TIN LIÊN QUAN | |
Thương hiệu quốc gia từ môi trường đầu tư, kinh doanh | |
Cần nỗ lực quốc gia |
Tổng giá trị thương hiệu của Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam được ghi nhận đạt 7,26 tỷ USD.
Đây là kết quả được công bố bởi Brand Finance trong khuôn khổ chương trình Brand Finance Forum 2016 tổ chức mới đây. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực ASEAN về giá trị thương hiệu.
Đầu tư thương hiệu
Tốc độ tăng trưởng trung bình của giá trị thương hiệu Việt trong Top 50 là 20%, trong khi các công ty hàng đầu đạt tốc độ tăng trưởng thương hiệu thậm chí cao hơn, ví dụ tăng trưởng 39% trong Top 5. Điều này có nghĩa là các công ty có tốc độ tăng trưởng dưới 10-12% phải thực hiện điều gì đó về thương hiệu của mình nhằm duy trì tính cạnh tranh hoặc tăng giá trị thương hiệu trong tương lai. Điển hình nhất trong hơn hai năm qua, chỉ có Vinamilk là thương hiệu duy nhất trong xếp hạng AAA. Để tăng sức mạnh thương hiệu, các công ty Việt Nam phải hợp lý hóa sự bố trí ngân sách marketing của mình và chuyển việc đầu tư của mình sang kết nối với các bên liên quan.
Nhiều doanh nghiệp đã có những cú bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng về thương hiệu. (Nguồn: tuicool) |
Ông Lại Tiến Mạnh, Đại diện thường trú của Brand Finance tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đang tiến tới quốc tế hóa ở tầm cao mới do tác động từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị cho sự xâm nhập của những thương hiệu quốc tế từ các quốc gia tham gia Hiệp định thương mại tự do. Thương hiệu là vấn đề cần được cân nhắc như một phần quan trọng trong việc chuẩn bị.
Gần đây, Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) trung bình của Top 50 Việt Nam là 60/100, với bảng xếp hạng thương hiệu A+. So với các nước láng giềng trong khu vực, chắc chắn vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện. Thay vì chỉ tập trung vào các khía cạnh giá trị mềm như sự nhận biết về nghiên cứu thị trường, sự thân thiện và giới thiệu, Brand Finance khuyến nghị các công ty Việt Nam thực hiện phương pháp tổng thể hơn – đánh giá tương quan giữa đầu tư thương hiệu, giá trị và thực hiện kinh doanh.
Vẫn theo ông Mạnh, đang có một mức hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) hoàn toàn mới diễn ra ở các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, nhóm hàng tiêu dùng nhanh hoặc bán lẻ (FMCG). Báo cáo Top 50 Thương hiệu Việt năm 2016 do Brand Finance phát hành sẽ cung cấp cho thị trường một tham chiếu quan trọng về việc các nhà đầu tư cần thanh toán bao nhiêu cho thương hiệu khi họ muốn mua cổ phần hoặc thực hiện thỏa thuận M&A.
Giá trị vô hình
Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành của Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương chỉ ra rằng “thương hiệu là các yếu tố tác động dẫn tới thành công quan trọng và vô hình lớn nhất, đem đến lãi cổ phiếu và doanh số kinh doanh. Nếu trên 50% giá trị công ty nằm trong tài sản vô hình thì việc quản lý thương hiệu như một tài sản kinh doanh chiến lược không còn là lựa chọn mà là cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng thương hiệu có xếp hạng sức mạnh thương hiệu cao thuộc loại AAA* có thuận lợi hơn gấp hai lần so với các thương hiệu có xếp hạng sức mạnh thương hiệu loại A".
Các doanh nghiệp trong nước hiếm khi thấy lợi nhuận từ việc này. Tư duy của thương nhân không tập trung đầu tư vào thương hiệu. Đây chính là thời điểm và là lý do khiến các thương hiệu trong nước bị xâm lấn bởi những thương hiệu nước ngoài mạnh hơn hoặc bị những đối thủ nước ngoài mua với giá rất rẻ.
“Trước đây và cả hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa ý thức được đầy đủ giá trị tài sản vô hình là thương hiệu và đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong quá trình mua bán sáp nhập, khi mà giá trị thương hiệu chưa được tính toán đầy đủ vào giá trị thương vụ”, ông Mạnh chia sẻ.
“Cách duy nhất để khắc phục hiện tượng này là đầu tư vào thương hiệu và hiểu biết rõ về giá trị thương hiệu của mình cũng như yếu tố tác động giá trị chứ không chỉ là lao vào bán hàng” ông Samir nói.
Ông Samir Dixit cho biết thêm: “Năm 2016 ghi dấu những tiến bộ vượt bậc của các doanh nghiệp Việt. Rất nhiều cú bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp Việt về giá trị thương hiệu nói riêng và giá trị vô hình nói chung đang ngày càng phát triển”.
Cần nỗ lực quốc gia Mặc dù đã kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và chỉ ít ngày nữa là về nước, nhưng khi được hỏi về ... |
Xây dựng thương hiệu thời giảm phát Trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi, phần lớn các công ty trên toàn cầu buộc phải cắt giảm ... |
Đến lúc xây dựng thương hiệu Việt Nam Việt Nam ta cũng nên xây dựng một thông điệp Ngoại giao Văn hóa, một thương hiệu quốc gia riêng? Tại sao lại không? - ... |