Bánh chưng sau khi nấu chín nên rửa lại bằng nước sạch, ép bằng vật nặng cho ra hết nước và làm bánh chắc hơn. (Nguồn: baodansinh.vn) |
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bánh chưng là một món ăn có lịch sử lâu đời và gắn bó với ẩm thực truyền thống của dân tộc, thông thường bánh chưng sẽ được làm từ gạo nếp, thịt ba chỉ và đậu xanh.
Khi thành phẩm, một miếng bánh chưng cỡ vừa (1/8 chiếc bánh) sẽ có trọng lượng khoảng 114g, cung cấp 204 kcal, 4,7g chất đạm, 5,6g chất béo, 33,9g chất bột đường. Mức năng lượng thậm chí còn cao hơn so với một bát cơm trắng (khoảng 200 kcal).
Mặc dù bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong bữa ăn ngày tết, nhưng người bị thừa cân, béo phì cần hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Theo khuyến nghị, một người bị béo phì chỉ nên ăn 200-250g chất bột đường mỗi ngày tương đương 2 miếng bánh chưng được chia thành 8 phần, đồng thời khi đã ăn bánh chưng cần giảm các thực phẩm chứa tinh bột khác.
Một vấn đề khiến nhiều người lo ngại là vấn đề bảo quản bánh chưng ngày Tết. Ở miền Bắc, bánh dễ mốc, miền Nam, bánh dễ ôi thiu. Để bảo quản bánh chưng để tránh bị mốc, ôi thiu, TS.BS Sơn cho biết, bạn cần chú ý rất nhiều khâu. Ngay từ khâu chế biến đến lựa chọn nguyên liệu. Lá gói bánh cần được làm sạch và phơi thật ráo nước.
Bánh sau khi nấu chín nên rửa lại bằng nước sạch, ép bằng vật nặng cho ra hết nước và làm bánh chắc hơn. Chúng ta lưu ý, cần cất bánh ở nơi khô ráo, thoáng gió tránh cho bánh bị ẩm mốc.
Ngoài ra, hiện nay phương pháp hút chân không để bảo quản bánh chưng cũng rất phổ biến.
Chuyên gia cho biết, cách làm này không chỉ giúp cất trữ bánh hợp vệ sinh mà còn hạn chế côn trùng, bụi bẩn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo quản bánh chưng là để trong ngăn mát tủ lạnh.
Bánh chưng khi để ở nhiệt độ phòng có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt.
Với cách bảo quản bằng hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Trong khi đó, bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được 15-20 ngày.
Nếu không kịp ăn hết bánh chưng, bạn có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.
Vào tháng Giêng, thời tiết thường nắng nóng kèm theo độ ẩm cao, thêm vào đó bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, có chứa thịt và chất béo nên là môi trường thích hợp giúp vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Nếu ăn bánh chưng bị thiu chua, mốc meo có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây có hại cho sức khỏe.
“Với trường hợp bánh chưng bị mốc lá hoặc mới mốc một góc, chúng ta nên loại bỏ và không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc. Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng”, TS.BS Sơn thông tin.
| Chuẩn bị mâm cúng trong Lễ Vu Lan 2022 như thế nào? Mâm cúng trong ngày Lễ Vu Lan yêu cầu mâm cúng được trình bày đẹp mắt, sạch sẽ gọn gàng và thể hiện được thái ... |
| Giao bài tập thế nào để trẻ không bị 'ngộp thở' dịp Tết? Giao bài tập dịp Tết có thể là cơ hội để bố mẹ và thầy cô rèn trách nhiệm học tập và tính tự giác ... |
| Điểm danh những người tuổi Mão nổi tiếng và tài hoa của thế giới Mão (con mèo) là con giáp đứng thứ tư trong 12 con giáp. Người tuổi Mão được đánh giá là thông minh, mưu trí, nhanh ... |
| 10 nước đón Tết Âm lịch giống Việt Nam Dịp Tết Âm lịch là những ngày để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt ... |
| Tái hiện không gian Tết xưa ở Israel Với chủ đề "Sum họp đón Tết", chương trình đã tái hiện một không gian Tết xưa với đầy đủ các nét đẹp bao gồm ... |