Bất động sản: Khu đất đấu giá tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. (Nguồn: Vietnamnet) |
Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, đẩy giá
Những ngày qua dư luận chú ý tới phiên đấu giá 19 lô đất ở khu Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Mức trúng đấu giá được ghi nhận là “kỷ lục” so với mức giá của một số huyện ngoại thành Hà Nội từ trước tới nay, lên đến 133,3 triệu đồng/m2. Nhiều "cò đất" đã rao bán sang tay những mảnh đất dự kiến đấu giá thành công với mức chênh từ 200 triệu đồng trở lên.
Thông tin trên Lao Động, ông Đinh Minh Tuấn - một chuyên gia lĩnh vực BĐS - nhận định: "Với mức giá trúng đấu giá cao hơn mặt bằng chung từ 2 đến 3 lần, người dân sở hữu đất ở khu vực xung quanh có tâm lý đẩy giá bán đất của mình theo. Mức giá đất cao đột biến cũng có thể tạo ra xu hướng đầu cơ đất đai, khi nhiều người đổ xô mua đất với hy vọng kiếm lợi nhuận từ việc giá đất tiếp tục tăng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tình trạng dòng tiền bị ứ đọng vào đất, thay vì được lưu thông trong các hoạt động kinh tế khác".
Để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, công khai, minh bạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu chấn chỉnh việc đấu giá đất. Công điện nêu rõ, một số trường hợp giá trúng cao gấp nhiều lần khởi điểm, trong đó có trường hợp cao bất thường được phản ánh. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND các tỉnh thành chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Trong thời gian chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc rà soát và đưa ra kết luận cuối cùng, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt đã ra thông báo về việc dừng hai phiên đấu giá 52 lô đất. Giới chuyên gia cho rằng, kiểm soát đầu cơ đất đai là một nhiệm vụ cấp bách. Việc kiểm soát, xử lý đầu cơ, thổi giá ngay từ khi manh nha sẽ giúp thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững.
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm (đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, đầu cơ đất đai đang trở thành vấn đề nhức nhối, đẩy giá BĐS lên cao và làm cho người trẻ, người có thu nhập trung bình khó tiếp cận với nhà ở. Để ngăn chặn tình trạng này, luật sư Tú đề xuất một số giải pháp nhằm kiềm chế đầu cơ và ổn định thị trường BĐS.
"Một trong những biện pháp hiệu quả là đánh thuế cao đối với việc mua đất mà không có nhu cầu sử dụng thực sự. Khi một người hoặc tổ chức mua đất và không xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Điều này không chỉ tạo áp lực kinh tế lên những kẻ đầu cơ mà còn khuyến khích việc sử dụng đất hiệu quả hơn.
Việc áp dụng quy định về thời hạn bắt buộc phải xây dựng nhà trên đất trúng đấu giá cũng là một giải pháp khác để chống đầu cơ. Khi người trúng đấu giá không thực hiện xây dựng trong thời gian quy định, quyền sở hữu đất có thể bị thu hồi. Điều này đảm bảo rằng đất đai không bị găm giữ một cách lãng phí và thúc đẩy quá trình phát triển đô thị".
Cũng theo luật sư Trương Anh Tú, việc giới hạn thời gian chuyển nhượng đất sau khi mua cũng là một biện pháp quan trọng.
Bên cạnh đó Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách tín dụng bằng cách thắt chặt các điều kiện vay mua BĐS đối với những nhà đầu tư không có nhu cầu sử dụng đất thực sự. Điều này không chỉ giảm lượng vốn đầu cơ đổ vào thị trường BĐS mà còn bảo vệ người mua nhà có nhu cầu ở thực sự. Cung ứng nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ sẽ giúp cân bằng cung cầu trên thị trường. Khi có nhiều lựa chọn nhà ở phù hợp với túi tiền của người có thu nhập trung bình, áp lực tăng giá đất sẽ giảm bớt, làm cho giá nhà đất trở nên hợp lý hơn.
Cuối cùng, việc cải cách Luật Kinh doanh BĐS để cho phép phân lô bán nền trong một số trường hợp cụ thể cũng có thể là một giải pháp nhằm tăng nguồn cung đất đai trên thị trường, giúp hạ nhiệt giá đất" - ông Tú nói.
Bình Dương đấu giá hàng chục khu ‘đất vàng’
Để tạo nguồn thu, tỉnh Bình Dương quyết định đấu giá hàng chục khu đất, trong đó có nhiều khu vực từng là trụ sở cơ quan Nhà nước được ví như “đất vàng” có giá trị cao.
Đó là thông tin được Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030 cho hay tại cuộc họp mới đây.
Theo đó, các khu đất được triển khai đấu giá chủ yếu là từ đất trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đất thu hồi giao tổ chức phát triển quỹ đất quản lý; đất công do địa phương quản lý; đất doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, quản lý sắp xếp lại thu hồi; đất có nguồn gốc cá nhân, tổ chức đang sử dụng dự kiến thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistic...).
Trong số này, có nhiều khu đất nằm ở vị trí đắc địa của tỉnh Bình Dương, là trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, đơn vị Nhà nước, được ví như “đất vàng” do có giá trị lớn.
Theo dự kiến, có 38 khu đất với diện tích gần 400ha sẽ được thực hiện đấu giá (quyền sử dụng đất, tài sản công). Việc đấu giá sẽ tiến hành theo các giai đoạn, riêng trong năm 2024 sẽ đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích khoảng 8,3ha.
Đến năm 2025, tỉnh này sẽ thực hiện đấu giá tiếp 17 khu đất với tổng diện tích hơn 331 ha, giai đoạn 2026-2030 thực hiện đấu giá 11 khu đất với tổng diện tích 52,2 ha.
Với việc đấu giá các khu đất nói trên, Bình Dương sẽ thu về một một khoản kinh phí “khổng lồ” để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương cho biết, ngoài việc đấu giá các khu đất, tỉnh cũng sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 75 khu đất là 75 khu đô thị mới và khu vực phát triển đô thị.
Hiện nay đề án đang được trình UBND tỉnh Bình Dương xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện.
4 trường hợp đất lấn chiếm, vi phạm được xem xét cấp sổ đỏ
Theo Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8, có 4 trường hợp sử dụng đất có vi phạm về đất đai trước ngày 1/7/2014 sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Cụ thể, Điều 139 Luật Đất đai 2024 quy định, trường hợp thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 1/7/2014, do lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình sau khi Nhà nước công bố, cắm mốc; lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi công bố chỉ giới xây dựng; lấn chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác, thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp sổ đỏ đối với diện tích đã lấn chiếm.
Tuy nhiên, các trường hợp đất vi phạm nêu trên, nếu đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà phần diện tích đất lấn chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công cộng khác, thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ. Chủ đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi làm sổ đỏ cho phần đất này.
Trường hợp thứ hai, người đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Nếu địa phương không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được xem xét cấp sổ đỏ.
Nếu diện tích đất lấn chiếm có nguồn gốc nông lâm trường, được quy hoạch để làm hạ tầng công cộng thì UBND cấp tỉnh sẽ thu hồi, giao chủ đầu tư xây dựng. Người đang sử dụng đất vi phạm này được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi và phải giữ nguyên hiện trạng, kê khai đăng ký đất.
Đất lấn chiếm có nguồn gốc nông lâm trường và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở từ trước ngày 1/7/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thứ ba, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp đã nêu và sử dụng đất không đúng mục đích, nếu đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp sổ đỏ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Nếu đất vi phạm chưa sử dụng ổn định hoặc không phù hợp quy hoạch thì người sử dụng chỉ được dùng tạm thời đất khi Nhà nước thu hồi.
Cuối cùng, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp sổ đỏ theo hạn mức giao đất nông nghiệp do UBND cấp tỉnh quy định. Diện tích đất vượt hạn mức chuyển sang thuê của Nhà nước.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai như đã nêu kể từ ngày 1/7/2014 trở về sau thì Nhà nước không cấp sổ đỏ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo luật mới
Theo khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 103/2024/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì tiền sử dụng đất tính như sau:
Trong đó: Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển tính như sau:
Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (sau đây gọi là tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất) được tính như sau:
Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc là đất nông nghiệp có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân khác đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng (=) diện tích đất nhân (x) với giá đất của loại đất nông nghiệp tương ứng trong Bảng giá đất.
Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất được tính như sau:
Trong đó:
Giá đất tương ứng với thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích là giá đất tại Bảng giá đất để tính tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Thời hạn sử dụng đất còn lại được xác định bằng (=) thời hạn giao đất, thuê đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất trừ (-) thời gian đã sử dụng đất trước khi chuyển mục đích.
Trường hợp thời gian sử dụng đất còn lại được xác định theo công thức quy định tại điểm này không tròn năm thì tính theo tháng; thời gian không tròn tháng thì thời gian không tròn tháng từ 15 ngày trở lên được tính tròn 1 tháng, dưới 15 ngày thì không tính tiền sử dụng đất đối với số ngày này.
Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm thì tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất bằng không (= 0).
Lưu ý: Trường hợp tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất nhỏ hơn hoặc bằng tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất thì tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất bằng không (=0).