Bốn ứng cử viên cho vị trí chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản. (Nguồn: Japan Times) |
Cạnh tranh mạnh giữa 3 ứng cử viên
Trong lịch sử bầu cử chủ tịch LDP ở Nhật Bản, có những cuộc bầu cử mà ứng cử viên có số phiếu ít hơn ở vòng bầu cử đầu tiên đã lật ngược thế cờ và giành chiến thắng ở vòng chung kết.
Cuộc bầu cử chủ tịch LDP năm 2021 là cuộc cạnh tranh giữa 4 ứng cử viên: ông Fumio Kishida, cựu Bộ trưởng Ngoại giao; ông Kono Taro, Bộ trưởng phụ trách cải cách hành chính và tiêm chủng vaccine; bà Sanae Takaichi, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và truyền thông và bà Noda Seiko, đại diện Tổng thư ký LDP.
Các ứng viên sẽ nỗ lực để có thể giành quá bán trên tổng số phiếu là 764, trong đó có 382 phiếu nghị sĩ quốc hội và 382 phiếu từ đảng viên thông thường.
Trường hợp không có ứng cử viên giành số phiếu quá bán, 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ bước tiếp vào vòng bỏ phiếu chung kết với tổng số phiếu là 429, trong đó, số phiếu nghị sĩ quốc hội vẫn giữ nguyên là 382, trong khi số phiếu đảng viên sẽ bị giảm xuống còn 47 với đại diện của 47 chi bộ địa phương.
Theo kết quả điều tra chung của báo Nikkei và kênh truyền hình Tokyo, số lượng nghị sĩ ủng hộ các ứng cử viên lần lượt theo thứ tự là ông Fumio Kishida, ông Kono Taro, bà Sanae Takaichi và sau cùng là bà Noda Seiko.
Do đó, cuộc cạnh tranh được cho là sẽ diễn ra ở 3 ứng cử viên dẫn đầu.
Để có thể giành được số phiếu quá bán ở lần bầu cử đầu tiên, ứng cử viên phải có được 60% số phiếu từ đảng viên thông thường.
Một nghị sĩ ủng hộ ứng cử viên Kono đã nói rằng sau khi nhìn kết quả khảo sát, có khả năng cuộc bầu cử phải bước vào vòng chung kết.
Ứng cử viên Kono nhận được sự ủng hộ cao trong các cuộc điều tra xã hội, song nhóm bầu cử của ông Kono cũng quan ngại rằng việc có nhiều ứng cử viên tranh cử khiến số phiếu đảng viên sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Nhóm tranh cử của ứng cử viên Fumio Kishida đánh giá khả năng cuộc bầu cử không thể quyết định ở vòng đầu tiên và đang triển khai chiến lược cho vòng bầu cử chung kết.
Do ứng cử viên Kono đang chiếm ưu thế về tỷ lệ ủng hộ của dư luận xã hội nên nhóm tranh cử của ông Fumio kỳ vọng về ưu thế số phiếu nghị sĩ trong vòng chung kết.
Ứng cử viên Sanae Takaichi cũng đang nỗ lực để có thể giành được vị trí thứ hai trong cuộc bầu cử đầu tiên để có thể đi tiếp vào vòng sau.
Lịch sử có lặp lại?
Trong quá khứ, đã có 2 cuộc bầu cử chủ tịch LDP mà ứng cử viên có số phiếu ít hơn ở vòng một đã giành chiến thắng ở vòng chung kết.
Trường hợp thứ nhất là cuộc bầu cử năm 1956. Khi ấy, ông Kishi là người dẫn đầu trong vòng đầu tiên nhưng không giành được đa số phiếu. Ở vòng chung kết, ứng cử viên Ishibashi ở vị trí thứ 2 và ứng cử viên Ishii ở vị trí thứ 3 đã hình thành "liên minh" nhằm tập trung phiếu bầu và đã vượt qua ông Kishi.
Một trường hợp khác là cuộc bầu cử chủ tịch LDP năm 2012. Ở vòng đầu tiên, ứng cử viên Ishiba giành được quá bán số phiếu đảng viên thông thường và đứng vị trí số 1. Tuy nhiên, ở vòng chung kết, sự ủng hộ của các nghị sĩ tập trung chủ yếu cho ông Abe Shinzo và kết quả ông Abe “lật ngược thế cờ” và giành chiến thắng chung cuộc.
Số phiếu đảng viên thông thường được cho là có liên quan nhất định đến tỷ lệ ủng hộ ứng viên trong các cuộc điều tra xã hội, song điều này có thể bị ảnh hưởng nếu có quá nhiều ứng viên tranh cử.
Khi bước vào vòng bỏ phiếu cuối cùng, các nghị sĩ có xu hướng đánh giá kết quả phiếu bầu đảng viên và trên thực tế, nhóm vận động tranh cử của các ứng viên cũng cân nhắc đến yếu tố này.
Trong cuộc bầu cử chủ tịch LDP lần này, hầu hết các phái trong LDP không thống nhất ứng viên bầu cử ở vòng đầu tiên và có khả năng xu hướng này cũng diễn ra ở vòng bầu cử chung kết.
Chính vì lý do này, cuộc bầu cử chủ tịch LDP sẽ càng trở nên khó đoán hơn rất nhiều.
| Nhật Bản tặng Việt Nam thêm 400.000 liều vaccine Covid-19 Rạng sáng nay (25/9), lô vaccine Covid-19 với khoảng 400.000 liều của Nhật Bản đã đến Việt Nam, nâng tổng số vaccine Nhật Bản viện ... |
| Nhóm Bộ tứ quyết định họp thượng đỉnh hằng năm, Nhật Bản nêu ý kiến về AUKUS Thủ tướng Nhật Bản cho biết nhóm Bộ tứ đã nhất trí tổ chức họp thượng đỉnh hằng năm, đẩy mạnh hợp tác trong các ... |