Quang cảnh bên ngoài Trung tâm Thương mại quốc tế Mosow, Nga. (Nguồn: AFP) |
Du khách đến Moscow nhận thấy, người dân vẫn đi mua sắm, với những kệ hàng đầy ắp hàng hóa. Tại Nga, cuộc sống hàng ngày rõ ràng không thay đổi, một phần nhờ vào các khoản trợ cấp khổng lồ của nhà nước.
Tuy nhiên, Washington Post cho rằng, Mỹ và các đồng minh vẫn duy trì những cách hiệu quả để cắt giảm năng lực tài trợ cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine của Điện Kremlin theo thời gian - nếu những biện pháp trừng phạt được mài dũa và tăng cường.
Quan trọng không kém, phương Tây có thể nhân đôi thành công trong việc siết chặt nguồn doanh thu quan trọng nhất của Nga: năng lượng.
Theo một báo cáo gần đây trên Financial Times, những nỗ lực của Mỹ nhằm mở rộng lệnh cấm xuất khẩu sang Nga đã vấp phải rào cản ở Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Khi các biện pháp trừng phạt tăng lên gấp bội, thì những nỗ lực của Nga nhằm trốn tránh những biện pháp này cũng ngày càng phức tạp.
Kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ và châu Âu đã cấm bán cho Nga nhiều loại hàng hóa lưỡng dụng.
Tuy nhiên, dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy, xuất khẩu loại hàng hóa này của Mỹ và châu Âu sang các nước láng giềng của Nga đã tăng mạnh trong năm 2022. Việc xuất khẩu các mặt hàng đó từ các nước láng giềng sang Nga cũng tăng tương tự.
Tổng cộng, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ và EU sang Armenia, Gruzia, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhstan đã tăng từ 14,6 tỷ USD năm 2021 lên 24,3 tỷ USD năm 2022. Xuất khẩu của những nước này sang Nga năm 2022 tăng gần 50% lên khoảng 15 tỷ USD.
Đối với những mặt hàng mà Nga không còn có thể nhập khẩu trực tiếp từ phương Tây, nước này đã tìm ra giải pháp thay thế ở các nước thứ ba thân thiện đã đóng vai trò là điểm trung chuyển.
Tin liên quan |
Pháo đài kinh tế Nga 'né đạn' trừng phạt đỉnh cao hay bỗng dưng đắc lợi? |
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (ERDB) cho hay, tuyến “đường vòng Á-Âu” là một dấu hiệu chứng tỏ thành công của Nga trong việc tìm ra những phương thức mới để mua được hàng hóa khan hiếm, có nhu cầu cao, bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây.
Imex-Expert, một công ty của Nga nói rằng, họ có thể “nhập khẩu hàng hóa bị trừng phạt từ châu Âu, châu Mỹ vào Nga thông qua Kazakhstan”.
Số liệu của LHQ cũng chứng minh, năm 2022, Mỹ và EU đã xuất khẩu hơn 8,5 triệu USD vi mạch sang Armenia, gấp hơn 16 lần so với 530.000 USD trong năm 2021. Đồng thời, xuất khẩu vi mạch của Armenia sang Nga đã tăng từ mức dưới 2.000 USD trong năm 2021 lên 13 triệu USD trong năm 2022.
Washington Post nhận thấy, để chặn tuyến đường trung chuyển này, phương Tây cần nhắm mục tiêu vào các quốc gia trung chuyển đó và tăng gấp đôi nỗ lực để cản trở dòng chảy thiết bị điện tử và các thành phần quan trọng khác hướng tới Nga.
Trong gói trừng phạt được đề xuất gần đây nhất của châu Âu, Ủy ban châu Âu lần đầu tiên đề xuất trừng phạt các công ty trong khu vực, bao gồm 2 công ty từ Uzbekistan và một từ Armenia, vì đã cung cấp các sản phẩm lưỡng dụng cho Nga.
Cuối tháng 2/2023, trong chuyến thăm Kazakhstan, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang “theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt”, bao gồm cả với các đối tác Trung Á.
Theo đánh giá của Washington Post, biện pháp hiệu quả nhất của phương Tây cho đến nay là việc áp đặt mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga vào năm ngoái, cộng với mức trần tương tự đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác vào đầu năm nay.
Những giới hạn đó đã làm giảm gần một phần ba doanh thu xuất khẩu dầu của Nga trong 3 tháng đầu năm nay, so với ba tháng cuối năm 2022 và gây thiệt hại 15,7 tỷ USD trong một năm tài chính.
"Nền kinh tế của Nga - mặc dù đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc - sẽ không thể chịu đựng mãi mãi khoản mất thu nhập như vậy", Washington Post nhận định.
Tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở ở Bỉ cũng cho rằng, Nga là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới và là bên cung cấp quan trọng năng lượng cùng nhiều nguyên liệu thô. Vì vậy, niềm tin nào cho rằng, các lệnh trừng phạt sẽ lập tức đánh gục nước này đều sai lầm.
Nhưng các chuyên gia này cũng khẳng định: "Về trung hạn, các biện pháp trừng phạt sẽ khoét sâu hơn vào các điểm yếu của nền kinh tế Nga. Chúng sẽ làm trầm trọng hơn những mắt xích yếu như thiếu nhân lực, tăng trưởng năng suất kém và thiếu vốn đầu tư".
| Nga nói 'không mong muốn' tích lũy đồng Rupee, thương nhân Ấn Độ gặp bất lợi lớn Ngày 4/5, Reuters dẫn lời hai quan chức chính phủ Ấn Độ và một nguồn thạo tin cho biết, Ấn Độ và Nga đã ngừng ... |
| Đòn bẩy khí đốt của Nga mất dần sức nặng, châu Âu liệu có thể 'lật ngược thế cờ'? Châu Âu có vẻ như đã 'cai nghiện' thành công khí đốt của Nga, dù giá khí đốt tại châu Âu vẫn ở mức cao ... |
| Không chỉ Nga, bốn nước này cũng đang 'nhập cuộc' phi USD hóa; thời của Nhân dân tệ đã tới? USD là đồng tiền dự trữ của thế giới kể từ sau Thế chiến II, đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu. ... |
| Pháo đài kinh tế Nga 'né đạn' trừng phạt đỉnh cao hay bỗng dưng đắc lợi? Nền kinh tế Nga đã được cách ly an toàn khỏi thị trường tài chính toàn cầu nhờ các biện pháp trừng phạt từ Mỹ ... |
| Một số nước Trung Á sẽ tham gia 'làn sóng' trừng phạt Nga? Moscow lần đầu đạt thành tích này tại Ấn Độ Ngày 16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho rằng, một số quốc gia Trung Á đang phát tín hiệu có thể tham gia ... |