Bí ẩn nguồn gốc Covid-19: Virus SARS-CoV-2 rất có thể đã xuất hiện tại Italy từ Hè 2019?

Thái Hoàng
Như chúng ta đã biết, virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019 nhưng nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Italy cho thấy, rất có thể virus này đã xuất hiện tại vùng Lombardy, miền Bắc Italy vào mùa Hè 2019.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Milan và Viện Y tế Quốc gia Italy đã kiểm tra 435 mẫu gạc họng và mẫu nước tiểu của 156 bệnh nhân bị phát ban trên da giống bệnh sởi từ thời điểm mùa Hè năm 2019.

Kết quả cho thấy, có tổng cộng 13 bệnh nhân có mẫu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Nghiên cứu đã được gửi đến Tạp chí Y khoa The Lancet vào tuần trước và đang chờ được thẩm định.

Mẫu đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với vật liệu di truyền của SARS-CoV-2 là mẫu nước tiểu được thu thập vào ngày 12/9/2019, từ một em bé 8 tháng tuổi.

Bí ẩn nguồn gốc Covid-19: Virus SARS-CoV-2 rất có thể đã xuất hiện tại Italy từ Hè 2019?
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng một số đột biến của virus SARS-CoV-2 được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 1/2020 đã hiện diện trong các chủng ở miền Bắc Italy vào tháng 10/2019. (Nguồn: AFP)

“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng SARS-CoV-2 rất có thể đã xuất hiện ở miền Bắc Italy vào cuối Hè năm 2019 và cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa các biểu hiện trên da giống bệnh sởi và SARS-CoV-2”.

Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng, các bằng chứng về sự lây nhiễm vẫn chưa đầy đủ để kết luận chính xác rằng những bệnh nhân này có bị mắc Covid-19 hay không.

Một phát hiện khác đáng chú ý trong nghiên cứu của các nhà khoa học Italy là rất có thể nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện từ trước khi xảy ra đại dịch.

Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng một số dòng SARS-CoV-2 đã lây lan trên toàn thế giới ít nhất trong vài tuần trước khi những trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được báo cáo.

Dựa trên các bằng chứng đã kiểm tra, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, một số đột biến của virus SARS-CoV-2 được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 1/2020 đã hiện diện trong các chủng ở miền Bắc Italy vào tháng 10/2019.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, dòng virus này về cơ bản khác với dòng xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) vào tháng 12/2019, sau đó lan nhanh ra khắp thế giới.

Theo các nhà khoa học Italy, từ nghiên cứu có thể hình dung được rằng những đột biến của virus có thể đã phát triển song song bên ngoài Trung Quốc và xuất hiện ở các khu vực địa lý khác nhau.

Một nhà dịch tễ giấu tên sinh sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, nghiên cứu của các nhà khoa học Italy góp phần củng cố giả thuyết rằng SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn và phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới trước đợt bùng phát đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán.

Tin liên quan
Điều tra nguồn gốc Covid-19: Trung Quốc gạt phăng, Mỹ thất vọng Điều tra nguồn gốc Covid-19: Trung Quốc gạt phăng, Mỹ thất vọng

Chuyên gia cho hay: “Đây là lý do để các nhà khoa học trên khắp thế giới kiểm tra tủ đông lạnh, ngân hàng máu và các kho lưu trữ mẫu khác để tìm dấu vết về nguồn gốc của SARS-CoV-2”, đồng thời khẳng định, các nghiên cứu như vậy đã mang lại những khám phá đáng ngạc nhiên về SARS-CoV-2.

Tạp chí Nature đưa tin, vào tháng 11/2020, các nhà khoa học đã phát hiện ra họ hàng của virus SARS-CoV-2 trong loài dơi móng ngựa Shamel của Campuchia bị bắt vào năm 2010, cũng như trong phân dơi đông lạnh từ loài dơi móng ngựa Nhật Bản được thu thập vào năm 2013.

Những phát hiện này cho thấy họ hàng của virus SARS-CoV-2 rất có thể đã phổ biến ở loài dơi móng ngựa sinh sống bên ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, giả thuyết đa nguồn gốc cũng khiến giới khoa học băn khoăn trước câu hỏi nếu virus đã lưu hành ở nhiều khu vực khác trên thế giới, tại sao lại không bùng phát như dịch bệnh tại Vũ Hán?

Khả năng là các chủng SARS-CoV-2 ban đầu không thể truyền được qua người như một số biến thể đột biến sau này.

Các chuyên gia lý giải, có thể virus SARS-CoV-2 đã cố gắng lây nhiễm từ tự nhiên vào người trong nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ. Và sau nhiều lần thử nghiệm sai sót, cuối cùng nó đã tích lũy được các đặc điểm phù hợp rồi đột nhiên lây nhiễm thành công cho con người.

Một chuyên gia dịch tễ giấu tên nói: "Vẫn còn rất nhiều câu hỏi xung quanh nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, và tôi hy vọng nhiều nhà khoa học từ các quốc gia khác có thể tỉ mỉ và dũng cảm kiểm tra lại các mẫu thu thập được để góp phần tìm ra câu trả lời".

Tin thế giới 2/8: Nga nói bị phương Tây 'ma quỷ hóa'; Tổng thống Afghanistan đổ lỗi cho Mỹ; Philippines tuyên bố về vấn đề nguồn gốc Covid-19

Tin thế giới 2/8: Nga nói bị phương Tây 'ma quỷ hóa'; Tổng thống Afghanistan đổ lỗi cho Mỹ; Philippines tuyên bố về vấn đề nguồn gốc Covid-19

Quan hệ Nga với Mỹ, NATO, Azerbaijan, tình hình Afghanistan, vụ tấn công tàu chở dầu ngoài khơi Oman, bán đảo Triều Tiên, cuộc điều ...

Lý do đằng sau việc WHO thúc giục điều tra thêm về nguồn gốc Covid-19

Lý do đằng sau việc WHO thúc giục điều tra thêm về nguồn gốc Covid-19

Trang Politico của Mỹ đăng một bài viết cho rằng giai đoạn 2 cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế ...

(theo China Daily)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Phiên bản di động