Từ đầu năm, thị trường bất động sản bị tác động bởi hàng loạt yếu tố như nguy cơ lạm phát cao, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại, kéo theo thanh khoản giảm rõ rệt. |
Giá nhà liền kề tăng gấp đôi
Những tháng gần đây, giao dịch trên thị trường BĐS diễn ra khá chậm. Trong khi đó giá BĐS vẫn không có dấu hiệu giảm, khiến việc tiếp cận mua nhà ở thực của người dân gặp nhiều khó khăn.
Liên quan về tốc độ tăng giá của biệt thự, liền kề, báo cáo mới đây của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý II năm nay, Hà Nội chỉ có 146 căn biệt thự, nhà liền kề mới, giảm 82% theo quý và 84% theo năm. Nguồn cung sơ cấp toàn thị trường ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua, ở mức 993 căn, giảm 34% theo quý và 49% theo năm.
Đơn vị nghiên cứu thị trường trên cho biết, nửa đầu năm nay chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp. Giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse tăng 22% và giá liền kề tăng 20%. So với năm 2018, giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi, giá liền kề cũng ghi nhận tăng 67%.
Trong khi đó, lượng giao dịch giảm 55% theo quý và 72% theo năm khi chỉ có 302 giao dịch được ghi nhận tính đến quý II. Tỷ lệ hấp thụ theo quý chỉ ở mức 30%, giảm 14% theo quý và 25% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới chỉ có 14%.
Tín dụng bị siết, giao dịch căn hộ ở TPHCM vẫn tăng
Trong báo cáo cập nhật về tình hình thị trường BĐS TPHCM 6 tháng đầu năm nay, bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam cho biết, nguồn cung sơ cấp đạt gần 13.500 căn hộ, tăng trưởng tới 265% so với cùng kỳ năm trước, tăng cao nhất từ năm 2019. Trong 6 tháng cuối năm, đơn vị này dự báo tăng trưởng nguồn cung căn hộ tại TPHCM vẫn duy trì được tốc độ như giai đoạn nửa đầu năm.
Trong nửa đầu năm nay, các dự án hạng B chiếm 85% thị phần nguồn cung căn hộ mới. Trong đó, riêng dự án Vinhomes Grand Park chiếm hơn 10.500 căn.
Tin liên quan |
Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu |
Cũng theo thống kê, hơn 12.000 giao dịch căn hộ được thực hiện trong 6 tháng đầu năm, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ hấp thụ căn hộ đạt khoảng 75%.
Thị trường căn hộ trong 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước dù lĩnh vực bất động sản đang chịu nhiều thách thức, đặt biệt là nguồn vốn vay bị kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, cần lưu ý, mức so sánh này dựa trên số liệu của năm 2021 vốn là giai đoạn thấp điểm của thị trường BĐS do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cả năm ngoái, TPHCM ghi nhận chưa đến 10.000 căn hộ được cung ứng ra thị trường.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu của Savills Việt Nam, đánh giá nhìn chung nguồn cung căn hộ tại TPHCM còn thấp với quỹ đất hạn chế, giá bán cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân. Do đó, các thị trường lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai có thể sẽ hưởng lợi.
Liên quan đến vấn đề tín dụng đổ vào BĐS chậm bị thắt chặt, bà Trang cho rằng, đây là tín hiệu tích cực bởi điều này cho thấy thị trường có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Chỉ những chủ đầu tư thật sự có nguồn lực về tài chính và phát triển bền vững sẽ tiếp tục tồn tại trên thị trường.
Về khía cạnh người mua nhà, việc siết tín dụng có thể làm giảm nhóm người mua đầu cơ, lướt sóng và không có nhu cầu ở thực, từ đó giúp người mua nhà có nhu cầu thực đến gần với cơ hội sở hữu nhà hơn.
Về dài hạn, nguồn cung căn hộ mới tại TPHCM được dự báo sẽ đạt 145.000 căn vào năm 2025. Trong đó, TP Thủ Đức, quận 7 và huyện Nhà Bè dự kiến sẽ trở thành nguồn cung căn hộ chính cho TPHCM. Riêng TP Thủ Đức ước tính sẽ chiếm 48% thị phần nguồn cung căn hộ tương lai.
Thị trường tiếp tục trầm lắng
Đánh giá tổng quan về thị trường, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - cho rằng, từ đầu năm, thị trường BĐS bị tác động bởi hàng loạt yếu tố như nguy cơ lạm phát cao, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại, kéo theo thanh khoản giảm rõ rệt.
"Những chính sách kiểm soát tín dụng và tình trạng khan hiếm nguồn cung làm cho giá nhà bị đẩy lên, vượt quá sức mua của phần lớn người dân. Chính những điều đó đã ảnh hưởng tới thị trường BĐS Việt Nam", ông Đính nhận xét.
Dự báo diễn biến thị trường 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường BĐS đang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ tăng do chi phí tăng, thanh khoản sẽ giảm. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng thận trọng hơn trong đầu tư.
"Nếu không được tháo gỡ, có thể thị trường BĐS có một giai đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra", ông Đính nhấn mạnh.
Tại một sự kiện nhận định thị trường BĐS những tháng cuối năm vừa diễn ra, ông Rich Nguyễn, Giám đốc một công ty trong ngành cho biết, thị trường những tháng cuối năm tiếp tục sẽ đi vào tình trạng trầm lắng. Nguyên nhân là những tác động từ chính sách pháp luật đang trong quá trình thay đổi, việc siết chặt tín dụng vào bất động sản…
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, thị trường trầm lắng là tín hiệu tốt cho những nhà đầu tư dài hơi. Thị trường trầm lắng sẽ sàng lọc đi những nhà đầu tư không chuyên bị vỡ kế hoạch, gãy đòn bẩy tài chính.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng nhấn mạnh, những tháng cuối năm vẫn có những diễn biến tích cực tại những thị trường vẫn đảm bảo yếu tố cục bộ như: Hạ tầng, chính sách kinh tế, ảnh hưởng bởi một "ông lớn" bất động sản tới đầu tư.
Chia sẻ tại một diễn đàn BĐS mới đây, ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chủ tịch BHS Group - dự báo, xu hướng thị trường sẽ là phòng thủ sẽ lên ngôi, các bất động sản phục vụ nhu cầu thực như chung cư, khu công nghiệp, phụ trợ khu công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển.
Bên cạnh đó, ông Tuyển cảnh báo đầu cơ hết đất diễn. Bởi, những loại hình hiến đất làm đường, phân lô tách sổ, những dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, những dự án đã tăng giá quá cao trong thời gian ngắn do đầu cơ thổi giá sẽ hết đất diễn. Khi dòng tiền không dễ dãi nữa, nó sẽ không dễ chảy vào các thị trường dễ dãi, không tiềm năng.
Vị này nhận định, BĐS triệu đô sẽ ngủ thêm một thời gian nữa. Đây là những BĐS nghỉ dưỡng có tổng giá trị cao, hoặc các siêu biệt thự nội đô có giá vài triệu đô.
Nếu như 6 tháng trước, các biệt thự 30-60 tỷ đồng tăng lên 100 tỷ đồng/căn, chỉ sau vài tháng thì rõ ràng bây giờ sẽ không có chuyện tăng giá như vậy, thanh khoản sẽ chậm lại, nhà đầu tư không dễ xuống tiền.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - thị trường BĐS hiện nay rơi vào cảnh trầm lắng, nguồn vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt, thị trường dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường đang bị điều chỉnh giảm và đây cũng là thời điểm vàng để chấn chỉnh thị trường. Bởi trong hai năm vừa qua có hiện tượng, nhà nhà người người đầu tư đất đai, điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế.
Dự báo về thị trường trong thời gian tới, chuyên gia Savills cho biết, nền kinh tế Việt Nam phục hồi linh hoạt và vững chắc trong suốt giai đoạn từ đầu năm đến nay. Điều này sẽ tác động đến tình hình hoạt động của thị trường BĐS và tiềm năng trong thời gian tới. |
Thị trường Hà Nội ra sao những tháng cuối năm?
Mới đây, Savills báo cáo thị trường BĐS trong nửa tháng đầu năm cho thấy, tình hình thị trường BĐS Hà Nội nhìn chung đều có những dấu hiệu phục hồi trong các hoạt động cho thuê thương mại, căn hộ dịch vụ, mua bán nhà ở, công suất cho thuê phòng khách sạn.
Dự báo về thị trường trong thời gian tới, chuyên gia Savills cho biết, nền kinh tế Việt Nam phục hồi linh hoạt và vững chắc trong suốt giai đoạn từ đầu năm đến nay. Điều này sẽ tác động đến tình hình hoạt động của thị trường BĐS và tiềm năng trong thời gian tới.
Thị trường bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2022, với khối đế bán lẻ sẽ chiếm 69% tổng nguồn cung tương lai và trung tâm mua sắm sẽ chiếm 31%.
Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội nhận định về triển vọng của thị trường: “Các yêu cầu về tài chính đang thay đổi, trong khi các yếu tố về luật pháp và mở cửa biên giới đã được giải quyết. Trong điều kiện nguồn cung tương lai dồi dào, giá bán sẽ điều chỉnh đảm bảo một thị trường ổn định và bền vững”.
Tuy nhiên, theo bà Hằng với thị trường biệt thự liền kề, giá bán hiện ở mức khá cao trong khi nguồn cung lại hạn chế dẫn tới tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp.
Giao dịch chủ yếu tại thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư với nhau. Một khi nguồn cung có giá bán hợp lý hơn trở lại thị trường, thanh khoản cùng tình hình hoạt động sẽ được cải thiện.
| Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu Trước sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu tìm tới các nước sản xuất lớn khác như Qatar. Nhưng dòng nhiên ... |
| 'Bóng ma' suy thoái phủ bóng nền kinh tế toàn cầu Những lo ngại về suy thoái toàn cầu đã gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, khiến giá dầu, lúa mì và phân bón ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui Giá dầu thế giới hạ nhiệt trong mối lo suy thoái, cải thiện dự báo lạm phát của Nga, giá khí đốt sẽ tăng gấp ... |
| Bất động sản mới nhất: Hà Nội ‘mất hút’ căn hộ giá rẻ, giá chung cư leo thang kỷ lục, thu hồi 240ha đất dự án sân golf tại Vân Đồn Thị trường căn hộ cho thuê tại TPHCM nhộn nhịp trở lại; lệch pha cung cầu, giá chung cư ngày càng tăng; Quảng Ninh thu ... |
| Bất động sản mới nhất: Chung cư Hà Nội thiết lập mặt bằng giá mới, thị trường theo hình tháp ngược, nhà có thể giảm giá 30%? Dự báo xu hướng giá nhà đất 6 tháng cuối năm, tình trạng khan hiếm chung cư tại các thành phố lớn, Hà Nội cấm ... |