Bất động sản mới nhất: Hiện giá đất nền ở nông thôn chịu ảnh hưởng nặng nề khi thị trường trầm lắng, trong đó, xu hướng giảm mạnh càng rõ rệt từ nhiều tháng nay. (Ảnh minh họa - Nguồn: Dân trí) |
Góp ý nội dung về quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư nước ngoài
Theo Báo Xây Dựng, Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như sau:
Tại Điều 46 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này.
b) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 của Luật này.
Quy định trên vẫn ghép chủ thể Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào khối các tổ chức nước ngoài, người nước ngoài để quy định về quyền và nghĩa vụ là chưa phù hợp, cần quy định vào nhóm người ở trong nước sẽ hợp lý, phù hợp hơn. Nếu quy định như Dự thảo thì vẫn có sự phân biệt giữa người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt khác, theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, quy định tại Điều 8 khẳng định, điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì họ phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở tại Khoản 2 Điều 5 quy định đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây: Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, việc quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải có hộ chiếu còn giá trị, có đóng dấu nhập cảnh và chỉ được mua nhà đất trong dự án là không phù hợp.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, được sửa đổi năm 2014 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Điều này khẳng định công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam sinh sống lâu dài ở nước ngoài đều bình đẳng và được xác định là công dân Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề nghị sửa các nội dung sau đây:
Thứ nhất, nhập Khoản 3 và Khoản 6 Điều 5 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thành một khoản như sau:
Điều 5. Người sử dụng đất
3. Cá nhân trong nước, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch (sau đây gọi là cá nhân).
Thứ hai, chuyển toàn bộ phần "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" được quy định ở Mục 4 (Điều 44, 46, 47 và 48) Chương 3 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào Mục 3 (Điều 41 và 42) Chương 3 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Điều chỉnh các nội dung về "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" vào cùng nội dung với các cá nhân trong nước để bảo đảm tính bình đẳng, đồng bộ, tạo động lực và khuyến khích để "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài"có xu hướng đầu tư trở về sinh sống, làm ăn tại quê hương.
TPHCM gỡ đất công xen cài trong dự án BĐS
Theo Tienphong, Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM vừa có tờ trình số 1147/Ttr-STNMT-KTĐ gửi UBND TPHCM đề xuất giải pháp tháo gỡ dự án có đất xen cài, kênh mương do Nhà nước quản lý.
Theo đó, đối với các dự án có phần diện tích đất kênh mương, lối đi xen cài rải rác trong các dự án giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất ban hành trước thời điểm Nghị định 148/2020/NĐ-CP có quy định, phần diện tích đất do Nhà nước quản lý như kênh, mương, lối đi xen cài rải rác trong dự án, sẽ được tính tiền sử dụng đất theo quyết định giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng sử dụng và phải đóng 100% giá trị tiền sử dụng đất mà không được khấu trừ trong nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Tin liên quan |
EU-G7 ‘ra đòn’ thiếu chuyên nghiệp, đây là cách Moscow 'né' lệnh trừng phạt, chất bán dẫn vẫn ‘chảy’ vào Nga |
Tuy nhiên, hiện một số dự án thuộc trường hợp trên đến nay chưa thể xác định phương án giá đất vì trong dự án có đất do Nhà nước quản lý. Vì nhiều ý kiến cho rằng, đất do Nhà nước quản lý thì buộc phải đưa ra đấu giá, đấu thầu dự án mà không quan tâm đến diện tích đất do Nhà nước quản lý đó có đủ điều kiện để sử dụng khai thác một dự án độc lập hay không.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể, Sở Tài nguyên Môi trường trình UBND TPHCM giải pháp: Đối với các dự án đã được UBND TPHCM ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trước thời điểm Nghị định 148/2020/NĐ-CP thì Sở Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác định giá đất cụ thể.
Còn đối với các dự án được giao đất sau thời điểm trên thì xem xét các quy định của TPHCM ban hành về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất do Nhà nước quản lý thành dự án độc lập để làm cơ sở xác định giá đất.
Các dự án có diện tích đất công trình công cộng là tiện ích nội khu không phải bàn giao cho Nhà nước thì giao Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM chịu trách nhiệm thực hiện rà soát, xác định phần diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để chủ đất nộp đúng quy định nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ.
Được biết, hiện có đến 126 dự án nhà ở thương mại và 158 dự án BĐS trên địa bàn TPHCM đang trong tình trạng “đứng hình” do không thể hoàn tất thủ tục pháp lý để triển khai. Các phần đất công thuộc Nhà nước quản lý như đất rạch, đường, bờ đất... nằm xen cài rải rác, dù tỷ lệ đất công chỉ chiếm khoảng 10% diện tích của các dự án này.
Đất ở nông thôn mất nửa giá sau 1 năm
Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến đầu năm 2022, nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra các cuộc "sốt đất". Giá đất ở các vùng nông thôn cũng đồng loạt tăng theo cấp số nhân. Thời điểm "sốt đất", không ít người đã bỏ công việc thường ngày đi buôn đất. Trong đó, có người giàu lên, kiếm tiền ra tiền tỷ từ đất.
Tuy nhiên, khi giá đất bị thổi lên mức quá cao, không đúng với giá trị thực, thị trường quay về hiện thực. Hiện, giá đất nền ở nông thôn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi thị trường trầm lắng, trong đó, xu hướng giảm mạnh càng rõ rệt từ nhiều tháng nay.
Theo khảo sát, giá đất nền ở toàn huyện Hải Hậu và Giao Thủy (Nam Định) đang sụt giảm cao so với đầu năm 2022, có lô đã giảm tới 50% vẫn không có người mua.
Tương tự, giá đất nền ở các huyện của Hòa Bình đang giảm rõ rệt thời gian qua. Hiện tại, nhiều lô đất ở huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi… giảm 40-60% so với đầu năm 2022.
Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), cuối năm 2022, do ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như các vấn đề nội tại thị trường chưa được giải quyết đã khiến thị trường BĐS rơi vào khó khăn.
Giá BĐS, đặc biệt là phân khúc đất nền, giảm mạnh, gần như trở lại mức giá thời điểm cuối năm 2021 khi chưa xảy ra cơn "sốt đất".
Điều chỉnh loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở"
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư dự án có loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở” khẩn trương phối hợp điều chỉnh loại hình này theo quy định.
Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương liên hệ với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện thủ tục điều chỉnh và loại bỏ hình thức “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại các văn bản pháp lý của dự án (về đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng); đồng thời gửi phản hồi và đề xuất các kiến nghị (nếu có) về UBND tỉnh trước ngày 10/3/2023.
Trường hợp sau ngày 10/3/2023, nếu chủ đầu tư không chủ động thực hiện, không có văn bản phản hồi về UBND tỉnh Khánh Hòa thì UBND tỉnh sẽ giao các cơ quan chuyên môn chủ động tham mưu, xử lý đối với nội dung “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại dự án theo đúng quy định của pháp luật.
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư để thực hiện các nội dung nêu trên; hoàn thành trong tháng 3/2023.
| EU-G7 ‘ra đòn’ thiếu chuyên nghiệp, đây là cách Moscow 'né' lệnh trừng phạt, chất bán dẫn vẫn ‘chảy’ vào Nga Nga dường như đang “lách” thành công các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nền công nghiệp hàng ... |
| Giá tiêu hôm nay 7/3/2023: Thị trường tăng mạnh, người trồng tiêu Đắk Lắk gặp bài toán nan giải giữa mùa thu hái Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 63.500 – ... |
| Giá vàng hôm nay 7/3/2023: Giá vàng gây bất ngờ, bật 'chế độ chờ' trước Fed, thị trường thất vọng vì Trung Quốc, vàng SJC còn thăm dò Giá vàng hôm nay 7/3/2023, giá vàng bất ngờ quay đầu giảm nhẹ, dường như đang chờ đợi quyết định từ Fed. Thị trường dự ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (27/2-5/3): Pháo 2S3 Akatsiya khai hỏa ở Bakhmut; loạt nước ‘xắn tay’ lo hòa giải xung đột Nga-Ukraine, Latvia ủng hộ Kiev vào NATO Xung đột Nga-Ukraine, Mỹ-Đức khẳng định thắt chặt hợp tác trong NATO, Tổng thống Belarus thăm Trung Quốc, tai nạn tàu hỏa kinh hoàng ở ... |
| Giữa vòng vây trừng phạt của Mỹ và châu Âu, Nga-Venezuela thắt chặt hợp tác dầu khí Hợp tác năng lượng Venezuela-Nga rất sâu rộng và hai nước đã thống nhất sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng trong lĩnh vực dầu ... |