Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV: Câu chuyện Quốc hội chuyên nghiệp

ThS. LÊ VĂN NAM
Văn phòng Quốc hội
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV sẽ được tiến hành vào ngày 23/5/2021 tới là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV thực sự là ngày hội của toàn dân, hướng đến hoạt động Quốc hội chuyên nghiệp, đòi hỏi công tác chuẩn bị cho bầu cử phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, các bước, quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội bảo đảm minh bạch, tập trung dân chủ.

Tranh tuyên truyền, cổ động bầu cử trên phố Đại Cồ Việt. (Nguồn: TTXVN)
Tranh tuyên truyền, cổ động bầu cử trên phố Đại Cồ Việt. (Nguồn: TTXVN)

Những điểm mới của bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc - Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Phiên họp Quốc hội ngày 3/11/2020 do không trung thực khai báo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là bài học đắt giá cho Quốc hội khóa XIV.

Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội do vi phạm tiêu chuẩn quốc tịch đặt ra vấn đề về tính đại diện của đại biểu Quốc hội, về trách nhiệm giải trình của đại biểu trước cử tri. Nếu đại biểu Quốc hội cũng đồng thời là công dân quốc gia khác thì khó đáp ứng được tiêu chuẩn trung thành, chỉ đấu tranh cho quyền lợi của người dân Việt Nam.

Theo quy định Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015, đại biểu Quốc hội phải là công dân Việt Nam, đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua hiệp thương nhân dân đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, có đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội.

Vụ việc của ông Phạm Phú Quốc cùng với một số vụ việc đại biểu Quốc hội có hai quốc tịch trước đây thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) đã bổ sung vào một tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam" (Khoản 1a, Điều 22).

Đây là một điểm mới quan trọng trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV lần này. Người ứng cử khi nộp hồ sơ ứng cử phải ghi rõ “Chỉ có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và không trong thời gian thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch quốc gia khác”. Trường hợp đang có cả quốc tịch nước khác hoặc đang làm thủ tục xin gia nhập quốc tịch nước khác thì ghi rõ thông tin về các quốc tịch đang có hoặc đang xin gia nhập.

Điểm mới thứ hai của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội lần này là số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tăng lên là 40% (tăng 5%), quy định tại Khoản 2, Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020.

Theo các quy định này, ngày 11/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương) được phân bổ 133 đại biểu (26,6%); đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Thanh Hóa, mỗi địa phương có 2 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).

Các điểm mới này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, đồng thời là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp. Các quy định này có tác động đến công tác chuẩn bị bầu cử trong việc rà soát hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, công tác quy hoạch, lựa chọn và bố trí nhân sự để lựa chọn được những đại biểu có trình độ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội chuyên trách cần kỹ lưỡng hơn.

Hướng tới mục tiêu lựa chọn người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương phải bảo đảm chất lượng, có khả năng đóng góp vào hoạt động của Quốc hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chỉnh trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung thì còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách và khả năng tổ chức công việc; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với công tác Quốc hội.

Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách nói chung phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương) được phân bổ 133 đại biểu (26,6%); đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Thanh Hóa, mỗi địa phương có 2 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).

Công tác đại biểu không có chuyện "xếp ghế"

Khi đặt tiêu chuẩn khắt khe hơn hơn đối với đại biểu Quốc hội khóa tới thì công tác đại biểu càng phải được tiến hành chặt chẽ và minh bạch. Tại phiên thảo luận sáng 26/3/2021, kỳ họp thứ 11, khi thảo luận về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội, một số đại biểu đã thẳng thắn nêu quan điểm không được biến Quốc hội thành “căn phòng kín” để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực.

Nhiều đại biểu cũng nêu vấn đề cần cảnh giác tình trạng thâu tóm quyền lực. Quốc hội cần phát huy quyền lực nhân dân để đào tạo cán bộ cho đất nước. Những ý kiến bên lề Quốc hội hay trên các diễn đàn khác cũng băn khoăn việc có hay không chuyện “xếp ghế”, “chia chác quyền lực” ngay từ trước khi bước vào phòng kín, đó chính là công tác bầu cử đại biểu Quốc hội.

Có thể nói, đây là băn khoăn chính đáng không chỉ của cử tri mà của toàn thể nhân dân khi cầm lá phiếu ủy quyền cho một đại biểu đại diện mình, nói tiếng nói của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Hiện nay, theo các quy định của pháp luật về bầu cử thì quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội được khái quát trong 8 bước như sau:

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội thực hiện việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.

5. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, căn cứ vào cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ đại biểu để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

6. Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử cư trú và cử tri nơi công tác (nếu có) đối với người tự ứng cử.

7. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

8. Hội đồng bầu cử quốc gia lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước.

Quy trình này được áp dụng từ lâu và về cơ bản đã được thực hiện theo hướng nhằm tạo điều kiện rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, tạo điều kiện cho nhân dân (cử tri) tham gia xây dựng chính quyền, tham gia lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử ngay từ khâu lựa chọn ứng cử viên.

Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước được thể hiện rõ trong Chị thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV là giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội.

Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chỉnh trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung thì còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách và khả năng tổ chức công việc; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với công tác Quốc hội.

Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội bảo đảm theo đúng quy trình luật định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Người trong danh sách chính thức những người ứng cử thì ai trúng cử cũng xứng đáng đại diện cho cử tri tham gia Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân.

Ngoài ra, kiểm soát quyền lực và minh bạch trong công tác bầu cử còn thể hiện số lượng người tự ứng cử và tổng số người ứng cử trong cả nước. Tự ứng cử đại biểu Quốc hội không phải là vấn đề mới, ngay từ Quốc hội khoá đầu tiên khi nước nhà mới giành được độc lập, vấn đề này đã được đặt ra và thực hiện trên thực tế.

Chính trong quá trình vận động bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Tổng tuyển cử là một dịp để cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có đức, có tài để ra gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân đều có quyền bầu cử".

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoàn toàn không có phân biệt giữa người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII có 30 người tự ứng cử trong danh sách chính thức và có một người trúng cử. Khóa XIII có 4 người tự ứng cử trúng cử đại biểu Quốc hội. Quốc hội khóa XIV, cả nước có 870 người trong danh sách chính thức (197 người do Trung ương giới thiệu; 662 người do cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu; 11 người tự ứng cử). Số người tự ứng cử trúng cử là 2 người là ông Nguyễn Anh Trí ứng cử ở Hà Nội và ông Phạm Quang Dũng ứng cử ở Nam Định.

Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV lần này, tính đến ngày 19/3/2021, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã hoàn thành việc tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội là 1.085 người, trong đó có 205 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu, 804 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu, 76 người tự ứng cử, đạt tỷ lệ bình quân 2,17 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu.

Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách nói chung phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Trong quá trình tăng cường và mở rộng dân chủ trên mỗi lĩnh vực đời sống xã hội thì bầu cử và ứng cử là một quyền cơ bản về chính trị của công dân cũng rất cần được dân chủ nhiều hơn, thực chất hơn. Cả xã hội đang phấn đấu thực hiện dân chủ nên nhiều người quan niệm về dân chủ cũng khác nhau.

Cũng có một số người lợi dụng dân chủ để mưu cầu quyền lợi riêng; thậm chí người có quan điểm sai trái cũng tự ứng cử để hòng cất tiếng nói lạc điệu trong cơ quan quyền lực nhà nước tối cao.

Cũng có ít người từ động cơ không chính đáng, muốn thông qua cuộc bầu cử để thử thách, kiểm tra trách nhiệm của những người, những tổ chức phụ trách bầu cử. Chính vì thế lựa chọn những người xứng đáng đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của mình vừa là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân; là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chuẩn bị tốt nhất cho một Quốc hội chuyên nghiệp.

TIN LIÊN QUAN
100% cử tri nơi cư trú tín nhiệm giới thiệu ông Bùi Thanh Sơn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia
Tập huấn báo chí tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026
Cử tri phường Liễu Giai tín nhiệm tuyệt đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026
Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là gì?
184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/2/2025: Ma Kết có nhiều ý tưởng mới

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/2/2025: Ma Kết có nhiều ý tưởng mới

Tử vi hôm nay 17/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 17/2. Lịch âm hôm nay 17/2/2025? Âm lịch hôm nay 17/2. Lịch vạn niên 17/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh ...
Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Chủ tịch Quốc hội cho rằng cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cần ra sức phấn đấu để góp phần đưa nước ta phát triển nhanh và ...
AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

'Những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính ...
Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga đã tấn công và phá hủy nhà máy nhiệt điện ở Nikolaev (miền Nam Ukraine) trong đêm, khiến hơn 46.000 người dân không có điện sưởi ấm giữa mùa ...
Sinh viên Nhật Bản trao tặng xe lăn miễn phí cho trẻ khuyết tật Việt Nam

Sinh viên Nhật Bản trao tặng xe lăn miễn phí cho trẻ khuyết tật Việt Nam

Câu lạc bộ Rotaract, Đại học Chuo đã trao tặng cho 9 trẻ thuộc Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam và 1 trẻ khuyết tật tại Quảng Ninh.
Tự hào về trí tuệ, năng lực và bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam

Tự hào về trí tuệ, năng lực và bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam

Việt Nam cam kết sẽ cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới và trao quyền để phụ nữ phát huy mọi tiềm năng...
Việt Nam lần đầu tiên có Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người

Việt Nam lần đầu tiên có Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người

Giải thưởng nhằm tôn vinh các tác phẩm xuất sắc, khẳng định sinh động, khách quan thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Ngày quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học: 'Bóng hồng' vật lý Việt Nam ở châu Âu

Ngày quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học: 'Bóng hồng' vật lý Việt Nam ở châu Âu

Chia sẻ của nhà vật lý Phạm Lê Hà Thu làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) nhân Ngày quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học ...
Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.
UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.
Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững...
USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong...
Tết Nguyên đán ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Tết Nguyên đán ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Đồng bào Khmer sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xem Tết Nguyên đán của người Kinh là một trong những cái Tết của dân tộc mình.
Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội từ 13-14/1.
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Indonesia mời Google hợp tác bảo vệ trẻ em trên không gian số

Indonesia mời Google hợp tác bảo vệ trẻ em trên không gian số

Indonesia sẽ thực hiện các quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp xúc với nội dung nguy hiểm như khiêu dâm và cờ bạc trực tuyến.
Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Vàng Chỉnh Mình lập ra cái gọi là 'Liên minh người Mông vì công lý' để tiến hành các hoạt động chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Indonesia quyết tâm tạo 'vòng tròn an toàn' cho trẻ em trên không gian số

Indonesia quyết tâm tạo 'vòng tròn an toàn' cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết mối nguy từ cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bạo lực tình dục.
Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.
Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.
Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Việc phụ nữ đăng ký nghĩa vụ quân sự là chưa từng có ở Brazil, mặc dù phụ nữ đã tham gia quân ngũ chuyên nghiệp từ những năm 1980.
Phiên bản di động