Bầu cử thủ tướng Singapore: 3 ứng cử viên nặng ký

Hoa Lan
Sau khi Phó Thủ tướng Heng Swee Keat bất ngờ tuyên bố rút lui trong cuộc đua giành chiếc "ghế nóng" thủ tướng Singapore, 3 ứng cử viên được gọi tên cho vị trí này là Lawrence Wong, Ong Ye Kung và Chan Chun Sing.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Thủ tướng Singapore: 3 ứng cử viên nặng ký cho chiếc 'ghế nóng' của quốc đảo sư tử
Các vị Bộ trưởng Ong Ye Kung, Lawrence Wong và Chan Chun Sing được coi là những ứng cử viên tiềm năng cho chức thủ tướng Singapore. (Nguồn: Mayuko Tani, AP)

Cho đến tháng 4 vừa qua, Phó Thủ tướng Heng Swee Keat vẫn được xem là nhân vật kế nhiệm sáng giá cho vị trí thủ tướng Singapore, thay thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long.

Bên cạnh cương vị Phó Thủ tướng, ông Heng còn giữ vai trò Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Điều phối chính sách kinh tế của Singapore. Tuy nhiên, trong quyết định được công bố ngày 8/4, ông Heng sẽ rời khỏi đội ngũ lãnh đạo 4G - thế hệ lãnh đạo thứ 4 của quốc đảo sư tử.

Điều này dấy lên câu hỏi lớn rằng, ai sẽ là người kế nhiệm vị trí người đứng đầu chính phủ Singapore trong cuộc bầu cử tiếp theo? Ngay cả khi Thủ tướng Lý Hiển Long đã công bố đội hình cải tổ nội các, đáp án cho bài toán này vẫn là một ẩn số.

Tuy nhiên, một số tên tuổi được coi là tiềm năng đến từ đảng Hành động Nhân dân cầm quyền (PAP), thu hút phần lớn sự chú ý của các cử tri Singapore bao gồm: Bộ trưởng Lawrence Wong, Bộ trưởng Ong Ye Kung và Bộ trưởng Chan Chun Sing.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La, được ...

Cả 3 ứng cử viên trên đều đáp ứng được tiêu chí của người lãnh đạo kế cận mà Phó Thủ tướng Heng Swee Keat đã đề xuất, đó là phải trẻ tuổi hơn ông.

Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long chia sẻ về việc không muốn tiếp tục cầm quyền khi bước vào ngưỡng cửa tuổi 70. Thay vào đó, ông muốn để một nhà lãnh đạo trẻ hơn, nhiều triển vọng hơn, có thể tiếp bước con đường này.

Tuy nhiên, ông Lý khẳng định sẽ vẫn tiếp tục lãnh đạo đất nước cho đến khi quốc gia Đông Nam Á này vượt qua đại dịch Covid-19.

Ông Eugene Tan, Phó Giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, trả lời Nikkei Asia rằng: "Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các kế hoạch phát triển của Singapore". Dù vậy, người dân Singapore vẫn mong chờ xem ai sẽ là nhà lãnh đạo tiếp theo.

Dưới đây là 3 ứng cử viên sáng giá cho thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Singapore.

Tân Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong: Ứng viên sáng giá

Ông Lawrence Wong, người kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính thay Phó Thủ tướng Heng, được nhận định là một gương mặt sáng giá trong cuộc chạy đua chức thủ tướng Singapore.

Ứng cử viên 49 tuổi từng là lãnh đạo Cơ quan điều tiết quản lý thị trường năng lượng EMA và hiện đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Tuy nhiên, sau ngày 15/5, khi quyết định cải tổ nội các có hiệu lực, ông Wong sẽ chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ tài chính của quốc gia 5,7 triệu dân.

Nhà phân tích Yu Liuqing thuộc Cơ quan Tình báo Kinh tế chia sẻ với tờ Nikkei Asia rằng, ông Lawrence Wong sẽ là Bộ trưởng có kinh nghiệm toàn diện nhất trong đội ngũ lãnh đạo 4G sau khi nhậm chức.

Tin liên quan
Singapore cải tổ Nội các, điều chuyển 7 vị trí Bộ trưởng Singapore cải tổ Nội các, điều chuyển 7 vị trí Bộ trưởng

Theo đó, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch giải quyết các vấn đề về chính sách cho người dân Singapore, bao gồm việc công bố ngân sách hàng năm.

Thêm vào đó, vai trò của chính trị gia Wong trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 tại Singapore được xem là yếu tố giúp ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng.

Thông qua việc đồng chủ trì lực lượng đặc nhiệm nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2, các phương tiện truyền thông Singapore đã khắc hoạ ông Wong là một nhân vật tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, ông Lawrence Wong được đánh giá là một trong 3 ứng cử viên trẻ tuổi và tiềm năng nhất cho vị trí thủ tướng.

Trong bối cảnh các chính trị gia phe đối lập giành được nhiều lợi thế trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, đảng PAP mong muốn tìm kiếm ứng cử viên nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng nhằm duy trì việc cầm quyền.

Tân Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung: Muộn còn hơn không

Năm 2011, ông Ong Ye Kung nằm trong nhóm các ứng cử viên của đảng cầm quyền, nhưng đã bị đảng Công nhân đối lập đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử.

Trong thời gian chờ thời, ông giữ chức Giám đốc chiến lược cho Tập đoàn Keppel Corp thuộc sở hữu của doanh nghiệp đầu tư nhà nước Temasek Holdings.

Năm 2015, ông đắc cử vào Quốc hội Singapore và được bầu làm Bộ trưởng Giáo dục trước khi trở thành Bộ trưởng Giao thông.

Ngày 15/5 tới, ông Ong sẽ bàn giao vị trí hiện tại để nhận nhiệm vụ công tác mới là Bộ trưởng Y tế nước này.

Tin liên quan
Singapore dẫn đầu khu vực châu Á về chuyển đổi năng lượng Singapore dẫn đầu khu vực châu Á về chuyển đổi năng lượng

Đặt trên bàn cân với 2 ứng cử viên còn lại, ông Ong Ye Kung là người có ít kinh nghiệm nhất trong nội các. Tuy nhiên, chức vụ mà nhà kỹ trị 51 tuổi sắp tiếp quản sẽ giúp nâng cấp hồ sơ cá nhân cho ông, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Ong sẽ là người lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm liên bộ ngành cùng với ông Lawrence Wong, đồng thời giữ vai trò cốt cán tại các cuộc họp giao ban.

Tuy vậy, nhiệm kỳ Bộ trưởng Giao thông của ông Ong đã diễn ra không mấy suôn sẻ. Cụ thể, vào tháng 10/2020, nhiều nhóm người dân Singapore đã rất phẫn nộ khi hệ thống tàu hỏa nước này phải ngừng hoạt động trong nhiều giờ đồng hồ, gây ảnh hưởng đến hơn 100.000 hành khách.

Việc Bộ trưởng Ong Ye Kung giữ vai trò đồng lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm đa bộ ngành được cho là sẽ giúp ông lấy lại được lòng dân sau sự cố của hệ thống giao thông năm ngoái.

Tân Bộ trưởng Giáo dục Chan Chun Sing: Đối diện “viễn cảnh mơ hồ”

Ứng cử viên thứ 3 là ông Chan Chun Sing, trợ lý Tổng Thư ký thứ 2 của đảng Hành động nhân dân (PAP).

Đồng thời, trong số những người thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Singapore, ông cũng được lựa chọn trở thành cấp phó của Phó Thủ tướng Heng Swee Keat.

Ông Chan đắc cử vào Quốc hội năm 2011 và chưa từng thua bất kỳ cuộc bầu cử nào kể từ đó. Dựa theo các cuộc khảo sát năm 2011, chính trị gia sinh năm 1969 này đắc cử làm bộ trưởng vào thời điểm sớm hơn so với 2 ứng cử viên còn lại là ông Wong và ông Ong.

Ông Chan là gương mặt tiềm năng cho vị trí thủ tướng tương lai, bởi giống như cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, ông cũng giành được chiếc ghế đại diện của khu vực Tanjong Pagar - một vùng trọng yếu của xứ sở Merlion.

Ông Chan đã có 24 năm làm việc trong quân ngũ, giữ chức Chỉ huy quân đội Singapore vào năm 2010.

‘Né’ đòn trừng phạt, các ‘đại gia’ công nghệ Trung Quốc sẽ hái quả ngọt ở

‘Né’ đòn trừng phạt, các ‘đại gia’ công nghệ Trung Quốc sẽ hái quả ngọt ở 'nước cờ' mang tên Singapore?

Ngày 15/5 tới đây, ông sẽ chuyển vị trí từ Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp sang giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ vào năm 2020, đã có nhiều ý kiến trái chiều đưa ra khi cựu tướng Chan không đồng tình với việc người dân Singapore đổ xô đi mua nhu yếu phẩm tại siêu thị.

Ngoài ra, việc Phó Thủ tướng Heng rút lui khỏi cuộc đua tranh cử chức Thủ tướng Singapore đã dấy lên sự tranh cãi về tư cách ứng viên của ông Chan cho chiếc ghế nóng này.

Theo nhận định của tổ chức tài chính Fitch Solutions trong báo cáo tháng 4: "Ông Chan rất dễ để xảy ra sơ suất". Báo cáo này cũng đưa ra một “viễn cảnh mơ hồ” về cơ hội cầm quyền của ông.

"Nếu thắng cử, ông Chan có thể sẽ trở thành một bất lợi cho đảng PAP. Bởi trong các cuộc bầu cử, ứng cử viên này có vẻ như không được lòng các cử tri. Và đây là lý do chính khiến chúng tôi không đồng tình để ông làm Thủ tướng kế nhiệm".

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Bầu cử Israel: Thất bại lần thứ 4, đảng của Thủ tướng Netanyahu tính kế mạnh tay
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri sắp kết thúc, ông Trump hứng chịu 'cú đánh cuối cùng' đau đớn
Bầu cử Singapore: Đảng PAP của Thủ tướng Lý Hiển Long chiếm ưu thế
Bầu cử Singapore: Phút giao thời
(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động