Người dân Nga dạo phố, chụp ảnh trên đường phố Moscow. (Nguồn: Moskva News Agency) |
Nga có thể tiếp tục hy vọng vào một đà phát triển hơn nữa do định hướng nền kinh tế thời chiến. Theo WB, “hoạt động kinh tế ở Nga bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng lớn trong hoạt động liên quan đến quân sự vào năm 2023”. Theo tổ chức có trụ sở tại Mỹ, việc kinh tế Nga thăng hạng cũng được thúc đẩy nhờ tăng trưởng trong thương mại (+6,8%), lĩnh vực tài chính (+8,7%) và xây dựng (+6,6%).
Tin liên quan |
Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng thế giới sẽ bật tăng, vàng 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? |
“Những yếu tố này đã dẫn đến sự gia tăng cả GDP thực tế (3,6%) và danh nghĩa (10,9%), đồng thời GNI Atlas bình quân đầu người của Nga tăng 11,2%”, WB cho biết.
Các nền kinh tế thế giới được chia thành bốn nhóm dựa trên thước đo GNI bình quân đầu người bằng đồng USD. Phân loại 2024-25 của WB dành cho các quốc gia “có thu nhập cao” đã tăng ngưỡng lên 14.005 USD trở lên.
Trong dịp này, Bulgaria và Palau đã cùng Nga trở thành “nền kinh tế có thu nhập cao” với GNI bình quân đầu người lần lượt là 14.460 USD và 14.250 USD.
Về mặt danh nghĩa, Nga đứng thứ 72 về GNI bình quân đầu người và thứ 53 về sức mua tương đương.
Cũng nghiên cứu về kinh tế Nga, Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Vienna (Wiiw) cũng vừa điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của Nga - vốn đang hướng tới nền kinh tế chiến tranh. Theo Wiiw, quốc gia này dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 3,2% tương tự như năm 2023. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động trầm trọng và lãi suất cao sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nga xuống khoảng 2,5% trong những năm tới.
Khoảng một phần ba ngân sách liên bang của Nga - 6% GDP - đổ vào nền kinh tế thời chiến. Hướng đi này đã mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực khác.
Một chuyên gia về Nga tại Wiiw cho biết, mức lương cao cho binh lính tiền tuyến và các khoản trả cho các cựu chiến binh và gia đình họ cũng là một yếu tố dẫn đến sự phân bổ lại thu nhập từ trên xuống dưới, điều này giúp tăng nguồn thu của người dân.
Trong khi đó, cú sốc kinh tế do tầng tầng lớp lớp lệnh trừng phạt từ phương Tây đã giúp Nga định hình lại các ngành công nghiệp. Một nghiên cứu mới của Trung tâm Phân tích kinh tế vĩ mô và dự báo ngắn hạn (TsMAKP) cho thấy, những tổn thất chính thuộc về các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Và người chiến thắng là những công ty đảm bảo cho nhu cầu trong nước.
Các chuyên gia nhận định, động lực hiện nay cho thấy sự phân chia này của các doanh nghiệp Nga sẽ còn tiếp tục. Sự hỗ trợ của chính phủ và nhu cầu trong nước sẽ vẫn là điều kiện then chốt cho tăng trưởng sản xuất.
Nền kinh tế Nga đã phải đối mặt với những cú sốc lớn từ bên ngoài kể từ năm 2022. Nguyên nhân dẫn đến những cú sốc này là việc ngừng hợp tác với các đối tác nước ngoài, đóng cửa một số thị trường xuất khẩu truyền thống và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng truyền thống. Theo các chuyên gia TsMAKP, thêm vào đó là việc đóng cửa tiếp cận thị trường tài chính bên ngoài, giá hàng hóa toàn cầu và tỷ giá hối đoái biến động mạnh.
Cùng với những hệ lụy tiêu cực, cũng có những chuyển biến tích cực đối với một số ngành. Cụ thể, quy mô nhu cầu của chính phủ gần đây đã mở rộng đáng kể. Quá trình thay thế nhập khẩu được đẩy nhanh, các chương trình cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp được triển khai, giúp bù đắp cho mức lãi suất cao trên thị trường
Nhận định về quyết định của WB, CEO ngân hàng Roman Marshavin nói với TASS, “Bước đi của WB là sự công nhận chính sách kinh tế của Nga trong thập kỷ qua, bất chấp những hạn chế tài chính và thương mại". Cho thấy, tăng trưởng kinh tế Nga vẫn diễn ra ngay cả sau khi Mỹ và các đồng minh áp đặt hàng nghìn lệnh trừng phạt đối với nước này.
Trong khi đó, WB cho biết, kinh tế Ukraine đã chuyển từ trạng thái “thu nhập trung bình thấp” lên trạng thái “thu nhập trung bình cao” sau khi tăng trưởng kinh tế được ghi nhận vào năm 2023.
Tuy nhiên, việc Nga tập trung tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã để lại những dấu vết ngày càng sâu sắc hơn đối với kinh tế Ukraine. Wiiw hiện đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Ukraine giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 2,7% cho năm 2024 so với dự báo hồi mùa Xuân. Tình hình kinh tế ở Ukraine dự kiến sẽ được cải thiện dần dần, nhưng những tác động kéo dài của cuộc xung đột và thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng có thể tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nước này trong vài năm tới.
Các cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga-Ukraine đã dẫn đến những thách thức kinh tế đáng kể không chỉ đối với Kiev mà còn đối với toàn bộ châu Âu. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã khiến quan hệ kinh tế giữa Nga với nhiều nước châu Âu trở nên căng thẳng, chuỗi cung ứng truyền thống trong khu vực bị cắt đứt.
Việc phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã làm giảm sự phụ thuộc của EU vào các nguồn năng lượng của Nga, có khả năng dẫn đến sự thay đổi trong toàn bộ quan hệ kinh tế ở châu Âu.
| Giá cà phê hôm nay 3/7/2024: Giá cà phê đồng loạt phục hồi, đồng USD giảm mạnh, dự báo niên vụ 2024/2025 của Việt Nam? Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo niên vụ cà phê Việt Nam 2024/2025 sắp thu hoạch vào cuối năm nay sẽ giảm 0,35% so ... |
| Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng thế giới sẽ bật tăng, vàng 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? Giá vàng hôm nay 3/7/2024, ghi nhận biến động của giá vàng nhẫn theo đà tăng của thị trường thế giới. Giá vàng thế giới ... |
| Kinh tế toàn cầu: Triển vọng dần tươi sáng! Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, triển vọng tăng trưởng của thế giới đang tươi sáng hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng các rào ... |
| Kim ngạch thương mại tăng ấn tượng, Ấn Độ lần đầu bán mặt hàng này cho Nga Kim ngạch thương mại giữa Nga và Ấn Độ trong giai đoạn tháng 1-4/2024 đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt ... |
| EU quyết trừng phạt thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Nga này vì lo ngại các hành động 'lách luật' Tuyên bố của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Hội đồng đã chính thức thông qua các biện pháp hạn chế nhắm ... |