủ của Mỹ và NATO, trong đó có những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Những tiết lộ này làm dấy lên không ít lo ngại từ phía Mỹ và các đồng minh phương Tây. Song trên thực tế, bản thân Nga cũng nhiều lần chỉ trích hệ thống tên lửa của Mỹ triển khai tại các nước đồng minh châu Âu gần biên giới với Nga.

Tổng thống Putin cũng cho biết Nga chế tạo các hệ thống phòng thủ mới để đối phó với động thái triển khai lực lượng của Mỹ. Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng Washington chỉ bắt đầu “lắng nghe” sau khi biết được Moscow chế tạo các hệ thống vũ khí mới. Thậm chí, Tổng thống Putin còn nói rằng cuộc chạy đua vũ trang mới đã bắt đầu từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM).

Bản Thông điệp liên bang của Nga đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông thế giới. Những tiết lộ của ông Putin về kho vũ khí đã khiến truyền thông phương Tây bị “kích động”. Một số hãng tin cho rằng, Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga không khác gì tuyên bố một cuộc “chiến tranh lạnh mới”.

Báo Aftenposten của Na Uy có bài viết “Putin đã giới thiệu vũ khí tận thế mới”. Tờ Sun của Anh chạy tiêu đề “Ngón tay đặt trên nút bấm”. Washington Post thì nhìn nhận Thông điệp của Tổng thống Nga chính là thông điệp gửi tới Washington, bởi vì Tổng thống Mỹ Trump trước đó không lâu đã công bố các kế hoạch phát triển kho VKHN mới của mình.

Tờ Financial Times cũng viết rằng, Mỹ đã công bố chiến lược hạt nhân mới hồi đầu tháng 2, kéo theo đó là phản ứng mạnh mẽ của Nga. Bởi vậy, Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga không hề gây bất ngờ.

Chuyên gia về chính sách ngoại giao và chính trị Gevorg Mirzayan tại Đại học Tài chính Nga cho rằng, dư luận Mỹ đã không hiểu thông điệp thực sự của Tổng thống Putin. Chia sẻ với Sputnik, ông Mirzayan nhận định: “Những học thuyết Nước Mỹ Mới về an toàn hạt nhân và an ninh quốc gia đã được thông qua từ vài tháng trước. Trong những học thuyết này Mỹ thậm chí còn không che giấu ý đồ ép buộc các đối tác có ưu thế về địa chính trị phải làm những gì Mỹ cần thông qua việc sử dụng sức mạnh cứng rắn”.

Theo chuyên gia Gevorg Mirzayan, Tổng thống Putin khẳng định rõ ràng việc dùng sức ép quân sự với Nga là không thể chấp nhận được. Và sự đáp trả của ông Putin không chỉ bằng lời nói mà còn là việc hé lộ những vũ khí mới của Nga. Tuy nhiên, ông Mirzayan cho rằng báo chí phương Tây đã bỏ qua mất thông điệp quan trọng nhất của Tổng thống Putin khi tiết lộ các vũ khí mới. Ông Mirzayan nói: “Tổng thống Putin đã đặc biệt nhấn mạnh chính sách của Nga không bao giờ dựa trên những tham vọng. Chính sách của Nga không những bảo vệ các lợi ích của mình mà còn tôn trọng lợi ích của các nước khác”.

Đối đầu Nga-Mỹ có lẽ mãi là như vậy. Vấn đề là, liên quan tới tham vọng mở rộng kho VKHN của Mỹ, giới chuyên gia cảnh báo nếu trở thành hiện thực, không chỉ với Nga, động thái này có thể làm bùng phát một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu mới. Và như thế, bao giờ mới có “một thế giới không VKHN”?

Mỹ giải mật hàng trăm video thử bom hạt nhân tuyệt mật Theo Sputnik, hơn 250 cuộn phim ghi lại hoạt động thử bom hạt nhân bí mật trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh tiếp tục được Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) giải mật hồi đầu tháng 7/2018, sau 65 năm được cất giữ trong những kho lưu trữ an ninh nghiêm ngặt. Hai phần đầu của những thước phim này được LLNL công bố vào cuối tháng 3 và giữa tháng 12/2017.

Từ năm 1945 đến 1962, Mỹ đã cho nổ hơn 210 quả bom hạt nhân và sử dụng camera ghi lại từng vụ nổ thử nghiệm với tốc độ 2.400 khung hình/giây. Trong nhiều thập kỷ qua, đã có khoảng 10.000 thước phim dạng này được cất giữ. Hiện khoảng 4.200 thước phim đã được scan lại, 400-500 thước phim được phân tích và khoảng 750 thước phim được giải mật hoàn toàn.

ABC News dẫn lời nhà vật lý vũ khí của LLNL Greg Spriggs cho rằng, những thước phim này sẽ có vai trò ngăn chặn việc phổ biến VKHN trong thời gian tới. Ông Spriggs nhấn mạnh: "Tôi tin rằng nếu chúng ta hiểu được lịch sử, hiểu được mức độ tàn phá của những vũ khí này thì mọi người sẽ không muốn sử dụng chúng".

Hoàng Minh 

bao gio the gioi khong vu khi hat nhan Đức hối thúc Triều Tiên có hành động phi hạt nhân hóa cụ thể

Ngày 26/7, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hối thúc Triều Tiên có các bước đi “cụ thể” hướng tới phi hạt nhân hóa, đồng thời ...

bao gio the gioi khong vu khi hat nhan ​Mỹ không làm chệch hướng mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên

Mỹ sẽ không từ bỏ hoặc làm chệch hướng mục tiêu trong các cuộc đàm phán về chương trình nhằm giải giáp vũ khí hạt ...

bao gio the gioi khong vu khi hat nhan Phi hạt nhân hóa Triều Tiên: Tương lai bất định

Sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều tại Singapore ngày 12/6, diễn biến gần đây cho thấy tiến ...

Đọc thêm

Vượt bão Yagi, du lịch Quảng Ninh 'cán đích', ghi nhận kỷ lục mới về khách quốc tế

Vượt bão Yagi, du lịch Quảng Ninh 'cán đích', ghi nhận kỷ lục mới về khách quốc tế

Dù bị ảnh hưởng mạnh từ siêu bão Yagi nhưng du lịch Quảng Ninh vẫn nỗ lực về đích mục tiêu năm 2024, với 19 triệu lượt khách.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 30/12/2024: Sư Tử có cơ hội tỏa sáng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 30/12/2024: Sư Tử có cơ hội tỏa sáng

Tử vi hôm nay 30/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Đức: Từ kỳ tích kinh tế đến bài học đau thương, chỉ vì 'quay lưng' với Nga?

Đức: Từ kỳ tích kinh tế đến bài học đau thương, chỉ vì 'quay lưng' với Nga?

Nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp Đức, từ ô tô, hóa chất đến luyện kim, phụ thuộc nặng nề vào năng lượng giá rẻ từ Nga.
Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trước thềm Năm mới 2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về bức tranh ấn tượng của Ngoại giao Việt Nam trong ...
Bức tranh văn hóa nhiều điểm sáng

Bức tranh văn hóa nhiều điểm sáng

Nhìn lại các hoạt động văn hoá năm 2024 để thấy bước chuyển biến, tiến bộ trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng lớn

Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng lớn

Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng ...
Tình hình Syria: Chính quyền lâm thời tái tổ chức cơ quan an ninh, lãnh đạo Ai Cập-Pháp điện đàm

Tình hình Syria: Chính quyền lâm thời tái tổ chức cơ quan an ninh, lãnh đạo Ai Cập-Pháp điện đàm

Các cơ quan an ninh Syria sẽ được tái tổ chức sau khi giải thể tất cả các cơ quan tình báo.
Hàn Quốc: Tai nạn máy bay, số người thiệt mạng sẽ tăng mạnh, xác định nguyên nhân sơ bộ

Hàn Quốc: Tai nạn máy bay, số người thiệt mạng sẽ tăng mạnh, xác định nguyên nhân sơ bộ

Ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay tại sân bay Muan ở phía Tây Nam Hàn Quốc và con số thiệt mạng dự kiến tăng mạnh.
Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên đưa ra tuyên bố chiến lược đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga đáp trả gói trừng phạt mới của EU bằng cách mở rộng đáng kể danh sách các quan chức và nước thành viên của khối bị cấm nhập cảnh vào Nga.
Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành điều tra 'khách quan và minh bạch' vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động