"Chính phủ hoạt động trơn tru và dù phải đối mặt với những trở ngại như Covid-19, Việt Nam vẫn vượt lên thách thức không chút do dự và giành chiến thắng”. (Nguồn: Getty Images) |
Điểm sáng tăng trưởng kinh tế
Trang Gulf Today của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 7/1 dẫn phân tích của các chuyên gia nước ngoài cho rằng, thành công trong việc khống chế đại dịch Covid-19, trong khi các nước láng giềng Đông Nam Á vẫn gặp khó khăn, đang giúp Việt Nam vượt lên dẫn trước về tăng trưởng kinh tế, thu hút các quỹ và nhà đầu tư lớn.
Theo bài báo, ngoài 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết vào năm 2020, Việt Nam cũng vượt xa các nước trong khu vực trong việc thu hút các công ty chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương (2,9%) trong năm 2020, dù giảm mạnh so với năm 2019.
Các nhà quan sát dự đoán, Việt Nam sẽ vươn cao nếu tiếp tục chế ngự được Covid-19, hiện đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia.
Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nhận định: “Việc kiểm soát thành công đại dịch cho đến nay đã giúp Việt Nam chiếm được thị phần lớn hơn trong thương mại toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2020”.
Trong khi đó, Jareeporn Jarukornsakul, Chủ tịch WHA Group, một công ty logistics của Thái Lan mở rộng kinh doanh bất động sản công nghiệp tại Việt Nam, cho biết các nhà đầu tư muốn chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Thái Lan nhưng không thực hiện được vì tình hình lây lan Covid-19.
Dù cơ sở hạ tầng chưa thực sự được như mong đợi, song bà Jarukornsakul nhấn mạnh: “Chi phí ở Việt Nam rẻ và chính phủ rất thông thoáng đối với đầu tư, cho phép các địa phương ban hành quy định và ưu đãi đầu tư của riêng họ”.
Thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên, theo tờ Gulf Today, còn nhiều việc phải làm, ngay cả khi đất nước vẫn ứng phó tốt với Covid-19 bởi Việt Nam thiếu lao động có kỹ năng cao, bộ máy hành chính cần số hóa và đất nước phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu than gây ô nhiễm. Thế nhưng, với những mặt tích cực của nền kinh tế, các nhà quản lý tài sản có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có thể huy động được số vốn đáng kể.
Tin liên quan |
Báo Pháp: Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới |
Hôm 4/1, Mekong Capital có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh cho biết họ đã huy động được mức kỷ lục 246 triệu USD, tăng gần 25% so với mục tiêu ban đầu là 200 triệu USD.
Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch công ty quản lý tài sản Việt Nam Dragon Capital, sự kết hợp của các yếu tố như các hiệp định thương mại, tiền mặt trong nền kinh tế dồi dào và sự ổn định chính trị đã mang lại lợi nhuận vượt hơn mong đợi cho 3 quỹ mới do công ty của ông đưa ra. “Chúng tôi rất ngạc nhiên trước sự hấp dẫn của thị trường”, ông Dominic Scriven nói.
Lượng tiền mặt dồi dào, cùng với hiệu ứng tích cực sau 3 lần cắt giảm lãi suất (cả lãi cho vay và lãi huy động - PV) của Ngân hàng nhà nước kể từ tháng 3 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thậm chí, hiện tượng tăng vọt số lượng nhà đầu tư mới đã khiến Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh buộc phải tạm dừng giao dịch buổi chiều để xử lý đà tăng.
Ngoài 2 FTA được ký kết năm 2020 là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và FTA với Anh (UKVFTA) dựa trên FTA giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA), Việt Nam cũng có FTA với Hàn Quốc và Nhật Bản, là những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, đồng thời cũng là các bên ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Còn Giám đốc điều hành Phòng Thương mại EU-Malaysia Sven Schneider nhận định, việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại đã mang lại lợi thế cho Việt Nam so với một số đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đặc biệt, EVFTA đã “đánh dấu Việt Nam trên bản đồ” thương mại và đầu tư quốc tế, trong khi “Malaysia mới chỉ tỉnh ngộ trước cơ hội bị bỏ lỡ này”.
Theo Chủ tịch WHA Group Jarukornsakul, EVFTA đã mang lại lợi thế cho Việt Nam: “Nếu một ngành cần lao động giá rẻ, thì ngành đó chắc chắn sẽ đến Việt Nam”.
Trong ngắn hạn, Việt Nam có vị thế tốt để vượt lên dẫn trước các đối thủ trong khu vực vào năm 2021, trong bối cảnh Việt Nam sắp tổ chức sự kiện trọng đại của đất nước là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Chad Ovel, đối tác của Mekong Capital, nhận định: “Chính phủ hoạt động trơn tru và dù phải đối mặt với những trở ngại như Covid-19, đất nước vẫn vượt lên thách thức không chút do dự và giành chiến thắng”.
| Báo Nga lại ‘mổ xẻ’ nguyên nhân khiến Việt Nam là ‘ngôi sao’ chống Covid-19 và điểm tựa từ lòng yêu nước TGVN. Tờ Sputnik của Nga cho rằng, không ngẫu nhiên mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy Việt Nam làm tấm gương ... |
| Xuất khẩu ngày 5-8/1: 160 tấn tôm đầu tiên ‘xuất ngoại’ năm 2021; lần đầu tiên Việt Nam mua gạo Ấn Độ; người Nga thích hạt tiêu Việt TGVN. Xuất khẩu lô tôm đầu tiên của năm 2021, Việt Nam mua gạo của Ấn Độ do giá gạo nội địa tăng cao, Nga ... |
| Báo Pháp nói về Covid-19 và 'ngoại lệ Việt Nam' TGVN. Báo Les Echos của Pháp vừa đăng tải bài viết với tựa đề 'Covid-19: Ngoại lệ Việt Nam', trong đó cho rằng với số ... |