Bảo tồn rạn san hô

Không phải tất cả các rạn san hô trên thế giới đều ở trong tình trạng xấu. Một số đang phát triển tốt nhờ sự quản lý hiệu quả của con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao ton ran san ho Những dải san hô ngầm đang phát triển trở lại
bao ton ran san ho Phát hiện loài cá mới ở quần đảo Hawaii

Các rạn san hô, nơi cư trú của một phần tư các loài sinh vật biển, hiện đang ở trong tình trạng xấu. Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước biển tăng, sự axit hóa nước biển, bão… tốc độ sinh trưởng của san hô đã giảm 40% kể từ năm 1970. Nhiều vùng san hô đã bị bạc trắng. Gần đây, rạn san hô nổi tiếng Great Barrier Reef ngoài khơi Australia đã xuất hiện vụ bạc màu tồi tệ nhất trong lịch sử, nhà bảo tồn sinh học biển người Mỹ Joshua Cinner cho biết.

Tuy nhiên, Cinner và các đồng nghiệp đã nỗ lực tìm những “điểm sáng” trong bức tranh màu tối. Họ tìm kiếm những rạn san hô có nhiều cá cư trú để so sánh với các rạn san hô khác.

bao ton ran san ho

“Trái với những gì bạn nghĩ, những “điểm sáng” này không phải là các rạn san hô ở những vùng biển vắng người hoặc việc đánh cá bị cấm. Hầu hết các rạn san hô này là nơi có nhiều người đánh bắt” - ông Cinner nói.

Ông Cinner đã thu thập dữ liệu về 2.514 rạn san hô của 46 nước. Nhóm của ông đã tạo một thuật toán có thể tính ra số cá cư ngụ trong một rạn san hô. Nhóm nghiên cứu phân tích các yếu tố, bao gồm độ sâu của nước, quy mô dân số, du lịch, việc đánh bắt cá, các rạn san hô có được bảo vệ hay không,… Cuối cùng, họ đã xác định được 15 “điểm sáng” và 35 “điểm tối”. Một số vùng san hô ở quần đảo Hawaii, nơi ít người đến đánh cá là những “điểm tối”, trong khi đó, 15 “điểm sáng” lại ở những vùng có đông dân đánh cá.

Nhóm khảo sát của Cinner nhận ra, những “vùng tối” đa phần từng bị bão biển tấn công hoặc có hiện tượng san hô bị bạc trắng. Ngược lại, người dân ở những “điểm sáng” sống phụ thuộc vào rạn san hô, họ tham gia việc quản lý chúng và tuân thủ những điều cấm trong cộng đồng. Họ không khai thác bừa bãi san hô và cá, thay vào đó, họ xây dựng và thực hiện các quy ước, lập các tổ chức để quản lý các rạn san hô một cách có trách nhiệm.

Lấy thí dụ, người dân đảo Karkar tại Papua New Guinea thực hành quản lý biển theo “quyền sở hữu đại dương”: dân làng có quyền ngăn những người nơi khác xâm nhập vùng biển của họ. Cũng có thời điểm họ buộc phải ngừng bắt cá ở các vùng biển san hô trong nhiều tháng, để cho các đàn cá có thời gian phục hồi.

Nghiên cứu của Cinner cho thấy, các nhà hoạch định chính sách có thể bảo tồn các rạn san hô bằng cách giúp người dân quanh vùng chung sống với san hô một cách bền vững, trao cho họ quyền quản lý rạn san hô, giống như cách chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam giao rừng cho dân quản lý.

"Sự tham gia của người địa phương vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn các rạn san hô", Cinner nói. "Chúng ta cần làm hai việc. Một là nêu cao ý thức bảo tồn của người dân, không khai thác san hô quá mức. Hai là giảm lượng khí thải carbonic. Nếu thế giới tiếp tục bị “hâm nóng” bởi sự nóng lên toàn cầu, triển vọng của các rạn san hô và hàng triệu người sống phụ thuộc vào chúng sẽ rất ảm đạm”, ông nói. 

Nền tảng sinh thái biển

Việt Nam có hơn 1.200 km2 rạn san hô, được phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Các nhà khoa học đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng vịnh Nha Trang, Ninh Thuận và Côn Đảo.

Theo các nhà hải dương học, những rạn san hô chính là biểu hiện đầy đủ của hệ sinh thái ven biển, là nền tảng của hệ sinh thái ngoài khơi. Đây cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sinh.

bao ton ran san ho

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo, san hô Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến mất do hoạt động khai thác san hô làm đồ thủ công mỹ nghệ… Nguy hại nhất là cách khai thác san hô và bắt cá bằng thuốc nổ. San hô không chỉ mất đi do bị khai thác mà còn do ô nhiễm môi trường. San hô suy thoái đồng nghĩa với các nguồn lợi thủy sinh bị suy giảm nghiêm trọng, và mất con đê chắn sóng tự nhiên mỗi khi gió bão hay sóng thần đánh vào bờ.

So sánh với tình trạng của các rạn san hô trong khu vực, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các nước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ rạn san hô bị đe dọa nhiều nhất, cùng Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia. Sau khi khảo sát 200 điểm rạn san hô ven bờ biển Việt Nam, các nhà khoa học kết luận, trong khoảng10 năm qua, độ phủ của san hô đã suy giảm đáng kể. TS Võ Sĩ Tuấn, Viện phó Viện Hải dương học Việt Nam nhận định:  Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay.

Để môi trường biển phục hồi, bền vững, Việt Nam cần tăng cường thực thi pháp luật trong quản lý tài nguyên môi trường biển. Đặc biệt, cần tăng cường sự tham gia của người dân vào các kế hoạch quản lý, phục hồi nguồn tài nguyên, môi trường biển; đồng thời, triển khai và nhân rộng các mô hình chuyển đổi ngành nghề cho các nhóm đối tượng là hộ nghèo, đang sống lệ thuộc vào nguồn tài nguyên môi trường biển, ông Tuấn nói.

bao ton ran san ho

Phát hiện cá sống bên trong con sứa

Một nhiếp ảnh gia Australia vừa tình cờ phát hiện một cảnh vô cùng hiếm có trong tự nhiên.

bao ton ran san ho

Australia: Rạn san hô nổi tiếng Great Barrier bị "tẩy màu"

Đây là lần thứ ba trong 18 năm qua, rạn san hô Great Barrier - một Di sản Thế giới của Australia - chứng kiến ...

 

bao ton ran san ho

Việc bồi đắp, mở rộng đảo phá hủy môi trường Biển Đông

Đó là lo ngại của giới khoa học trước những tác động của việc Trung Quốc khai thác và xây dựng bừa bãi tại Biển ...

T.H

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động