Nhỏ Bình thường Lớn

Bầu cử tổng thống Iran: Một tháng cho tất cả

Khi những ngày quốc tang buồn bã ở Iran để tưởng nhớ cố Tổng thống Ebrahim Raisi kết thúc, ngay lập tức, cuộc bầu cử sớm vào tháng 6 đã khuấy động cả chính trường, thu hút sự quan tâm lớn của người dân.
Cuộc đua tranh cử Tổng thống Iran bắt đầu "nóng"
Những người theo đường lối cứng rắn trong một cuộc biểu tình chính trị ở Iran. (Nguồn: International Iran)

Bối cảnh đầy rẫy khó khăn

Iran đang tập trung vào cuộc bầu cử sắp tới để bầu người kế nhiệm cố Tổng thống Ebrahim Raisi.

Cuộc bỏ phiếu, chỉ diễn ra trong tháng 6 này, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh cuộc xung đột ở Gaza, những khó khăn về kinh tế và căng thẳng ngoại giao liên quan chương trình hạt nhân của Tehran.

Trong lúc phe bảo thủ đặt mục đích bầu chọn một người trung thành với Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, việc tiến hành cuộc bỏ phiếu sớm vào ngày 28/6 tới đã thúc đẩy nhiều ứng cử viên từ các phe phái chính trị khác nhau tham gia tranh cử.

Tin liên quan
Iran trả đũa Israel: Tehran báo một tin khiến EU hài lòng, Mỹ xem xét Iran trả đũa Israel: Tehran báo một tin khiến EU hài lòng, Mỹ xem xét 'đòn' đáp trả dù không muốn bị cuốn vào xung đột

Các nhà lập pháp Iran ngày 28/5 cũng tái khẳng định việc chọn cựu chỉ huy Lực lượng vệ binh cách mạng Mohammad Baqer Qalibaf làm Chủ tịch Quốc hội.

Hãng AP đưa tin, ông Qalibaf được những người trong cuộc và truyền thông nhà nước Iran tung hô như một ứng cử viên tiềm năng trong cuộc đua tổng thống lần này.

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh phức tạp của xung đột ở Gaza giữa Israel và Hamas; căng thẳng ngoại giao liên quan chương trình hạt nhân của Iran.

Bên cạnh đó, Tehran đang phải vật lộn với những thách thức kinh tế đáng kể, trầm trọng hơn do việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế cứng rắn sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, cũng như hậu quả của các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng.

20 cái tên đáng tin cậy cho vị trí Tổng thống Iran đã được đề xuất.

Các phương tiện truyền thông đưa tin, Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf và một số cựu quan chức nổi tiếng đang cân nhắc ra tranh cử chức vụ cao thứ hai ở quốc gia này.

Trong số các ứng cử viên, cựu nhà đàm phán hạt nhân cực đoan Saeed Jalili là một trong những người đầu tiên tuyên bố gia nhập đường đua tới chức tổng thống.

Những gương mặt đáng chú ý khác bao gồm cựu Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif và cựu Chủ tịch Quốc hội Ali Larijani. Cựu Tổng thống theo chủ nghĩa dân túy Mahmoud Ahmadinejad, người cho đến nay vẫn khiến cử tri phải suy đoán, cho biết đang “kiểm tra các điều kiện để quyết định có nên đăng ký tranh cử hay không”.

Ông Mahmoud Ahmadinejad nói thêm: “Chúng ta phải chờ đợi những diễn biến tích cực trong nước”.

Một cuộc đua khó lường

Tờ Hammihan theo đường lối cải cách của Iran dẫn lời chuyên gia chính trị Abbas Abdi cho biết, nếu chính quyền cho phép nhiều ứng cử viên tham gia tranh cử lần này sẽ tạo ra hy vọng đối với người dân và tỷ lệ người đi bỏ phiếu sẽ cao.

Theo luật bầu cử Iran, quy trình đăng ký của các ứng cử viên sẽ bắt đầu từ ngày 30/5 và kéo dài trong 5 ngày. Sau khi đăng ký thành công, các ứng cử viên sẽ tiến hành chiến dịch vận động tranh cử từ ngày 12-27/6.

Danh sách cuối cùng phụ thuộc vào quá trình xác nhận do Hội đồng giám hộ có khuynh hướng bảo thủ tiến hành, sau thời hạn đăng ký là ngày 3/6. Cơ quan gồm 12 thành viên này chịu trách nhiệm giám sát bầu cử.

Các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống gần đây đã chứng kiến sự sụt giảm số lượng cử tri đi bỏ phiếu bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích cử tri tham gia.

Trước cuộc bầu cử Quốc hội Iran ngày 1/3, Hội đồng Giám hộ đã vô hiệu hóa hàng chục nghìn ứng cử viên, chủ yếu thuộc các phe phái cải cách và ôn hòa. Cuộc bầu cử lập pháp tháng 3 ghi nhận tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất kể từ năm 1979.

Cuộc bầu cử Tổng thống lần này có khả năng làm gia tăng sự chia rẽ chính trị trong nội bộ Iran, điều mà Lãnh tụ tối cao Khamenei sẽ tìm cách tránh.

Ông Saeed Jalili, hai lần là ứng cử viên tổng thống và rút lui để ủng hộ Tổng thống Raisi 4 năm trước, đã tuyên bố sẽ ra ứng cử. Là người có đường lối cứng rắn, ông dành phần lớn sự nghiệp tại Bộ Ngoại giao và là nhà đàm phán hạt nhân chính của Iran giai đoạn 2007-2013.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Ahmadinejad cho biết đang xem xét các lựa chọn, nhưng tính dân túy khó đoán định đồng nghĩa với việc ông khó có thể được phép ứng cử.

Thị trưởng Tehran Alireza Zakani cho biết chưa đưa ra quyết định, nhưng các nguồn tin tiết lộ ông đang chuẩn bị một nhóm vận động tranh cử.

Vẫn còn nghi ngờ về việc liệu ông Ali Larijani, cựu Chủ tịch Quốc hội và là người theo chủ nghĩa trung dung đầy kinh nghiệm, sẽ tìm cách để được phép tranh cử. Ông phủ nhận thông tin tham gia cuộc đua, nói rằng mọi quyết định sẽ được thông báo qua các kênh chính thức của ông.

Ông Parviz Fattah, người đứng đầu EIKO, tập đoàn kinh tế khổng lồ dưới sự kiểm soát của Lãnh tụ tối cao Khamenei, cũng được cho là sẽ ra tranh cử.

Trong bối cảnh có phần lộn xộn đó, một số phương tiện truyền thông Iran dự đoán, nếu cuộc đua trở nên khó lường, Phó Tổng thống Mohammad Mokhber, 68 tuổi, người đã được Lãnh đạo tối cao Khamenei giao nhiệm vụ Tổng thống lâm thời và tổ chức cuộc bầu cử vào tháng 6 tới, cũng có thể được yêu cầu ra ứng cử.

Viện trợ Ukraine: Đức nói 'không' một việc; nguyên tắc của Itay; Kiev ra quyết định về vũ khí

Viện trợ Ukraine: Đức nói 'không' một việc; nguyên tắc của Itay; Kiev ra quyết định về vũ khí

Ngày 11/2, Đức và Italy lên tiếng về lời kêu gọi chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine, trong khi đó, Kiev đang thúc ...

Iran khuyên Mỹ 'chấm dứt trò chơi đã thất bại' khi bị gắn với thủ lĩnh mới của Al-Qaeda

Iran khuyên Mỹ 'chấm dứt trò chơi đã thất bại' khi bị gắn với thủ lĩnh mới của Al-Qaeda

Ngày 16/2, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian viết trên mạng xã hội Twitter rằng, nước này bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc ...

Iran phô diễn loại vũ khí ‘không thể bị vô hiệu hóa bằng bất kỳ tên lửa đánh chặn nào’

Iran phô diễn loại vũ khí ‘không thể bị vô hiệu hóa bằng bất kỳ tên lửa đánh chặn nào’

Ngày 22/9, hãng Tasnim đưa tin, Lực lượng hàng không vũ trụ thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) lần đầu tiên ra ...

EU không dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran liên quan vũ khí hạt nhân, Tehran lập tức phản ứng

EU không dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran liên quan vũ khí hạt nhân, Tehran lập tức phản ứng

EU quyết định duy trì các biện pháp hạn chế chống lại Iran theo cơ chế trừng phạt không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

Ngày 20/5, Chủ tịch Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami thông báo, cuộc bầu cử bất thường để bầu ra Tổng thống mới của ...

(theo AP, the Guardian)