Nhỏ Bình thường Lớn

Bầu cử nghị viện EU: Việc chung cầu kỳ như việc riêng, vì sao?

Một trong những cuộc vận động dân chủ lớn nhất thế giới sẽ diễn ra trong tuần này, với khoảng 373 triệu người trên khắp Liên minh châu Âu (EU) đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) tiếp theo.
Bầu cử nghị viện EU: Việc chung cầu kỳ như việc riêng, vì sao?
Nhà lãnh đạo cực hữu Hà Lan Geert Wilders bỏ phiếu tại điểm bầu cử EU ở The Hague ngày 6/6. (Nguồn: Reuters)

Một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới sẽ diễn ra trong tuần này, với khoảng 373 triệu người trên khắp Liên minh châu Âu (EU) đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) tiếp theo.

Cử tri ở 27 nước thành viên EU sẽ tham gia bỏ phiếu từ ngày 6-9/6 để bầu ra 720 thành viên EP - thể chế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các ưu tiên và định hướng chính trị của khối trong 5 năm tới.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào thời điểm then chốt đối với EU, vốn đang phải vật lộn với các vấn đề từ các cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza cho đến nhập cư và biến đổi khí hậu.

Cuộc bầu cử EP là gì?

Cứ 5 năm một lần, cuộc bầu cử EP được tổ chức trong bốn ngày vào tháng 6. Năm nay, cuộc bầu cử diễn ra từ ngày 6-9/6.

Các cuộc bầu cử được tổ chức trong nhiều ngày vì mặc dù là cuộc bầu cử một thể chế của EU nhưng vẫn được mỗi nước thành viên EU sắp xếp và triển khai như những cuộc bỏ phiếu cấp quốc gia.

Tin liên quan
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Ở một số quốc gia, cuộc bỏ phiếu có thể được tổ chức trong một ngày, trong khi những quốc gia khác tổ chức trong vài ngày.

Do các cuộc bầu cử được quản lý ở cấp quốc gia nên không phải tất cả cuộc bầu cử đều được thực hiện theo cùng một cách. Tuy nhiên, tất cả cuộc bỏ phiếu đều phải sử dụng một hệ thống đại diện theo tỷ lệ, trong đó số lượng nhà lập pháp được bầu vào EP tương quan trực tiếp với tỷ lệ cử tri bỏ phiếu cho họ.

Sau khi tất cả các phiếu bầu được kiểm, mỗi đảng chính trị quốc gia sẽ được chỉ định một số thành viên EP (MEP) tương ứng với tỷ lệ phiếu bầu của họ. Việc phân công việc này như thế nào là tùy thuộc vào các quốc gia thành viên.

Sau khi được bổ nhiệm vào EP, các thành viên có thể tham gia một đảng chính trị châu Âu, từ đó có thể tham gia một nhóm trong EP. Các đảng và nhóm này có tính chất đa quốc gia và dựa trên một tập hợp niềm tin chung. Nhóm càng lớn thì càng có nhiều ảnh hưởng trong EP.

Kết quả bầu cử sẽ bắt đầu có vào chiều 9/6, nhưng kết quả đầy đủ sẽ không được công bố cho đến ít nhất là ngày 10/6.

Quan điểm của EP và nhiệm vụ của MEP

EP hoạt động chủ yếu tại trụ sở ở Brussels (Bỉ), là nhánh lập pháp của EU và là một trong ba thể chế chính của khối - cùng với Ủy ban châu Âu (EC) là cơ quan hành pháp, và Hội đồng châu Âu bao gồm những người đứng đầu chính phủ 27 quốc gia thành viên.

EP là thể chế duy nhất của EU, nơi các đại diện được bầu trực tiếp và MEP thông qua các luật được áp dụng trên toàn khối. Bất kỳ đạo luật nào được thực thi, thì cần tới sự đồng ý của cả EP và Hội đồng châu Âu.

Một trong những vai trò quan trọng nhất của EP là phê chuẩn thành phần của EC - cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng về định hướng chính trị của khối thương mại lớn nhất thế giới và có tiếng nói cuối cùng về việc bổ nhiệm Chủ tịch EC.

Hiện nay, Chủ tịch EC là bà Ursula von der Leyen người Đức, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ lãnh đạo thứ hai.

EP là thể chế phê chuẩn cuối cùng đối với hàng tỷ Euro được phân bổ trong ngân sách EU. Thể chế này thường có tiếng nói cuối cùng về các vấn đề chính sách lớn như ngân sách, thương mại và các biện pháp trừng phạt đối với công dân nước ngoài.

Câu chuyện của bầu cử EP 2024

Bầu cử EP 2024 diễn ra trong bối cảnh EU phải đứng trước các vấn đề lớn như nhập cư, biến đổi khí hậu, an ninh và hỗ trợ cho Ukraine.

Mặc dù số liệu người di cư bất thường thấp hơn so với thời kỳ khủng hoảng người di cư 2015-2016, nhưng đây vẫn là vấn đề nhạy cảm trên toàn EU.

Làm chậm tác động của biến đổi khí hậu và làm cho châu Âu xanh hơn là ưu tiên hàng đầu của EU trong một thời gian dài. Tuy nhiên, một số quốc gia hiện nay đang chùn bước trước cái giá phải trả cho việc cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

EU phần lớn thống nhất ủng hộ Ukraine, nhưng điều đó cũng có thể bị ảnh hưởng nếu những người theo chủ nghĩa dân túy được bầu lãnh đạo chính phủ trong một số nước thành viên EU.

Nếu 720 MEP đại diện cho 27 quốc gia và hàng trăm đảng chính trị trong nước khác nhau đều được tự do hoạt động thì mọi việc sẽ trở nên rất phức tạp. Để đơn giản hóa công việc của EP, lãnh đạo chính phủ các nước thành lập liên minh với nhau dựa trên niềm tin chính trị chung – các đảng chính trị châu Âu.

Ví dụ: Nếu một chính trị gia là thành viên của đảng Phục hưng ở Pháp, thì người đó sẽ đại diện cho đảng đó với tư cách là MEP ở cấp quốc gia. Nếu sau khi được bầu vào EP, họ sẽ gia nhập đảng Phục hưng châu Âu (Renew Europe - RE) theo đường lối tự do, ôn hòa hiện có thành viên đến từ 24 trong số 27 nước thành viên EU. Sau khi vào EP, họ sẽ ngồi cùng với các MEP khác từ các đảng RE ở các quốc gia khác với tư cách là một nhóm chính trị.

Có bảy nhóm chính trị chính trong EP, từ cực hữu đến cực tả. Hai nhóm chiếm ưu thế là Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) bảo thủ trung hữu và Liên minh Tiến bộ xã hội và dân chủ (S&D) trung tả. Do tính đại diện theo tỷ lệ, không một nhóm nào có thể đạt được đa số và do đó họ phải thành lập các liên minh rộng rãi để hoàn thành mọi công việc trong Nghị viện.

Lần đầu tiên sau 11 năm, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu bị S&P hạ bậc xếp hạng tín nhiệm

Lần đầu tiên sau 11 năm, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu bị S&P hạ bậc xếp hạng tín nhiệm

S&P nêu rõ, thâm hụt ngân sách của quốc gia châu Âu trong năm 2023, chiếm khoảng 5,5% GDP, cao hơn dự báo trước đó ...

Lý do Italy là nước thành viên có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao thứ ba EU?

Lý do Italy là nước thành viên có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao thứ ba EU?

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Italy cho biết, quốc gia này đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong ...

EU ‘quá nhỏ bé’ trong cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh, đang hoạt động theo ‘thế giới của ngày hôm qua’, tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc?

EU ‘quá nhỏ bé’ trong cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh, đang hoạt động theo ‘thế giới của ngày hôm qua’, tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc?

Thị phần của EU trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp và nỗi lo sợ rằng lục địa này không còn có ...

Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán gia nhập EU

Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán gia nhập EU

Ngày 5/6, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Czech Martin Dvorak khởi xướng lá thư chung kêu gọi Bỉ trên cương vị Chủ ...

Hy vọng mới cho Palestine

Hy vọng mới cho Palestine

Việc bốn nước châu Âu vốn là đồng minh của Israel công nhận Nhà nước Palestine cho thấy sự thay đổi căn bản trong quan ...

(theo CNN)