Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu

Hải An
Trước sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu tìm tới các nước sản xuất lớn khác như Qatar. Nhưng dòng nhiên liệu này cũng không phải là "liều thuốc" chữa bách bệnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hợp tác dầu khí Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar có thể ‘giải cơn khát’ khí đốt cho châu Âu? (Nguồn: Getty)
Tháng 7/2022, Gazprom của Nga và Công ty Dầu khí quốc gia Iran ký MoU trị giá 40 tỷ USD để phát triển một số dự án dầu khí. Trong ảnh: Khách tham quan đi ngang qua gian hàng của Công ty Khí đốt quốc gia Iran tại Triển lãm Dầu khí quốc tế lần thứ 26 ở Tehran, tháng 5/2022 (Nguồn: Getty)

Dự án khí đốt Nga-Iran gặp khó

Tuần qua, trang tin SHANA của Bộ Dầu mỏ Iran cho biết, một quan chức hàng đầu của Công ty Khí đốt quốc gia Iran (NIGC) khẳng định, các lệnh trừng phạt đối với Tehran không và sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng khí đốt trong nước.

Tuy nhiên, Công ty kinh doanh và nghiên cứu năng lượng độc lập Rystad Energy có trụ sở tại Oslo, Na Uy tin rằng, các lệnh trừng phạt hiện có đối với Iran sẽ làm tổn hại đến khả năng sản xuất khí đốt từ các mỏ ngoài khơi của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Cụ thể, đầu tuần trước, ông Ahmad Zamani, Giám đốc sản xuất của NIGC phát biểu trong một cuộc họp tại Công ty Lọc khí Fajr Jam về vấn đề phát triển thị trường: “Một trong những mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn các lệnh trừng phạt tác động đến ngành sản xuất khí đốt ở Iran. Và tôi tự tin nói rằng, kể cả khi lệnh trừng phạt tiếp tục được duy trì trong nhiều năm, hoạt động sản xuất khí đốt của Tehran sẽ không bị ảnh hưởng”.

Trước tuyên bố trên, Rystad Energy tỏ ý không đồng tình, khẳng định: “Iran và Nga đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong nỗ lực cùng hợp tác phát triển các mỏ khí đốt ngoài khơi của Iran. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hai nước này có khả năng gây ra vấn đề trong việc nhập khẩu các thiết bị quan trọng cho khai thác khí đốt”.

Theo đó, dự án hợp tác giữa Iran và Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga nhằm khai thác, xuất khẩu khí đốt trị giá 40 tỷ USD có nguy cơ bị ảnh hưởng.

James Ley, Phó Chủ tịch cấp cao của Rystad Energy, viết trong một báo cáo ngày 15/8: “Tính chất ăn mòn của dầu và khí đốt tại Iran đòi hỏi phải có đường ống chất lượng cao để lưu trữ, khai thác và vận hành. Đây là thứ mà cả Nga và Iran đều không có khả năng tự sản xuất trong ngắn hạn”.

Nhà phân tích trên nói thêm: “Chuỗi cung ứng cho những mặt hàng này chủ yếu tập trung vào các quốc gia đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với cả Moscow và Tehran.

Các giải pháp thay thế, chẳng hạn như đường ống do Trung Quốc cung cấp, đã bị rò rỉ và gặp một số vấn đề phát sinh khác. Do đó, dự án trị giá 40 tỷ USD đang phải đối mặt với những thất bại ngay từ đầu”.

Trước đó, vào cuối tháng 7, Gazprom và Công ty Dầu khí quốc gia Iran (NIOC) đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) trị giá khoảng 40 tỷ USD, để phát triển một số dự án dầu khí ở Iran.

Theo thỏa thuận, ​​Gazprom giúp NIOC phát triển các mỏ khí đốt Kish và North Pars, cung cấp các giải pháp công nghệ cho mỏ khí đốt South Pars khổng lồ và giúp phát triển 6 mỏ dầu. Gazprom cũng tham gia các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và xây dựng các đường ống dẫn khí xuất khẩu cho Iran.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui

South Pars - được Iran khai thác chung với nước láng giềng Qatar, được gọi là North Field - là mỏ khí ngoài khơi lớn nhất thế giới và chứa khí chua cao, do đó, có tính ăn mòn tự nhiên cao. Vì vậy, để khai thác nhiên liệu tại mỏ này, dự án cần đường ống cao cấp có tên CRA và Super 13Cr OCTG.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Rystad, yêu cầu này rõ ràng khó có thể được thực hiện khi cả hai nước Nga và Iran đều đang chịu các lệnh cấm vận từ phương Tây, không thể nhập khẩu thiết bị cần thiết.

Iran hiện là nước có trữ lượng khí tự nhiên lớn thứ hai thế giới sau Nga, nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ đã ngăn cản nước này tiếp cận công nghệ và làm chậm lại sự phát triển của lĩnh vực xuất khẩu khí.

Theo một báo cáo chính thức, trong 4 tháng (từ 21/3-21/7/2022), doanh thu xuất khẩu khí đốt của quốc gia Hồi giáo đã đạt gần 4 tỷ USD, gần bằng con số trong cả năm trước đó.

Iran chủ yếu xuất khẩu khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq nhưng việc vận chuyển không phải lúc nào cũng thuận lợi do các vấn đề thanh toán nợ với Iraq. Nhu cầu tiêu dùng nội địa và các vấn đề kỹ thuật nhiều khi buộc nước ày phải tạm dừng xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong mùa Đông.

Qatar không thể giúp ngay lập tức

Qatar có trữ lượng khí đốt lớn thứ ba thế giới. Tuy nhiên, việc tăng cường hơn nữa sản xuất khí LNG của quốc gia này “vẫn còn cần một vài năm nữa”, theo quỹ Capital Economics có trụ sở tại London, Anh.

Khí đốt Qatar. (Nguồn: QatarGas)
Qatar là một trong những nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Năm 2021, nước này cung cấp 24% tổng lượng LNG nhập khẩu của châu Âu. (Nguồn: QatarGas)

Ngày 9/8, nhà tư vấn kinh tế chuyên về Trung Đông và Bắc Phi James Swanston cho biết: “Với việc Nga thắt chặt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, các chính phủ đang chuyển sự chú ý sang các nhà xuất khẩu khí đốt lớn khác như Qatar để cố gắng bù đắp nguồn cung thiếu hụt.

Nhưng ngành công nghiệp khí đốt của Qatar đã hoạt động gần hết công suất và trong khi tới năm 2025, dự án North Field (được kỳ vọng tăng công suất LNG của Doha này lên hơn 60%) mới bắt đầu hoạt động. Đây sẽ không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho tình trạng thiếu khí đốt của châu Âu”.

Qatar là một trong những nước xuất khẩu LNG lớn nhất toàn cầu. Năm 2021, nước này công bố dự án LNG lớn nhất thế giới là North Field East để nâng công suất sản xuất LNG từ 77 triệu tấn lên 110 triệu tấn/năm.

Dự án dự kiến bắt đầu sản xuất vào quý IV/2025, có chi phí khoảng 28,75 tỷ USD. Doha còn có kế hoạch mở rộng một giai đoạn khác tại North Field, mỏ LNG nhất thế giới mà nước này chia sẻ với Iran.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng địa chính trị và năng lượng ngày càng trầm trọng, châu Âu đang cố gắng tăng cường nhập khẩu LNG nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào khí đốt của Nga.

Năm 2021, Qatar cung cấp 24% tổng lượng LNG nhập khẩu của châu Âu, sau Mỹ (26%) và trước Nga (20%).

Không chỉ châu Âu, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng đột biến tại Mỹ

Không chỉ châu Âu, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng đột biến tại Mỹ

Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng vọt lên mức chưa từng thấy. Ngày 17/8, giá khí đốt tự nhiên giao sau tăng ...

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui

Giá dầu thế giới hạ nhiệt trong mối lo suy thoái, cải thiện dự báo lạm phát của Nga, giá khí đốt sẽ tăng gấp ...

Gazprom: Giá khí đốt của châu Âu có thể tăng 60% vào mùa Đông năm nay

Gazprom: Giá khí đốt của châu Âu có thể tăng 60% vào mùa Đông năm nay

Xuất khẩu khí đốt của Gazprom đã giảm 36,2% xuống 78,5 tỷ m³ từ ngày 1/1 đến ngày 15/8 và sản lượng giảm 13,2% xuống ...

'Bơ' khí đốt Nga, Đức đề xuất đường ống năng lượng mới, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phản ứng thế nào?

'Bơ' khí đốt Nga, Đức đề xuất đường ống năng lượng mới, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phản ứng thế nào?

Ngày 12/8, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ủng hộ đề xuất của Đức về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt ...

Nguồn cung khí đốt từ Nga bấp bênh, châu Âu đã tìm ra cách nhanh và rẻ nhất?

Nguồn cung khí đốt từ Nga bấp bênh, châu Âu đã tìm ra cách nhanh và rẻ nhất?

Tiết kiệm đang được xác định là công cụ quan trọng trong các chính sách trước mắt nhằm tái thiết ngành năng lượng EU, trong ...

(theo Capital.com)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Thị trường heo hơi hôm nay biến động trên toàn quốc. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi tại ba miền đang có giá dao động từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động