Biến đổi khí hậu đe dọa an ninh quốc gia

Từ trước tới nay, các cuộc tranh luận về hiện tượng toàn cầu nóng lên chỉ tập trung vào việc tìm kiếm những giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch hay giảm hiệu ứng nhà kính…, chứ chưa bao giờ đề cập tới những thách thức về mặt an ninh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà hoạch định chính sách khẳng định rằng nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng và băng đang tan… là sự đe dọa trực tiếp tới lợi ích an ninh quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngay đến Mỹ, mặc dù là cường quốc, nhưng chính phủ nước này vẫn coi biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức chiến lược đối với an ninh quốc gia.

Có thể châm ngòi cho chiến tranh

Năm 2003, Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo, BĐKH có thể làm mất ổn định môi trường địa chính trị dẫn tới  xung đột, giao tranh, thậm chí là chiến tranh chỉ vì tranh chấp về tài nguyên. Năm 2007, Trung tâm phân tích Hải quân Mỹ cũng đưa ra cảnh báo tương tự, đồng thời chỉ ra những khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự thay đổi này. Còn nay, Lầu Năm góc thậm chí còn đẩy vấn đề đi xa hơn khi cho rằng những kẻ cực đoan, cụ thể là các tổ chức khủng bố, đang lợi dụng khí hậu biến đổi để tạo ra những đe dọa nghiêm trọng hơn đối với an ninh quốc gia.

Cũng theo Lầu Năm góc, các xung đột bắt nguồn từ BĐKH có thể khiến chính phủ sụp đổ hoặc nuôi dưỡng phong trào khủng bố. Đây cũng là lần đầu tiên, Lầu Năm góc có cái nhìn nghiêm túc về ảnh hưởng của BĐKH đối với an ninh quốc gia. Mỹ cũng cho rằng trong vài thập kỷ tới, chính phủ có thể sẽ phải sử dụng tới quân đội để đối phó với hậu quả bão lũ, hạn hán, di cư trên diện rộng và bệnh tật tràn lan.

Các nghiên cứu của tình báo Mỹ chỉ ra rằng trong vòng 20-30 năm tới, những khu vực bị ảnh hưởng bởi BĐKH sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực, khủng hoảng nước sạch, lụt lội và hạn hán ở mức độ nghiêm trọng. Những khu vực chịu tác động nhiều nhất sẽ là tiểu Sahara châu Phi, Trung Đông và khu vực Đông Nam Á.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra hồi tháng 12/2008 đã giả định rằng một trận lụt khủng khiếp tại Bangladesh có thể khiến hàng trăm nghìn người phải di cư sang nước láng giềng Ấn Độ. Từ đó sẽ làm phát sinh các xung đột tôn giáo, bệnh tật lây lan, và phá hủy hạ tầng cơ sở trên diện rộng. Báo cáo này cũng cho rằng cuộc xung đột đẫm máu tại miền Nam Sudan khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng thực chất là hậu quả của nạn hạn hán và tình trạng sa mạc hóa ở miền Bắc nước này.

Bà Amanda J. Dory, quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng đây thực sự là vấn đề phức tạp, lan tỏa nhanh, và một khi bùng nổ thì khó kiểm soát. Bà Dory cũng là người được giao trọng trách đưa vấn đề BĐKH vào chiến lược an ninh quốc gia. Dự kiến trong tháng tới, Thượng viện Mỹ sẽ đưa ra thảo luận vấn đề này.

Thiệt hại khôn lường

Trên thực tế, Mỹ không thể không quan tâm tới BĐKH, bởi chính nước này đã từng hứng chịu những thiệt hại trong quá khứ. Năm 1992, cơn bão Andrew quét qua Florida đã phá hủy một phần căn cứ không quân Homestead. Còn năm 2004, bão Ivan đã phá hủy nặng nề sân bay hải quân Pensacola. Kể từ đó tới nay, Mỹ đã nghiên cứu cách thức bảo vệ các căn cứ hải quân quan trọng tại Norfolk và San Diego trước nguy cơ nước biển dâng và bão lũ hoành hành.

Trong khi đó, băng tan ở Nam Cực cũng là một nguy cơ thực sự. Băng tan nhanh hơn sẽ làm phát sinh các tuyến vận tải cần phải bảo vệ, và tạo ra những nguồn tài nguyên dưới biển vốn đang là tranh chấp mang tính quốc tế. Nói tóm lại, Mỹ cho rằng BĐKH sẽ tạo ra các tác động địa chính trị không nhỏ trên khắp thế giới; đồng thời làm phát sinh nhiều vấn đề khác như nghèo đói, hủy hoại môi trường, và thậm chí làm sụp đổ cả một thể chế.

Mặc dù đã nghiên cứu vấn đề này từ khá lâu, nhưng phải đến gần đây Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ mới tính tới hậu quả của BĐKH trong các kế hoạch dài hạn.

Gia Vũ (Theo New Scientist)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/9 và sáng 18/9: Lịch thi đấu Carabao Cup - MU vs Barnsley; Champions League - Real Madrid vs Stuttgart

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/9 và sáng 18/9: Lịch thi đấu Carabao Cup - MU vs Barnsley; Champions League - Real Madrid vs Stuttgart

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/9 và sáng 18/9: Lịch thi đấu Champions League - Real Madrid vs Stuttgart; Carabao Cup vòng 3 - MU vs Barnsley...
Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi 'luồng sinh khí mới' từ một 'sứ giả' Bắc Âu

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi 'luồng sinh khí mới' từ một 'sứ giả' Bắc Âu

Mỹ hy vọng việc các nhà ngoại giao Thụy Điển trở lại phái bộ ở Bình Nhưỡng sẽ tạo ra sức sống mới cho tiến trình đối thoại với Triều ...
Cách đăng ảnh lướt trên TikTok vô cùng thú vị và hấp dẫn

Cách đăng ảnh lướt trên TikTok vô cùng thú vị và hấp dẫn

TikTok đã cho phép người dùng đăng ảnh lướt, giúp ghép 2 tấm ảnh liền mạch và thu hút hơn. Bạn đã biết cách đăng ảnh lướt chưa? Xem ngay ...
Tổng thống Iran kiên quyết nói 'không' với 3 việc liên quan Nga, Houthi và vũ khí hạt nhân

Tổng thống Iran kiên quyết nói 'không' với 3 việc liên quan Nga, Houthi và vũ khí hạt nhân

Tổng thống Iran khẳng định không gửi vũ khí cho Nga và phong trào Houthi, cũng như không có tham vọng về phát triển vũ khí hạt nhân.
Dự báo áp thấp nhiệt mạnh thành bão: Gió gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; tàu thuyền chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh, sóng lớn

Dự báo áp thấp nhiệt mạnh thành bão: Gió gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; tàu thuyền chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh, sóng lớn

Hồi 1h ngày 17/9, tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Luzon, Philippines.
Giá vàng hôm nay 17/9/2024: Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024: Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới 'dắt tay nhau' tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Dù thời gian tại vị ngắn nhưng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vẫn quyết định lên kế hoạch thăm Hàn Quốc, hội đàm với Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga là cơ hội để khu vực tập trung giải quyết những thách thức đang nổi lên.
Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Những diễn biến mới khiến cho cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên khó đoán định hơn.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

10 năm cầm quyền của Tổng thống Indonesia Joko Widodo để lại nhiều dấu ấn với các chính sách thiết thực cho người dân và nâng cao vị thế quốc tế.
Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Một số xu hướng ở Đông Nam Á đang mang đến cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa phương.
Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Phiên bản di động