Bạo loạn ở Mỹ khiến châu Âu 'sốc nặng'

Hoài Minh
TGVN. Vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đêm 6/1 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận châu Âu – cái nôi của nền dân chủ trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ trái qua phải: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: AP)
Từ trái qua phải: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: AP)

Đức lên án mạnh mẽ

Phát biểu trên truyền thông sáng 7/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ sự tức giận và rất buồn về vụ việc trên. Bà bày tỏ lấy làm tiếc khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không thừa nhận thất bại kể từ tháng 11/2020.

Bà đổ lỗi cho ông Trump về tình trạng bất ổn dù là gián tiếp. Đã có những nghi ngờ về kết quả bầu cử và điều này đã tạo bầu không khí căng thẳng dẫn đến vụ bạo động tại Đồi Capitol.

Về phần mình, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có phát biểu lên án mạnh mẽ vụ bạo động tại tòa Quốc hội Mỹ. Ông Frank-Walter Steinmeier nói rằng vụ bạo động là “một cơn bão đánh vào trung tâm của nền dân chủ”.

Ông Frank-Walter Steinmeier cáo buộc rằng “đám đông có vũ trang, được kích động bởi một tổng thống đương nhiệm” và đó là lỗi trực tiếp của ông Trump. Tổng thống Steinmeier chỉ ra điểm tương đồng giữa “cơn bão” ở Đồi Capitol giống với các sự cố tại tòa Quốc hội Đức ở Berlin hồi tháng 8/2020.

Ông Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh: “Hận thù và kích động gây nguy hiểm cho nền dân chủ, dối trá gây nguy hiểm cho nền dân chủ, bạo lực gây nguy hiểm cho nền dân chủ”.

Trong lá thư gửi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Đức Wolfgang Schäuble đã lên tiếng cáo buộc Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm về cuộc bạo loạn. Ông Wolfgang Schäuble viết: “Một đám đông bạo lực đã được khuấy động bởi một tổng thống. Ông Trump đã coi thường quy tắc dân chủ cơ bản là thừa nhận thất bại bầu cử rõ ràng của mình”.

Đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) cũng lên án vụ bạo loạn là một “cuộc tấn công bạo lực nhằm vào các thể chế dân chủ cao nhất ở Mỹ”. Trong một tuyên bố chung, người phát ngôn AfD Jörg Meuthen và Tino Chrupalla, các chủ tịch nhóm nghị viện Alexander Gauland và Alice Weidel đã lên án các cuộc bạo động, nhấn mạnh “bạo lực có thể và không bao giờ được coi là phương tiện gây ra xung đột chính trị trong một nền dân chủ tự do". AfD bác bỏ việc đánh đồng cuộc nổi dậy ở Washington với cuộc biểu tình quá khích bên ngoài tòa Quốc hội Đức hồi tháng 8/2020.

Bình luận về cuộc bạo loạn, Thị trưởng Berlin Michael Müller nói rằng “những bức ảnh từ Washington đêm qua thật đáng sợ", "mỗi cuộc tấn công trên toàn thế giới là một cuộc tấn công vào nền dân chủ”. Ông hy vọng tổng thống Mỹ đắc cử sẽ sớm chấm dứt được những chia rẽ chính trị.

Liên quan đến vụ bạo động tại tòa Quốc hội Mỹ, tất cả các trang báo của Đức ngày 7/1 đưa tin đậm nét cùng những phân tích, bình luận về vụ bạo động.

Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tập trung bên ngoài Điện Capitol vào ngày 6/1. (Nguồn: Getty Images)
Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tập trung bên ngoài Điện Capitol vào ngày 6/1. (Nguồn: Getty Images)

"Cú sốc" ở châu Âu

Mỹ đã là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ khi nói đến nền dân chủ và sự thay đổi quyền lực có trật tự. Nhưng ông Trump đã cho phần còn lại của thế giới thấy rằng hệ thống của Mỹ cũng rất mong manh.

Việc những người ủng hộ Trump tấn công Đồi Capitol ở Washington đã gây ra "cú sốc" ở châu Âu. Giới chính trị gia châu Âu đều lên án những hình ảnh gây sốc và nói về mối đe dọa đối với nền dân chủ Mỹ. Họ hy vọng những năm đầy biến động và tranh cãi trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump sẽ kết thúc một cách hòa bình khi có sự chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.

Trên Twitter, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có phản ứng nhanh chóng và bất ngờ: “Những cảnh gây sốc ở Washington D.C. Kết quả của cuộc bầu cử dân chủ này phải được tôn trọng”.

Đây là một tuyên bố rất rõ ràng đối với thành viên lớn nhất của NATO. Trong suốt 4 năm nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, NATO đã không ít lần đối mặt với lời đe dọa rằng Mỹ có thể rút khỏi liên minh quân sự này.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói: “Quốc hội Mỹ là ngôi đền của nền dân chủ. Những cảnh tượng ở Washington là một cú sốc”.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson, đồng minh thân cận của Tổng thống Trump, cũng lên án vụ bạo loạn bên trong tòa Quốc hội Mỹ. Ông nhấn mạnh nước Mỹ tượng trưng cho nền dân chủ trên toàn thế giới và thế giới đang trông chờ một cuộc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và có trật tự.

Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn thể hiện niềm tin vào nền dân chủ Mỹ sau sự kiện Đồi Capitol. "Những gì xảy ra hôm nay ở Washington DC không phải là nước Mỹ," ông Macron nói trong một video được đăng trên Twitter bên cạnh dòng chữ "Chúng tôi tin vào nền dân chủ".

Nhiều nhà lãnh đạo của các nước châu Âu khác cũng thể hiện lập trường rõ ràng rằng Tổng thống Trump và nhiều thành viên Quốc hội Mỹ phải chịu trách nhiệm đáng kể cho những gì vừa xảy ra. Mọi người đều bày tỏ “bị sốc trước cảnh tưởng ở Washington” và nhấn mạnh đây là một cuộc tấn công “không thể chấp nhận được đối với nền dân chủ” và “bạo lực không phải là một giải pháp”.

Ngoại trưởng Ireland nói: “Đây là một cuộc tấn công có ý thức của một tổng thống đương nhiệm vào nền dân chủ và những người ủng hộ ông muốn đảo ngược kết quả một cuộc bầu cử công bằng và tự do”.

Ông Joe Biden sẽ ‘xuôi chèo mát mái’ khi đảng Dân chủ kiểm soát nốt Thượng viện?

Ông Joe Biden sẽ ‘xuôi chèo mát mái’ khi đảng Dân chủ kiểm soát nốt Thượng viện?

TGVN. Việc đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ sẽ giúp ông Joe Biden thúc đẩy hiệu quả hơn các chương ...

4 di sản nổi bật của Tổng thống Mỹ Donald Trump

4 di sản nổi bật của Tổng thống Mỹ Donald Trump

TGVN. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể giành chiến thắng trước đối thủ Joe Biden nhưng điều đó không có nghĩa là ...

Những cuộc bầu cử then chốt ở châu Âu trong năm 2021

Những cuộc bầu cử then chốt ở châu Âu trong năm 2021

TGVN. Năm 2021, cử tri nhiều nước châu Âu sẽ đi bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử mà kết quả của chúng có khả ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam-Lào thường xuyên trao đổi cấp cao nhưng mỗi lần gặp là một lần đặc biệt đều vì mục tiêu làm sâu sắc hơn quan ...
Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu quốc gia Việt Nam Kiều Duy choáng ngợp khi tham quan siêu du thuyền gần một tỷ USD mới cập cảng quốc tế Cái Mép, Bà Rịa - ...
Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Hai người đàn ông tìm thấy 'kho báu' với khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ trên một cánh đồng.
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho ...
Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Kỳ thi vào lớp 10 sẽ gồm Toán, Văn và môn thứ ba do địa phương lựa chọn nhưng phải thay đổi sau mỗi 3 năm và được công bố ...
Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc Park Jong-jun ngày 10/1 đã từ chức với cáo buộc ngăn chặn việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động