Nhỏ Bình thường Lớn

Bầy côn trùng có thể tạo ra điện tích lớn làm thay đổi thời tiết?

Một nghiên cứu mới được các nhà khoa học Anh công bố trên tạp chí iScience ngày 24/10 cho biết, những đàn côn trùng lớn đang bay có thể tạo ra lượng điện tích tương đương với lượng điện trong khí quyển khi có một cơn giông bão.
Bầy côn trùng có thể tạo ra điện tích lớn làm thay đổi thời tiết?
Những bầy côn trùng bay với mật độ dày đặc có thể tạo ra điện tích lớn. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Phát hiện này được các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol và Đại học Reading (Anh) thực hiện bằng cách đo điện trường xung quanh tổ ong mật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những con ong có thể tạo ra lượng điện tích trong không khí nhiều như trong một cơn giông.

Cơ thể ong mật có thể chứa điện tích dương trong khi chúng bay đi kiếm ăn, do các phân tử không khí ma sát với đôi cánh đập cực nhanh của chúng (ong mật có thể đập cánh tới hơn 230 lần/giây) hoặc khi chúng đậu xuống các bề mặt tích điện.

Tác động của những điện tích cực nhỏ này trước đây không được quan tâm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu mới được công bố cho thấy, loài côn trùng nhỏ bé này thực sự có thể tạo ra một lượng điện rất lớn.

Các nhà khoa học đã đo điện trường gần bầy ong để xem các con vật này sử dụng điện trường tĩnh trong môi trường như thế nào.

Nhóm nghiên cứu sử dụng thiết bị theo dõi điện trường để đo lường những thay đổi khi cả đàn ong bắt đầu bay lên. Họ ghi nhận đàn ong mật có thể làm tăng lượng điện tích có trong khí quyển, điều này phụ thuộc vào mật độ ong trong mỗi đàn.

Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thực hiện một mô hình đánh giá để xem các loài côn trùng khác có thể ảnh hưởng đến điện tích trong khí quyển như thế nào. Họ phát hiện rằng, các đàn côn trùng càng bay dày đặc sẽ tạo ra điện trường càng lớn.

Kết quả đo lường cho thấy, những bầy châu chấu có thể tạo ra lượng điện tích trong khí quyển tương tự một cơn bão.

Châu chấu thường tụ tập thành những đàn rất đông, với số lượng có thể lên đến 80 triệu con, chúng tạo ra những “đám mây châu chấu” có diện tích che phủ tới hơn 1.000 km2.

Các nhà khoa học nhận định rằng, hiệu ứng của đàn châu chấu lên điện trường khí quyển là đáng kinh ngạc, chúng tạo ra mật độ điện tích tương tự mật độ điện tích do một cơn giông bão tạo ra.

Nhóm nghiên cứu cho biết, côn trùng không có khả năng tự tạo ra bão, nhưng điện tích lớn do chúng tạo ra có thể gây ra tác động tới thời tiết.

Kết quả nghiên cứu này hữu ích đối với việc tìm hiểu biến đổi thời tiết và xây dựng các mô hình nghiên cứu khí hậu trong tương lai.

Tương lai mất việc vì AI đang rất gần

Tương lai mất việc vì AI đang rất gần

Tại Singapore, với việc sử dụng phổ biến trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa, nhiều công việc sẽ có nguy cơ biến ...

Loài cá mang 'điềm xấu' được tìm thấy ở vùng biển Mexico

Loài cá mang 'điềm xấu' được tìm thấy ở vùng biển Mexico

Loài cá mái chèo (oarfish) - một loài cá biển bí ẩn thường chỉ xuất hiện khi có động đất ngầm dưới đáy biển nên ...

Sử dụng trí tuệ nhân tạo làm 'sống lại' các thần tượng đã qua đời

Sử dụng trí tuệ nhân tạo làm 'sống lại' các thần tượng đã qua đời

Một nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung những người nổi tiếng đã qua đời sẽ trông ...

NASA: Tàu vũ trụ DART đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos 'đúng kế hoạch'

NASA: Tàu vũ trụ DART đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos 'đúng kế hoạch'

Theo NASA, tàu vũ trụ DART đâm trực diện vào tiểu hành tinh Dimorphos vào 6h14 ngày 27/9 theo đúng kế hoạch.

Những 'ông lớn' dầu khí thế giới: Nói chưa đi đôi với làm

Những 'ông lớn' dầu khí thế giới: Nói chưa đi đôi với làm

Các công ty dầu khí lớn trên thế giới đưa ra nhiều thông điệp “xanh”, song các khoản đầu tư và hoạt động lại chưa ...

(theo iScience)