TIN LIÊN QUAN | |
Ngôi Nhà Đức giành “Giải thưởng Bất động sản Đông Nam Á 2016” | |
Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng với Việt Nam |
Chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án “Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ. Lễ ký kết chương trình diễn ra sáng 22/12 tại Hà Nội.
Tham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Chương trình VA), các doanh nghiệp cam kết thực hiện các mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất dựa trên hỗ trợ từ Bộ Công Thương. Mục đích của chương trình là thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp ở Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả năng lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu cùa pháp luật.
Bảy doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tiết kiệm năng lượng lần này chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm, da giày: Công ty TNHH Sản phẩm Ricoh Imaging (Việt Nam), Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam, Công ty CP Giầy Vĩnh Huê, Công ty CP Lương thực Thực phẩm Colusa (MILIKET), Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, Chi nhánh Công ty CP Sữa Việt Nam – Nhà máy Sữa Sài Gòn, Công ty CP Việt Nam Food. Đây cũng là bảy doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm.
Lễ ký kết doanh nghiệp tham gia Chương trình VA. (Ảnh: H.N) |
Doanh nghiệp tham gia Chương trình VA được cấp chứng nhận của Bộ Công Thương, được tặng cúp doanh nghiệp nếu thực hiện tốt các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được quảng bá thương hiệu thông qua các sự kiện do Bộ Công Thương tổ chức, được đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của doanh nghiệp trong lĩnh vực sử dụng năng lực tiết kiệm và hiệu quả.
Đặc biệt, doanh nghiệp được hỗ trợ 100% chi phí kiểm toán năng lượng lần đầu nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng, xác định các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả từ đó lập kế hoạch thực hiện và giám sát.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: “Hy vọng thông qua chương trình này, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, góp phần phát triển bền vững”.
Được biết, Chương trình VA sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm quốc gia, doanh nghiệp có nguyện vọng xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong sản xuất lâu dài và bền vững đều có thể tham gia chương trình.
Thỏa thuận tự nguyện có thời hạn 10 năm, trong đó giai đoạn thí điểm là 2 năm. Sau giai đoạn thí điểm, Bộ Công Thương sẽ đánh giá khả năng thực thi và chỉnh sửa các nội dung của các thỏa thuận trước khi quyết định mở rộng quy mô chương trình trong tương lai.
Phát triển kinh tế phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường Sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong 20 năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn, đã tạo ra những ... |
Anh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển điện mặt trời Một trong những mục tiêu của dự án là đưa TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm về điện mặt trời của Việt Nam. |
Triển lãm quốc tế VIETWATER2015 - EE&RE Ngày 25/11, tại Hà Nội, Triển lãm Quốc tế về Tiết kiệm năng lượng và Năng lượng tái tạo Việt Nam 2015 (VIETWATER2015- EE&RE) đã ... |