Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Minh Vương
Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thời khắc then chốt
Biểu tượng tại thành phố Nice (Pháp) chào đón các đại biểu, khách mời tới dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ ba. (Nguồn: AFP)

Từ ngày 9-13/6, Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc (UNOC) năm 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Nice (Pháp) do nước chủ nhà cùng Costa Rica đồng tổ chức.

Sự kiện này đánh dấu thời khắc quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ đại dương. Sau các UNOC vào năm 2017 và năm 2022, Hội nghị lần này, với sự tham dự của lãnh đạo 70 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng quan chức, 2.000 nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường biển, hướng tới đẩy nhanh hành động của thế giới để bảo vệ, sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển trong bối cảnh các đại dương, vốn chiếm 70% diện tích bề mặt Trái đất, đang đối mặt nhiều thách thức.

Tình trạng nguy kịch

Phát biểu trước thềm UNOC, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế - xã hội Li Junhua khẳng định, các đại dương “đang trong tình trạng nguy kịch” và sự kiện này “không chỉ là một cuộc gặp thông thường”.

Thật vậy, trong bối cảnh hiện nay, có 4 thách thức lớn đe dọa sự sống còn của đại dương. Thứ nhất, đó là biến đổi khí hậu, bao gồm sự nóng lên của đại dương, tình trạng axit hóa và giảm oxy, nước biển dâng và thời tiết cực đoan. Thứ hai, đó là thực trạng ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động trên đất liền và đại dương, cùng vấn nạn rác thải biển. Thứ ba, đó là thực trạng về đánh bắt hải sản quá mức và sự hủy hoại của hệ sinh thái biển. Thứ tư, tình trạng căng thẳng địa chính trị giữa các quốc gia có biển, cùng nhiều hoạt động bất hợp pháp như cướp biển, đánh bắt cá trái phép và buôn người, tiếp tục đe dọa an ninh hàng hải.

Ở chiều ngược lại, các nỗ lực nhằm củng cố và duy trì đại dương trên thế giới cũng chưa đạt kết quả đáng kể. Mục tiêu phát triển bền vững số 14, “Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, vùng biển và các nguồn tài nguyên biển để phát triển bền vững” là một trong những mục tiêu nhận được ít nguồn đầu tư nhất.

Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học về tình trạng của các đại dương, kiến thức về hải dương học và mối tương quan giữa biến đổi khí hậu và đại dương còn ít, chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Khả năng tiếp cận nguồn vốn của quốc gia, giáo dục kiến thức về đại dương tại từng quốc gia còn nhiều khác biệt.

Ngoài ra, hợp tác và phối hợp toàn cầu trong vấn đề này còn chưa đồng bộ, trùng lặp với nhiều sự kiện tập trung vào cùng một vấn đề (UNOC, Hội thảo Đại dương của chúng ta, chuỗi sự kiện Thập kỷ đại dương…), gây tốn kém, thiếu hiệu quả.

Ngay cả tại Hội nghị lần này, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ gửi đại diện tham dự ở cấp Bộ trưởng, cho thấy UNOC chưa có được sức nặng cần thiết như Hội nghị COP và thiếu thỏa thuận mang tính ràng buộc của Liên hợp quốc. Chính quyền Mỹ cũng được cho là không cử đại diện tới tham dự UNOC này.

Thời khắc then chốt tại Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ ba
Các nghiên cứu khoa học về tình trạng của các đại dương, kiến thức về hải dương học và mối tương quan giữa biến đổi khí hậu và đại dương chưa được quan tâm đúng mức. (Nguồn: Unsplash)

Bao trùm, quyết liệt

Trên cơ sở đó, UNOC lần thứ ba với chủ đề “Đẩy nhanh hành động và huy động tất cả các bên liên quan để bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương” sẽ hướng tới ba mục tiêu chính: Hành động hướng tới xây dựng các tiến trình đa phương gắn liền với đại dương; huy động nguồn lực tài chính cho Mục tiêu phát triển bền vững số 14 và ủng hộ phát triển một nền kinh tế xanh bền vững; củng cố và chia sẻ kiến thức hải dương học để xây dựng chính sách tốt hơn.

Dự kiến, lãnh đạo các quốc gia, tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học sẽ tập trung thảo luận về bảo tồn biển và đa dạng sinh học, ngư nghiệp bền vững, quản trị đại dương, áp dụng khoa học và công nghệ trong quản lý đại dương, bảo đảm tài chính và khả năng phục hồi của đại dương.

Ba sự kiện bên lề của UNOC năm nay cũng thu hút được nhiều sự chú ý. Hội nghị Khoa học Một đại dương (ngày 4–6/6) tại Nice nhấn mạnh các nghiên cứu khoa học đột phá có thể áp dụng vào quá trình hoạch định chính sách liên quan tới đại dương.

Trong khi đó, Diễn đàn Kinh tế và tài chính xanh (ngày 7-8/6) tại Monaco hướng tới tìm kiếm các cơ chế tài chính để hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế đại dương. Liên minh Nước biển dâng và sức chống chịu của các khu vực ven biển (ngày 7/6) tại Nice tập trung vào phát triển các chiến lược để bảo vệ các khu vực ven biển trước tác động từ biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở đó, UNOC lần thứ ba hướng tới đạt ba kết quả chính. Đầu tiên, đó là thông qua “Kế hoạch hành động đại dương Nice”, thể hiện sự ủng hộ lớn hơn với nỗ lực bảo vệ đại dương, cùng với các cam kết hành động một cách tự nguyện từ các chính phủ.

Tuy nhiên, tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace có trụ sở ở Canada, nhận định rằng văn bản này chưa đủ sức nặng. Trong khi đó, các quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể đòi hỏi một văn bản chặt chẽ hơn, với cam kết tài chính rõ ràng từ chính phủ các quốc gia còn lại. Bộ trưởng Tài chính Vanuatu Raph Regenvanu nhấn mạnh: “Chỉ cam kết tự nguyện thôi là không đủ”.

Thứ hai, với tư cách nước chủ nhà, Pháp mong muốn thu thập đủ 60 phiếu cần thiết từ các quốc gia để thông qua một thỏa thuận mang tính lịch sử để bảo vệ các môi trường đại dương nằm ngoài thẩm quyền quốc gia. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, con số này mới chỉ được chưa đẩy một nửa. Đặc phái viên Đại dương của Pháp, ông Olivier Poivre d’Arvor cho rằng thiếu vắng thỏa thuận này, Hội nghị “sẽ thất bại”. Đó là chưa kể đến nỗ lực thúc đẩy các quốc gia phối hợp triển khai Hiệp ước Biển cả hay đạt mục tiêu bảo vệ 30% đại dương vào năm 2030.

Cuối cùng, Hội nghị tạo bầu không khí cần thiết để thúc đẩy nhiều quyết định, thỏa thuận quan trọng về đại dương những tháng tới. Tháng Bảy, Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA) sẽ thảo luận Đạo luật về khai thác biển sâu, hiện đã nhận được sự ủng hộ từ Pháp và gần 30 quốc gia khác dù không có Mỹ. Một tháng sau đó, các quốc gia sẽ nỗ lực đạt được một thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc về giải quyết rác thải nhựa trên biển, sau khi các vòng đàm phán trước thất bại.

Với những thách thức, mục tiêu và kỳ vọng ấy, thành công của UNOC 2025 tại Nice, Pháp sẽ phụ thuộc vào thiện chí, cam kết từ lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp, nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ để đưa đại dương thế giới thoát “cơn nguy kịch”, bảo vệ, phát huy tối đa tiềm năng của 70% bề mặt Trái đất này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Đại dương LHQ tại Pháp, thăm chính thức Estonia và Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Đại dương LHQ tại Pháp, thăm chính thức Estonia và Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp ...

Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm, sẵn sàng thúc đẩy hợp tác vì đại dương bền vững

Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm, sẵn sàng thúc đẩy hợp tác vì đại dương bền vững

Theo Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và đóng góp tại Hội nghị Đại ...

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hơn 400 cam kết mới trị giá 10 tỷ USD sẽ được công bố tại hội nghị năm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân công tác tại Estonia, Pháp và Thuỵ Điển: Hướng đến thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn với EU

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân công tác tại Estonia, Pháp và Thuỵ Điển: Hướng đến thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn với EU

Trước chuyến công tác tại Estonia, Pháp và Thuỵ Điển của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị ...

Đại sứ Olivier Brochet: Pháp và Việt Nam có nhiều quan điểm tương đồng về các vấn đề đại dương

Đại sứ Olivier Brochet: Pháp và Việt Nam có nhiều quan điểm tương đồng về các vấn đề đại dương

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam để nâng cao nhận thức toàn ...

Đọc thêm

Xuất khẩu giảm, đầu tư yếu - Bài toán hóc búa của kinh tế Hàn Quốc

Xuất khẩu giảm, đầu tư yếu - Bài toán hóc búa của kinh tế Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc nhận định áp lực suy giảm kinh tế đã kéo dài sáu tháng trong bối cảnh nhu cầu nội địa, gồm tiêu dùng và đầu tư ...
'Thiên thời địa lợi', Brazil củng cố vị thế là một trong những nhà cung cấp lương thực hàng đầu thế giới

'Thiên thời địa lợi', Brazil củng cố vị thế là một trong những nhà cung cấp lương thực hàng đầu thế giới

Sản lượng nông nghiệp của Brazil trong niên vụ 2024/25 sẽ đạt mức kỷ lục gần 333 triệu tấn, tăng 13,6% so với niên vụ trước.
Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam từng có một lời hẹn đặc biệt với phóng viên Việt Nam, một lời hẹn mùa vải tháng Sáu…
Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ ...
Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ tiếp diễn.
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy bay thiệt mạng.
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Iran phóng nhiều tên lửa nhằm vào lãnh thổ Israel, sau đó, loạt tiếng nổ lớn vang lên tại thành phố Tel Aviv.
Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Thủ tướng Australia mới đây đã thể hiện niềm tin vào tương lai của thỏa thuận an ninh ba bên giữa hai nước này với Anh và Mỹ (AUKUS).
Mông Cổ có Thủ tướng mới

Mông Cổ có Thủ tướng mới

Ông Zandanshatar Gombojav được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Mông Cổ theo đề xuất của đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền.
Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Ukraine đang thúc giục phương Tây từ bỏ vũ khí đắt tiền, cao cấp chuyển sang vũ khí sản xuất hàng loạt giá rẻ để đối phó trong xung đột với Nga.
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Việc Ukraine tấn công phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Nga, gồm cả Tu-95, cho thấy nỗ lực tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí NATO dè chừng.
Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Các kế hoạch lá chắn quốc gia luôn gợi lại câu hỏi cũ: Ranh giới nào giữa phòng thủ chính đáng và chạy đua vũ trang?
Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử đang được xem là công nghệ tương lai, có thể làm 'thay đổi cuộc chơi' với khả năng vượt qua những giới hạn của các công nghệ hiện tại và định ...
Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Cuộc đua phát triển vũ khí công nghệ cao đang tăng tốc, mở ra thách thức toàn cầu về an ninh, kiểm soát công nghệ và tương lai trật tự thế giới.
Vì sao xung đột Ấn Độ - Pakistan kết thúc nhanh chóng?

Vì sao xung đột Ấn Độ - Pakistan kết thúc nhanh chóng?

Sự kết thúc nhanh chóng của xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan sau một thời gian ngắn leo thang căng thẳng không khỏi khiến dư luận bất ngờ.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thuyết phục ông Trump về những cam kết quốc phòng.
Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Đó là nhận định về giai đoạn, thời cơ vàng phát triển hiện nay của Việt Nam trong bài viết trên ấn phẩm điện tử của tờ Pasaxon của Lào số ra ngày 3/6.
Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Chiến dịch mang mật danh 'mạng nhện' được lên kịch bản kỹ lưỡng của Ukraine đã hé lộ nhiều lỗ hổng an ninh của Nga.
Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Việc Bắc Kinh ngày càng xích lại gần Mỹ Latinh cho thấy sự tập trung và mở rộng chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á đối với khu vực này.
Phiên bản di động