Bầu cử Chủ tịch đảng LDP: Nhật Bản sắp có Thủ tướng mới, quan hệ Tokyo-Seoul sẽ đi về đâu?

Thanh Phương
Cả hai ứng cử viên nặng ký cho cuộc đua giành chiếc ghế Thủ tướng Nhật Bản - Bộ trưởng phụ trách vaccine Taro Kono và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, đều không được kỳ vọng sẽ cải thiện quan hệ Tokyo-Seoul.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản có tân lãnh đạo đảng LDP, quan hệ Tokyo-Seoul đi về đâu?
Giới phân tích Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình bầu cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) tại Nhật Bản. (Nguồn: AP)

Quan hệ song phương vẫn còn khúc mắc

Các nhà phân tích Hàn Quốc nhận định, không ai trong số bốn ứng cử viên tranh cử vào vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản có khả năng “phá băng” quan hệ giữa Seoul và Tokyo.

Hai nước láng giềng Đông Bắc Á được cho là vẫn bất đồng với nhau về các vấn đề lịch sử để lại từ thời Nhật Bản chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên (1910-1945), bao gồm việc tranh cãi về khoản bồi thường cho những người lao động Hàn Quốc làm việc cho các công ty Nhật Bản trong Thế chiến II, vấn đề phụ nữ "mua vui" thời chiến và tranh chấp chủ quyền tại đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima.

Tờ Nikkei Asia cho rằng, những tranh chấp kéo dài nhiều thập kỷ qua đang cản trở các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do song phương, cũng như khả năng Hàn Quốc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Nhật Bản dẫn đầu.

Các nhà quan sát chính trị ở Hàn Quốc dự báo, có thể phải mất 2 hoặc 3 năm nữa, Nhật Bản và Hàn Quốc mới có thể xoay chuyển quan hệ, do cả hai bên đều không thể hiện ý chí mạnh mẽ để phá vỡ thế bế tắc.

Lee Won-deog, Giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Đại học Kookmin cho biết, cả hai ứng cử viên được yêu thích trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng LDP là ông Taro Kono và ông Fumio Kishida đều không có vốn chính trị để tạo ra những thay đổi lớn trong quan hệ song phương.

Giáo sư Lee cũng bổ sung: “Nhật Bản sẽ không chấp nhận lập trường của Hàn Quốc đối với vấn đề người lao động và phụ nữ 'mua vui' thời chiến. Hàn Quốc nắm giữ chìa khóa để giải quyết những vấn đề này".

Ông Lee nói thêm rằng, cuộc bầu cử Tổng thống của Hàn Quốc vào tháng 3 năm sau sẽ có tác động lớn hơn nữa đến quan hệ hai nước.

NÓNG: Triều Tiên lại vừa phóng ít nhất một vật thể bay ra biển Nhật Bản

NÓNG: Triều Tiên lại vừa phóng ít nhất một vật thể bay ra biển Nhật Bản

Kỳ vọng không nhiều

Cuộc đua giành chiếc "ghế nóng" lãnh đạo đảng LDP cầm quyền của Nhật Bản đã gần ngay trước mắt.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, Bộ trưởng vaccine Taro Kono trước đây từng là Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của xứ sở hoa anh đào, nhận được sự ủng hộ từ các đảng viên của đảng cầm quyền.

Nhưng ông Kishida, người cũng từng nắm giữ cương vị tương tự ông Kono, dường như được các nhà lập pháp ủng hộ nhiều hơn.

Có thể thấy, các ứng cử viên tranh cử vị trí Thủ tướng Nhật Bản đã có những quan điểm và phát biểu khác nhau về việc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.

Ông Taro Kono là con trai của cựu Chánh Văn phòng Nhật Bản Yohei Kono, là phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản vào năm 1993 và từng công khai xin lỗi về “phụ nữ mua vui” thời chiến.

Các nhà phân tích Hàn Quốc có ấn tượng tốt về ông Kono nhờ di sản của ông Yohei để lại, nhưng vẫn tỏ ra hoài nghi về việc liệu ông có nối gót cha hay không.

Lee Bu-hyung, Giám đốc tại Viện nghiên cứu Hyundai cho biết: “Bộ trưởng Kono nói rằng ông ấy sẽ kế tục di sản của cha, nhưng việc giữ lời hứa sẽ không dễ dàng. Ông ấy khó có thể hành động để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc do có rất ít sự ủng hộ trong LDP".

Phó Giáo sư quan hệ quốc tế Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha Womans ở Seoul cho biết, “ông Kono được biết đến với tuyên bố hướng tới lịch sử của cha, nhưng cũng là người có lập trường cứng rắn đối với các phán quyết của tòa án Hàn Quốc có lợi cho các nguyên đơn lao động thời chiến".

Trong chiến dịch tranh cử, chính trị gia 58 tuổi đã gọi Hàn Quốc là “nước láng giềng quan trọng”, nói rằng Nhật Bản nên nỗ lực hơn nữa để Hàn Quốc hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ láng giềng Nhật-Hàn.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích Seoul vì đã tiến hành "chiến dịch tuyên truyền" chống lại Nhật Bản, đồng thời nói thêm rằng, Tokyo cần phải hành động nhanh chóng bằng cách đẩy mạnh việc phổ biến thông tin của chính mình.

Tin liên quan
Sau Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Trong khi đó, ông Fumio Kishida - người giữ cương vị Ngoại trưởng Nhật Bản vào năm 2015, đã ký một thỏa thuận về phụ nữ “mua vui” với chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Geun-hye.

Theo thỏa thuận, một năm sau đó, Seoul đã thành lập quỹ hỗ trợ những phụ nữ “mua vui” trước đây bằng cách sử dụng 1 tỷ Yen (khoảng 9 triệu USD) từ Tokyo.

Tuy nhiên, Tổng thống Moon Jae-in đã chỉ trích thỏa thuận này khi ông lên nắm quyền vào năm 2017 và đã giải thể quỹ vào năm sau đó.

Chuyên gia Easley nêu rõ: “Ông Kishida được coi là ôn hòa hơn về chính sách đối ngoại, nhưng thỏa thuận năm 2015 về phụ nữ 'mua vui' không được nhìn nhận tích cực ở xứ sở kim chi”.

Dầu vậy, Giáo sư Lee có quan điểm phản đối ông Kishida khi cho rằng, ông “có sự ủng hộ mạnh mẽ trong LDP, nhưng chính sách của ông ấy khác xa so với định hướng của chúng tôi".

Khi được hỏi về việc cải thiện mối quan hệ với Seoul, ông Kishida nhấn mạnh: “Bóng đang ở trên sân của Hàn Quốc".

Mặc dù ông Kishida coi quan hệ Nhật-Hàn là quan trọng, nhưng ông nói thêm rằng “rất khó để phát triển quan hệ song phương trừ khi Hàn Quốc bắt đầu chơi đúng luật".

Chính trường Nhật Bản và khả năng hình thành

Chính trường Nhật Bản và khả năng hình thành 'cuộc đua tam mã'

Hai ứng cử viên cìn lại và kém nổi bật hơn là bà Sanae Takaichi và Seiko Noda cũng có những phát biểu quan trọng về Hàn Quốc trong chiến dịch tranh cử.

Bà Sanae Takaichi theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn được coi là người ít có khả năng hàn gắn mối quan hệ với Hàn Quốc.

Bà ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản, lập luận rằng những hành động của Tokyo trong chiến tranh bị phóng đại quá mức.

Tuy nhiên, ứng cử viên 60 tuổi này gần đây đưa ra tuyên bố: “Nhật Bản làm tổn thương lòng tự hào của người Hàn Quốc khi sáp nhập Bán đảo Triều Tiên và hệ thống phụ nữ “giải khuây” đã gây nỗi đau cho người dân Hàn Quốc", đồng thời nói thêm rằng những điều như vậy không bao giờ được lặp lại.

Dầu vậy, Seo Kyoung-duk, Giáo sư bộ môn nghệ thuật tự do tại Đại học Nữ sinh Sungshin đã chỉ trích bà Takaichi là thô lỗ khi nói rằng, Hàn Quốc không nên xây dựng bất cứ thứ gì trên đảo Dokdo/ Takeshima.

Trong khi đó, ứng cử viên Seiko Noda phát biểu rằng, các quốc gia nên nhìn về tương lai và tạo ra một môi trường tích cực cho các thế hệ mai sau.

Bà cho rằng, Hàn Quốc tập trung quá nhiều vào quá khứ và nước này cần tôn trọng các thỏa thuận trong quá khứ với Nhật Bản.

Theo nhận định của Giáo sư Lee, mặc dù bà Noda không có nhiều khả năng trúng cử, nhưng bà là lựa chọn tốt nhất để cải thiện mối quan hệ hai nước.

Lý do Tokyo triệu hồi Phó Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc

Lý do Tokyo triệu hồi Phó Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc

Báo Nikkei (Nhật Bản) ngày 1/8 đưa tin Phó Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc Soma Hirohisa đã bị triệu hồi về nước sau ...

Sự cố ngoại giao Nhật-Hàn: Hệ quả khó lường

Sự cố ngoại giao Nhật-Hàn: Hệ quả khó lường

Sự cố ngoại giao ngày 17/7 vừa qua không chỉ đẩy quan hệ Nhật-Hàn vướng căng thẳng mới, mà còn có thể để lại hệ ...

(theo Nikkei Asia)

Đọc thêm

Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Mới đây, thiết kế của dòng iPhone 16 được cho là đã lộ diện thông qua các mô hình 3D được chia sẻ trên mạng.
Khủng bố - Nỗi ám ảnh chưa dứt

Khủng bố - Nỗi ám ảnh chưa dứt

Vụ khủng bố tại Moscow rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đánh giá cao những đóng góp của Báo Thế giới & Việt Nam trong việc củng cố và phát triển quan ...
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động