Nhỏ Bình thường Lớn

Bạo lực học đường: Một phần do tác động của phim ảnh, mạng xã hội không lành mạnh

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, trong đó, một phần do tác động của phim ảnh, mạng xã hội không lành mạnh.
d
Ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, mức độ bạo lực học đường hiện nay rất đáng lo ngại.

Sáng 30/10, bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh chia sẻ ý kiến về tình trạng bạo lực học đường. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội nhận định, từ trước đến nay, tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra nhưng gần đây, một số vụ việc mức độ bạo lực và cách hành xử rất đáng lo ngại.

“Không chỉ động chân động tay, các em còn xúc phạm nhân phẩm của nhau. Nhiều học sinh chưa có thái độ rõ ràng, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại”.

Theo ông, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, một phần do tác động của phim ảnh, mạng xã hội không lành mạnh.

Ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, để giải quyết vấn nạn này cần phải xây dựng văn hóa học đường. Ngoài thời gian ở nhà, nhận sự giáo dục của gia đình, phần lớn trẻ nhận sự giáo dục của nhà trường, nên việc hình thành văn hóa học đường là giải pháp quan trọng

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cũng nhận định, việc này cần làm lâu dài chứ không thể “một sớm một chiều” có thể nhìn thấy kết quả ngay.

Ông nói: “Hoàn cảnh gia đình mỗi trẻ khác nhau nên rất cần giáo dục gia đình. Trong xã hội hiện đại, giáo dục trong gia đình chưa đủ thì vai trò của giáo dục trong nhà trường rất quan trọng”.

Cụ thể, giáo viên phải thật sự gương mẫu, mối quan hệ thầy với thầy, trò với trò phải dựa trên tinh thần yêu thương. Ông Vinh dẫn chứng: “Ngay cả mối quan hệ giữa học sinh với người bảo vệ cũng phải giáo dục để học sinh khi gặp thì lễ phép chào hỏi. Những việc nhỏ như vậy được cải thiện, mọi việc sẽ tốt hơn”.

Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng “sức đề kháng” cho các em, có định hướng về cách tiếp cận thông tin giúp các em tự nhận biết cái nào tốt, cái nào xấu. Từ chủ trương thành hành động đòi hỏi rất kiên trì bởi thay đổi nhận thức và hành vi con người là việc cần làm thường xuyên, liên tục, lâu dài.

Ông cũng nói về tính nêu gương của người lớn, gia đình có vai trò quan trọng với trẻ. Bởi người lớn đã có nhận thức đầy đủ và trẻ thường học, làm theo người lớn. Khi có mặt con trẻ, chúng ta phải hành xử mẫu mực, kiềm chế, đừng để các em tiếp xúc với những hành vi tiêu cực của người lớn.

Cũng có ý kiến cho rằng khi còn nhỏ, các em có ý thức cao nhưng lớn hơn sẽ giảm dần độ tự giác, ông Vinh nhấn mạnh, ngoài yếu tố giáo dục, cần quản lý xã hội nghiêm minh, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, “có xây, có chống” giúp hành vi nhận thức tốt hơn.

Việc nhiều gia đình lấy lý do công việc bận rộn không có thời gian cho con trẻ, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, “không phải là bận hay không bận” mà là do ý thức của từng người, từng lúc, từng nơi, từng chỗ, chứ không phải đến giờ mới giảng dạy cho con trẻ.

“Chương trình học kỳ quân đội chỉ 3 tuần nhưng học sinh sau tham gia có những biểu hiện rất tốt như ngủ dậy tự gấp chăn màn, bày tỏ sự yêu thương với bố mẹ. Trong khi trường học là nơi các em được giáo dục 12 năm. Môi trường giáo dục phải làm sao để các em bước vào cảm thấy là nơi tốt đẹp, tác động tích cực đến các em”, ông nhận định.

Ông Vinh cũng đánh giá về nội hàm của môn học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ. Văn hóa học đường nằm trong nội dung mỗi môn học. Nếu các môn học được thiết kế có tính giáo dục, văn hóa cao sẽ ảnh hưởng rất tốt đến học sinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tin rằng, khi học sinh được đưa vào một môi trường giáo dục như vậy sẽ trở thành những con người chuẩn mực.

Bức tranh sáng của du lịch Hà Nội

Bức tranh sáng của du lịch Hà Nội

Thời gian qua, ngành Du lịch Hà Nội đã dần hồi phục; các doanh nghiệp du lịch đã chủ động, sáng tạo giới thiệu nhiều ...

TS. MC Trịnh Lê Anh: Ứng xử trực tuyến, cần đặt câu hỏi đã có trách nhiệm và đúng đạo đức?

TS. MC Trịnh Lê Anh: Ứng xử trực tuyến, cần đặt câu hỏi đã có trách nhiệm và đúng đạo đức?

TS. MC Trịnh Lê Anh (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi thực hiện ứng xử trực tuyến, hãy ...

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh: Muốn thanh lọc mạng xã hội, phải đầu tư vào con người

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh: Muốn thanh lọc mạng xã hội, phải đầu tư vào con người

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Le Invest Corporation cho rằng, Nhà nước đưa ra các chính ...

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên môi trường mạng

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên môi trường mạng

Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải là vấn đề bây giờ mới đề cập nhưng rõ ràng vẫn còn quá ...

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Cần lan tỏa mạnh mẽ nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội đến bạn bè quốc tế

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Cần lan tỏa mạnh mẽ nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội đến bạn bè quốc tế

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, cần lan tỏa mạnh mẽ nếp sống văn minh, thanh lịch không chỉ tới từng người dân đang ...

(theo Vietnamnet)