TIN LIÊN QUAN | |
Tuyển dụng người khuyết tật giúp Canada tăng trưởng kinh tế | |
Tạo điều kiện để người khuyết tật, dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin |
Hội thảo do Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội) phối hợp với Trung tâm phát triển vì cộng đồng ACDC tổ chức.
Theo Cục Bảo trợ Xã hội, Việt Nam hiện có khoảng 8 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, trong đó hơn 4 triệu người là phụ nữ khuyết tật và 1,2 triệu trẻ em gái khuyết tật. Đây là nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, khả năng tiếp cận với các hoạt động giáo dục, y tế, việc làm cũng như các dịch vụ xã hội khác vẫn còn nhiều hạn chế.
Toàn cảnh Hội thảo. (Nguồn: ACDC) |
Tỷ lệ nghèo đói, thiếu việc làm… của người khuyết tật cao hơn rất nhiều so với người bình thường, trong đó những khó khăn mà phụ nữ khuyết tật gặp phải cao ít nhất 3 lần so với nam giới. Họ ít được tiếp cận với những cơ hội phát triển cá nhân, có những hạn chế trong tiếp xúc xã hội, kinh tế, các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông…
Đặc biệt, phụ nữ khuyết tật thường gặp nhiều rủi ro, dễ bị lạm dụng lao động và tình dục hơn so với những phụ nữ bình thường, các quyền về sức khoẻ sinh sản của họ ít được quan tâm và đảm bảo… Những khó khăn này cản trở người khuyết tật nhất là phụ nữ khuyết tật trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Lan Anh, Giám đốc Trung tâm phát triển vì cộng đồng ACDC cho rằng, thúc đẩy việc làm cho phụ nữ khuyết tật cần sự phối hợp và thể hiện vai trò của các bên như các cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp; các hiệp hội đoàn thể và bản thân người khuyết tật.
“Đi làm và có công việc là một cách hòa nhập vào xã hội nhanh nhất và khẳng định giá trị bản thân tốt đối với người khuyết tật”, bà Lan Anh cho hay.
Chia sẻ về mô hình Phụ nữ tự lực dành cho phụ nữ khuyết tật, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Trưởng ban Gia đình xã hội (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cho hay, mô hình này đã được Hội nhân rộng tại 17 địa phương trên cả nước.
Tỷ lệ nghèo đói, thiếu việc làm… của người khuyết tật cao hơn rất nhiều so với người bình thường, trong đó những khó khăn mà phụ nữ khuyết tật gặp phải cao ít nhất 3 lần so với nam giới. (Nguồn: Báo GD&TĐ) |
Tại các mô hình, phụ nữ khuyết tật được giao lưu, chia sẻ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình trong cuộc sống, công việc, được cung cấp thông tin, kiến thức về quyền của người khuyết tật, được tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm… qua đó từng bước giúp chị em xóa bỏ mặc cảm, tự ti, phấn đấu vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống...
Nhiều đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp tăng cơ hội việc làm, tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật, thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương quan tâm và tạo việc làm cho phụ nữ khuyết tật.
Tuy nhiên, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng chỉ ra nhiều hạn chế cần khắc phục như hạn chế về nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật, nhiều người khuyết tật còn tự ti về bản thân, chưa dám hòa nhập với cộng đồng…
Khi người khuyết tật học truyền thông Hiếm có lớp học truyền thông nào mà cô giáo và học trò đều là người khuyết tật. Nhưng sự say mê và háo hức học ... |
Sắc màu hòa nhập dưới ống kính của người khuyết tật 150 bức ảnh của 30 tác giả là người khuyết tật được ra mắt công chúng trong triển lãm kéo dài từ ngày 13 – ... |
Một kỷ nguyên mới cho người khuyết tật trong ASEAN Năm 2016 đánh dấu một cột mốc quan trọng cho người dân ASEAN và đặc biệt đối với người khuyết tật ASEAN. |