Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc-Australia vẫn 'gắn bó' trên mặt trận thương mại

Lê Ly
TGVN. Căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc ngày càng tăng khiến nhiều nhà quan sát cho rằng một trong những mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc đang đứng trước 'bờ vực thẳm'. Tuy nhiên, trên thị trường tiền tệ, mọi suy đoán lại đi theo hướng ngược lại, rằng đồng AUD đang trên đà bùng nổ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc - Australia vẫn 'gắn bó' trên mặt trận thương mại
Mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Australia vẫn sẽ gắn bó, bất chấp những căng thẳng chính trị gần đây. (Nguồn: SCMP)

Trong bài báo đăng tải trên tờ Bloomberg được tờ The Age của Australia dẫn lại, tác giả David Fickling viết, đồng AUD chạm mức cao nhất trong hơn 2 năm gần đây vào ngày 3/12, vượt ngưỡng giới hạn tăng 29% được thiết lập vào cuối tháng Ba. Động thái này diễn ra sau khi Australia tuyên bố đã vượt khỏi suy thoái kinh tế trong quý III/2020.

Đây là một sự tương phản đáng chú ý so với bức tranh chính trị ảm đảm, nơi mà Australia và đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Trung Quốc đang rơi vào một chu kỳ xung đột ngày càng sâu sắc hơn trong suốt nhiều tháng vừa qua.

Xuất khẩu sẽ lặp lại kỳ tích

Vào tháng trước, sau khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu một cách không chính thức một nửa số hàng hóa của Australia xuất khẩu vào thị trường nước này, mối quan hệ căng thẳng từ lâu của hai nước đã trở nên tồi tệ hơn.

Hơn 50 tàu chở than của Australia đã phải chờ đợi gần một tháng, hoặc thậm chí nhiều hơn, bên ngoài khơi các cảng của Trung Quốc, để được giao hàng.

Nếu gạt các căng thẳng chính trị sang một bên, xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc, sau khi liên tục phá vỡ các kỷ lục đã được thiết lập trong vòng 5 năm qua, được dự báo sẽ tiếp tục lặp lại "kỳ tích" một lần nữa vào năm 2021. Theo tác giả không khó để lý giải hiện tượng này nếu nhìn vào các con số.

Tin liên quan
Bất chấp căng thẳng thương mại với Trung Quốc, triển vọng xuất khẩu nông sản của Australia vẫn khả quan Bất chấp căng thẳng thương mại với Trung Quốc, triển vọng xuất khẩu nông sản của Australia vẫn khả quan

Hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc chỉ bao gồm một mặt hàng duy nhất, đó là quặng sắt. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu quặng sắt nhiều nhất thế giới.

Trong năm 2020, thương mại quặng sắt đã bị sụt giảm, do Bắc Kinh đang tập trung vào chiến lược kích thích nền công nghiệp nội địa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, thoát khỏi tình trạng suy thoái do dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, Brazil, nhà xuất khẩu quặng sắt lớn thứ hai sau Australia, đã bị đại dịch gây ảnh hưởng nặng nề, do đó không có khả năng tăng sản lượng xuất khẩu đủ để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Thiếu hụt nguồn cung khiến giá quặng sắt đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm gần đây.

Có rất ít dự đoán cho thấy thương mại quặng sắt sẽ suy giảm trong những tháng tới. Mặc dù các nhà phân tích thị trường cho rằng giá quặng sắt giao dịch trên sàn Singapore sẽ đạt mức trung bình là 92 USD/tấn trong năm 2021, nhưng nếu so sánh với mức giá 102 USD/tấn trong năm nay, giá quặng sắt năm tới rất có thể ở mức 116,64 USD/tấn.

Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating, tốc độ tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực kỹ thuật và xây dựng sử dụng nhiều thép của Trung Quốc sẽ chưa đạt đỉnh cho đến nửa đầu của năm 2021. Mặt khác, thị phần của công ty khai thác quặng sắt Forrtescue Metal của Australia đã tăng 13% vào ngày 3/12, sau khi công ty Vale của Brazil đưa ra các mục tiêu sản xuất thấp hơn trong năm nay và năm tới.

Than đá, mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Australia, là một lĩnh vực khó dự đoán hơn so với quặng sắt. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết mục tiêu đưa lượng khí thải về 0 trước năm 2060.

Rất nhiều phân tích và các bài báo đã đưa tin, Trung Quốc sẽ không mất nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu tự cung, tự cấp muội than, một vấn đề hoàn toàn khác với trường hợp của quặng sắt. Than cũng nằm trong danh sách các sản phẩm của Australia bị Bắc Kinh cấm nhập khẩu không chính thức.

Tuy nhiên, ngay cả trong bối cảnh đó, triển vọng của than vẫn sẽ tươi sáng bởi than luyện cốc và than nhiệt của Australia rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm tương đương do Trung Quốc sản xuất.

Trên thực tế, lệnh cấm vận hiện tại đối với than Australia đã khiến nguồn cung nội địa của Trung Quốc bị suy giảm, trong khi giá than trong nước tăng vọt. Nhờ lợi thế so sánh về giá, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển Trung Quốc, nơi có khả năng tiếp cận với than Australia dễ dàng hơn do có cảng biển, đều ưa thích than nhập khẩu.

Nhu cầu đối với than Australia tại Trung Quốc sẽ càng lớn hơn nữa khi Bắc Kinh đẩy mạnh việc bãi bỏ quy định đối với thị trường điện, làm giảm doanh thu của các nhà máy nhiệt điện và khuyến khích các doanh nghiệp này giảm chi phí bằng cách tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, đặc biệt là vào thời điểm thế giới đã có vaccine phòng Covid-19 và các biên giới quốc gia được mở cửa trở lại.

Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Australia sang Trung Quốc là giáo dục, lĩnh vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Khoảng 166.206 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường đại học của Australia, nhưng theo một khảo sát được thực hiện vào tháng 10, hơn một nửa trong số đó hiện bị mắc kẹt ở nước ngoài và số lượng sinh viên Trung Quốc đang sống tại Australia đã giảm khoảng 25.000 người trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10/2020.

Một phần đáng kể nguồn thu của "xuất khẩu" giáo dục là các khoản tiền chi tiêu cho sinh hoạt tại chỗ như thuê nhà và mua sắm.

Khi đại dịch đang dần được kiểm soát ở Australia, số lượng sinh viên quốc tế quay trở lại nước này học tập dự tính sẽ tăng trở lại. Trên thực tế, chuyến bay đầu tiên đưa 70 sinh viên quốc tế từ các nước châu Á đã hạ cánh tại thành phố Darwin (bang Tây Australia) vào đầu tuần này, mở ra triển vọng doanh thu xuất khẩu giáo dục của "xứ chuột túi" cũng sẽ tăng lên.

Liên kết thương mại mạnh mẽ

Bất chấp căng thẳng leo thang giữa Australia và Trung Quốc trong những ngày gần đây, những mối liên kết thương mại kể trên vẫn chứng tỏ sự bền vững một cách đáng ngạc nhiên của mối quan hệ kinh tế Australia-Trung Quốc.

Sinh viên Trung Quốc ít hay nhiều cũng bị ràng buộc phải trở lại Australia học tập vì họ đã trả tiền cho các khóa học trong nhiều năm.

Du lịch cũng vậy, người dân bình thường dễ dàng bỏ qua mọi "khúc mắc" mang tính vĩ mô nhiều hơn so với các chính trị gia.

Tin liên quan
Căng thẳng thương mại gia tăng, Australia tố Trung Quốc có hành động Căng thẳng thương mại gia tăng, Australia tố Trung Quốc có hành động 'phân biệt đối xử'

Xếp chung 3 mặt hàng thương mại xuất khẩu chính của Australia sang Trung Quốc lại với nhau (khoảng 100 tỷ USD), nhiều hơn rất nhiều so với 15 tỷ USD, hoặc tương đương, trong danh sách các mặt hàng của Australia bị Bắc Kinh nhắm mục tiêu cấm nhập khẩu, bao gồm cả 792 triệu USD rượu vang.

Thậm chí, dù sẽ có một số thiệt hại xảy ra, nhưng những thiệt hại này cũng khó có thể kéo dài. Rốt cuộc, bản danh sách các mặt hàng bị cấm là không chính thức và Hải quan Trung Quốc đã bắt đầu chấp thuận cho thông quan một số tàu chở than của Australia.

Kết thúc bài viết, tác giả cho rằng bất chấp tất cả những căng thẳng giữa các chính trị gia Australia và Trung Quốc, các liên kết thương mại giữa hai nước vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết và các liên kết này có khả năng càng sâu sắc thêm trong vòng 12 tháng tới.

"Đó là lý do vì sao không nên quá lo lắng về những lời đồn đoán và tập trung nhiều hơn vào những nguyên tắc cơ bản vững chắc. Như nhà kinh tế học Adam Smith đã từng chỉ ra, vận may kinh tế của chúng ta không phụ thuộc vào lòng nhân từ của đối tác mà là từ lợi ích của chính họ", tác giả David Fickling bình luận.

Căng thẳng Trung Quốc - Australia: Một chiêu nhằm nhiều đích

Căng thẳng Trung Quốc - Australia: Một chiêu nhằm nhiều đích

TGVN. Quan hệ Trung Quốc - Australia đang rơi vào tình cảnh bất hòa, khẩu chiến và trả đũa lẫn nhau. Thực chất và dụng ...

Ngoại trưởng Australia kêu gọi Trung Quốc không gây 'sức ép' liên quan cuộc điều tra về SARS-CoV-2

Ngoại trưởng Australia kêu gọi Trung Quốc không gây 'sức ép' liên quan cuộc điều tra về SARS-CoV-2

TGVN, Ngày 1/5, phát biểu trên kênh truyền hình ABC, Ngoại trưởng Australia Marise Payne khẳng định, hợp tác toàn cầu không gây sức ép ...

Bắc Kinh sẵn sàng

Bắc Kinh sẵn sàng "chiến đấu tới cùng" trong cuộc chiến thương mại

Phát biểu tại một cuộc họp tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra sáng 26/6, Đại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cạnh ...

(theo Bloomberg)

Đọc thêm

Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trình chiếu bức tranh Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D qua vách chiếu panorama tại Tượng đài Cảm tử, Quận Hoàn ...
Điện thăm hỏi về vụ sạt lở xảy ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Điện thăm hỏi về vụ sạt lở xảy ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ sạt lở xảy ra tại thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gây tổn ...
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr ...
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Đảng RHDP và Bờ Biển Ngà.
XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5 - KQXSMB thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/5/2024. SXMB 4/5. KQSXMB. Xổ số hôm nay 4/5. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 4/5/2024. SXMT 4/5. KQXSMT 4/5. xổ số hôm nay 4/5. xổ số miền Trung thứ 7. XSMT ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động