Các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng đại học QS châu Á 2021. (Nguồn: TT) |
Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds, Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực châu Á 2021 (QS Asia University Rankings 2021), trong đó có tên 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Năm nay, Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được QS đánh giá là tốt nhất toàn châu Á, tăng thêm 3 trường so với năm 2020. Cụ thể, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Đáng chú ý, ba trường đại học lần đầu tiên góp mặt trong bảng xếp hạng QS châu Á là: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (có hạng 551-600 rất tốt so với một trường mới xuất hiện lần đầu), Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đồng hạng 601+.
Như vậy, với 237 đại học và trường đại học của Việt Nam, đến nay có 4,64% cơ sở giáo dục đại học trong cả nước có tên trong bảng xếp hạng khu vực của QS. Tỷ lệ này có thể khiêm tốn, nhưng so với bề dày phát triển giáo dục đại học theo chuẩn quốc tế chỉ mới vài chục năm gần đây, nhất là chỉ sau thời gian thí điểm tự chủ đại học theo Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 77/NQ-CP thì rất đáng khích lệ so với truyền thống phát triển đại học lâu đời của các nước khác trong khu vực.
Trong số 11 đại học và trường đại học của Việt Nam được xếp hạng năm nay, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 158 (tụt 15 hạng so với năm 2020 là: 143), Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ 160 (tụt 13 hạng so với năm 2020 là: 147), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xếp hạng 301-350 (tụt hạng so với năm 2020 là: 261-270) và Trường Đại học Cần Thơ xếp hạng 451-500 (tụt hạng so với năm 2020 là: 401-450).
Trong khi đó, Trường Đại học Tôn Đức Thắng xếp hạng 163 (tăng 44 hạng so với năm 2020 là: 207). Như vậy, chỉ trong hai năm, Trường này đã tăng 128 hạng, mức tăng hạng nhiều nhất ở Việt Nam và cũng thuộc nhóm các trường có mức tăng hạng ấn tượng nhất của châu Á.
Trường Đại học Duy Tân xếp hạng 351-400 (tăng hạng với với năm 2020 là: 451-500 gần cả trăm hạng); Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng cùng thuộc nhóm 401-450 (Đại học Huế tăng hạng so với năm 2020 là: 451-500, Đại học Đà Nẵng giữ nguyên hạng).
Những trường đại học mới xuất hiện trong bảng này năm nay chưa có số liệu để so sánh sự tăng trưởng; nhưng việc xuất hiện được trong bảng này đã là thành công lớn của các trường này.
QS châu Á xếp hạng các đại học dựa trên 11 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: danh tiếng về học thuật (30%); danh tiếng nhà tuyển dụng (20%); tỉ lệ giảng viên/sinh viên (10%); tỉ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); tỉ số bài báo xuất bản trên giảng viên (5%); chỉ số trích dẫn trên bài báo (10%); mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); giảng viên quốc tế (2,5%); sinh viên quốc tế (2,5%); sinh viên trao đổi trong nước (2,5%); sinh viên học trao đổi nước ngoài (2,5%)... |
| Vai trò quan trọng của các kỹ sư trong việc ứng phó với những nguy cơ rủi ro TGVN. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cả khu vực và từng quốc gia đều đang đứng trước rất nhiều thách thức, nhất ... |
| Xây dựng luật ở Quốc hội: Người soạn luật nên tránh nhân nhượng, chỉ chú ý 'sân quản lý' của mình TGVN. Vì sao một số luật mau cũ? Luật vừa ban hành xong có khi chưa dùng đã phải sửa hoặc vừa triển khai đã ... |
| Làm người thầy thời nay không dễ! TGVN. Với những áp lực đè nặng trên vai, làm người thầy thời nay không dễ, vì có thể ‘trồng người’ tốt nhưng cũng đầy ... |