TIN LIÊN QUAN | |
Tình hình người Việt trong vụ tấn công ở Munich | |
Phó Thủ tướng yêu cầu ĐSQ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ |
Khối lượng công việc ngày càng đồ sộ
Trung bình mỗi năm, có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và đến nay có khoảng 230.000 người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và ra nước ngoài sinh sống. Bên cạnh đó, hiện có khoảng 200.000 sinh viên đang học tập tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, có khoảng 2,5 triệu ngư dân và người làm các dịch vụ hậu cần tại Biển Đông, cùng hơn 170.000 tàu cá tham gia đánh cá trên biển.
Với số lượng vài trăm ngàn công dân Việt Nam có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, thường xuyên có những trường hợp gặp khó khăn, hoạn nạn, vi phạm pháp luật hoặc gặp phải cách hành xử không phù hợp của lực lượng chức năng nước sở tại. Do đó, các cơ quan liên quan đến công tác bảo hộ công dân phải liên tục ứng trực 24/7 để sẵn sàng ứng phó với các tình huống liên quan đến công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Lý Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Lãnh sự. |
Không chỉ vậy, các tình huống bảo hộ còn xuất phát từ biến động chính trị, nội chiến (như Libya và Ukraina năm 2014). Nạn khủng bố cũng diễn biến ở khắp nơi và thường xuyên như tại Bangkok (Thái Lan), hay liên tiếp xảy ra tại Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Thụy Sỹ… trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016. Hơn nữa, những tình huống bất khả kháng như thiên tai, động đất (như tại Nepal năm 2015 hay miền Nam Nhật Bản tháng 4/2016)… luôn có thể xảy ra, ở bất cứ nơi nào. Trong bối cảnh đó, các biện pháp bảo hộ công dân phải luôn sẵn sàng, nhanh chóng và đảm bảo đạt hiệu quả cao.
Hiện nay tại Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục có nhiều hành động vi phạm chủ quyền và gây khó dễ cho ngư dân cũng như lực lượng chấp pháp của Việt Nam tại đây. Mặt khác, các quốc gia và lãnh thổ quanh Biển Đông cũng ngày càng thực thi chính sách nghiêm khắc xử lý ngư dân nước ngoài vi phạm… Điều đó đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với công tác bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam tại khu vực này.
Liên tục và thầm lặng
Đây chính là những tính từ chính xác nhất để miêu tả về công việc của những cán bộ ngoại giao phụ trách công tác bảo hộ công dân. Bởi công việc này thường xuyên và liên tục nên theo thời gian và những kết quả mà họ đạt được trong công tác bảo hộ công dân là không nhỏ.
Chẳng hạn, trong thời gian qua, riêng công tác bảo hộ ngư dân, tàu cá đã được thực hiện với 726 lượt tàu, với tổng số 5.752 lượt ngư dân. Để hoàn thành nhiệm vụ, các cán bộ phải miệt mài đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và dư luận với phía Trung Quốc, bảo vệ ngư dân Việt Nam đánh bắt tại ngư trường truyền thống ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, tiếp tục khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Ngày 2/2/2015, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Lễ khai trương Tổng đài Bảo hộ công dân. |
Với phía Trung Quốc, từ 12/2013 đến 6/2016, các cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến hành bảo hộ, giúp đỡ 167 tàu/ 1.359 ngư dân, đã trao hàng chục công hàm, hàng chục lần triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc đến để phản đối và nhiều lần Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng. Đặc biệt, trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (từ ngày 1/5-16/7/2014), Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ, cơ quan ngoài Bộ, đấu tranh, bảo vệ 17 vụ/19 tàu/202 ngư dân, chiếm gần 50% vụ việc trong năm 2014. Tuy nhiên, công tác bảo hộ ngư dân, tàu thuyền sẽ còn lâu dài do liên quan đến công cuộc đấu tranh về chủ quyền lãnh thổ, việc tuân thủ, chấp hành quy định pháp luật của ngư dân, không xâm phạm vùng biển các quốc gia, lãnh thổ xung quanh, đánh bắt cá trái phép.
Trên khắp thế giới, Cục Lãnh sự đã bảo hộ và phối hợp bảo hộ 25.666 công dân Việt Nam trong thời gian qua, trong các tình huống bất ngờ, khẩn trương, xảy ra trên cả 5 châu lục. Bên cạnh đó, Quỹ bảo hộ công dân đã phối hợp, cấp kinh phí cho 79 cơ quan đại diện, hỗ trợ cho 4.000 công dân và 2.000 ngư dân về nước. Đáng chú ý, Tổng đài Bảo hộ công dân, được đưa vào sử dụng từ tháng 2/2015, đến nay đã tiếp nhận, xử lý 9.218 cuộc gọi, hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài, ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy của người dân.
Đạt được những kết quả như trên, Cục Lãnh sự luôn nhận được sự quan tâm thường xuyên của Lãnh đạo các cấp, trực tiếp từ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và của các Lãnh đạo Bộ khác. Đơn cử như việc thực hiện các biện pháp bảo hộ thành công đối với công dân Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết bị oan sai ở Malaysia trong mấy năm qua, kể cả lần đầu tiên cử đoàn tham dự phiên tòa xử ở nước sở tại để chứng minh chị Tuyết bị oan sai là minh chứng về trách nhiệm cao đối với công dân của các vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Những ngày này, cả nước đang nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và toàn thể cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao đang phấn khởi hướng tới Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 và Hội nghị ngoại vụ lần thứ 18 diễn ra tại Hà Nội. Trong không khí đó, mỗi cán bộ, công chức Cục Lãnh sự, với kinh nghiệm công tác dày dặn, đã và đang quyết tâm để công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đạt được những kết quả xuất sắc.
Không có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng các vụ nổ bom ở Thái Lan Ngay sau khi xảy ra những vụ đánh bom liên tiếp tại miền Nam Thái Lan, sáng 13/8, công ty Du lịch Vietravel đã cập ... |
Yêu cầu các nước đối xử nhân đạo với ngư dân tại Biển Đông Tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 4/8, các phóng viên đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam ... |
ĐSQ Việt Nam tại Đức thiết lập 4 đường dây nóng Trong trường hợp khẩn cấp hoặc có thông tin về người Việt là nạn nhân của vụ tấn công tại Munich, đề nghị bà con ... |