Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Ngọc Anh
Khi mục tiêu cải tổ Liên hợp quốc (LHQ) vẫn còn xa vời và các cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang, thì một số xu hướng ở Đông Nam Á mang đến cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là nhận định của bà Elina Noor* trong bài viết "Southeast Asia is starting the work of fixing a broken world order_ tạm dịch: Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt của trật tự thế giới" đăng tải trên South China Morning Post ngày 8/9.

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới
Bài viết "Southeast Asia is starting the work of fixing a broken world order" đăng tải trên South China Morning Post, ngày 8/9.

“Cơ hội duy nhất trong một thế hệ”

Bài viết cho rằng cuộc họp thường niên của Đại hội đồng LHQ tháng 9/2024 - cuộc họp của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh - lại diễn ra trên nền tảng của một trật tự thế giới nhiều khủng hoảng. Sự bất ổn này không chỉ đến từ tình hình Trung Đông đang trên bờ vực xung đột toàn khu vực hay vấn đề viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza, mà còn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine có nguy cơ khiến châu Âu và Mỹ sa lầy.

Theo tác giả Elina Noor, những thách thức và tổn thất hiện nay khiến nhiều quốc gia Nam bán cầu mất niềm tin vào chủ nghĩa đa phương. Điều này cũng phản ánh một cuộc khủng hoảng niềm tin đối với trật tự toàn cầu "lỗi thời và bất công" hiện nay. Các ghế thành viên thường trực và quyền phủ quyết của các nước trong Hội đồng Bảo an (HĐBA) là những minh chứng cho điều này.

Tháng 9/2024, LHQ sẽ triệu tập Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, đây được xem là “cơ hội duy nhất trong một thế hệ” nhằm khôi phục niềm tin vào hợp tác quốc tế, hướng tới một Hiệp ước Tương lai. Bản dự thảo hiện tại của hiệp ước chỉ ra 60 chương trình hành động cần thiết để giải quyết các thách thức liên quan đến phát triển bền vững, quản trị toàn cầu và hòa bình-an ninh.

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của LHQ nỗ lực cải thiện khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng đang hiện diện ở hầu hết các nơi trên thế giới. (Nguồn: PassBlue)

Phần lớn dự thảo là những nguyện vọng chưa được thực hiện từ các thập kỷ trước như mong muốn về một thế giới không có vũ khí hạt nhân, không đói nghèo và thiếu thốn. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang, cách diễn giải luật pháp quốc tế mang tính vị kỷ và những cam kết hời hợt đối với hòa bình thế giới chính là lý do để hoài nghi rằng hội nghị này không thể mang lại thay đổi ý nghĩa nào cho thế giới.

Bà Elina Noor nhấn mạnh, đối với các quốc gia Đông Nam Á, chủ nghĩa đa phương có thể mang đến một vị thế bình đẳng và sự hợp tác hiệu quả hơn nhằm giải quyết những thách thức phức tạp mà không một nước nào có thể tự mình đảm đương. Dù ở bất cứ tình huống và xung đột nào, người dân phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất luôn là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Tiêu biểu như đại dịch Covid-19 vừa qua và gần đây là hậu quả của khủng hoảng khí hậu đang “càn quét” hành tinh này.

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới
Giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu là thách thức mà không một nước nào có thể tự mình đảm đương. (Nguồn: Reuters)

Vì vậy, việc cải cách chủ nghĩa đa phương không chỉ là một nghĩa vụ phải thực hiện mà còn là hành động đúng đắn về đạo đức, nhằm xây dựng thế giới công bằng. Để đạt được điều đó, tất cả các nước, bao gồm Đông Nam Á, cần cất lên tiếng nói mạnh mẽ hơn.

Cải tổ HĐBA LHQ, một trong những chủ đề thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh, chính là bước khởi đầu. Trong nhiều năm qua, các chính phủ Đông Nam Á cùng với các quốc gia Nam bán cầu, liên tục kêu gọi cải tổ Hội đồng. Năm 2000, Malaysia cũng đã kêu gọi một “cuộc đại tu toàn diện” HĐBA để cơ quan quyền lực này trở nên đại diện, minh bạch và có trách nhiệm hơn.

Năm 2014, trong cuộc tranh luận tại Đại Hội đồng, Thái Lan đề xuất vị trí thành viên tạm thời của HĐBA nhằm khắc phục thực trạng gần 1/3 các quốc gia thành viên LHQ không có cơ hội trở thành thành viên thường trực. Năm 2015, tại lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Á-Phi ở Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh sự cần thiết của cả hai châu lục trong việc tiếp tục thúc đẩy cải tổ LHQ.

Cánh cửa chiến lược mới

Bài viết khẳng định, bất chấp tham vọng của Hội nghị thượng đỉnh, việc cải tổ toàn diện LHQ, bao gồm cả HĐBA, vẫn là cuộc chơi dài đòi hỏi sự kiên trì. Tuy nhiên, một số xu hướng quốc tế cả trong và ngoài LHQ lại mang đến cho các quốc gia Đông Nam Á con đường để “vá lại” những vết nứt của chủ nghĩa đa phương.

Sự tự tin của các quốc gia Nam bán cầu vào vai trò của mình, cùng với sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế, đang thúc đẩy tái định hình các ưu tiên và mối quan hệ toàn cầu. Bên cạnh đó, tập trung nhiều hơn vào Nam bán cầu cũng là động lực cho cải cách đa phương, hướng cái nhìn đến những vấn đề cốt lõi của phần lớn dân số thế giới.

Việc ASEAN thúc đẩy giao dịch bằng đồng nội tệ hay Malaysia và Thái Lan cân nhắc gia nhập khối BRICS đều cho thấy các quốc gia này đang tìm kiếm những lựa chọn mới mà không nhất thiết phải từ bỏ trật tự quốc tế hiện có. Ngoài ra, việc Indonesia và Thái Lan đề xuất gia nhập Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng phản ánh góc nhìn linh hoạt đối với các tổ chức quốc tế nhằm điều chỉnh vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, bằng cách đóng góp vào các khung quản trị công nghệ đang phát triển, các quốc gia Đông Nam Á có thể chủ động hơn trong quản lý và vận hành công nghệ ở những thập kỷ tới. Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu là “hiệp định kinh tế số khu vực lớn đầu tiên trên thế giới” sau khi đàm phán xong vào năm 2025. Khi đi vào hiệu lực, hiệp định này có thể tạo tiền đề để các đối tác ngoài khu vực tuân thủ tiêu chuẩn ASEAN khi kinh doanh ở Đông Nam Á.

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới
Các cuộc đàm phán Hiệp định khung về kinh tế kỹ thuật số ASEAN đã được khởi động trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 23. (Nguồn: Bộ Công thương)

Bà Elina Noor nhấn mạnh, Đông Nam Á nên tiến xa hơn. Không chỉ giới hạn ở mục đích thương mại và đầu tư, trí tuệ nhân tạo và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ như trung tâm dữ liệu và cáp ngầm còn mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia trong dài hạn. Chính vì vậy, ASEAN cần chủ động tham gia những cuộc đối thoại về vấn đề này, thay vì e ngại hoặc né tránh.

Tin liên quan
ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

Cuối cùng, tương lai của một chủ nghĩa đa phương hiệu quả nằm ở việc dân chủ hóa không chỉ trong quy trình mà còn cả những người tham gia. Hội nghị thượng đỉnh Tương lai lần này đã đúng khi dành hẳn một trụ cột thảo luận để trao quyền và lắng nghe giới trẻ.

Trong các hành động thúc đẩy công bằng xã hội trên toàn cầu, thế hệ trẻ liên tục thể hiện sự can đảm, niềm tin và tính tổ chức, vốn là những điều mà lớp lãnh đạo hiện nay còn thiếu. Cách tốt nhất để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn là tạo điều kiện cho giới trẻ được hành động và cất lên tiếng nói của mình.

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới
Lễ thượng cờ ASEAN là thông lệ chính thức được 10 quốc gia thành viên ASEAN cử hành đầy tự hào vào ngày 8/8 hàng năm. Hoạt động nhằm lan tỏa, quảng bá bản sắc ASEAN, khẳng định quyết tâm đoàn kết và hợp tác vì khát vọng chung về hòa bình và thịnh vượng lâu dài của các quốc gia Đông Nam Á dưới một mái nhà chung. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tựu trung, Đông Nam Á đang tích cực định hình tương lai bằng cách chủ động tham gia vào các vấn đề toàn cầu như công nghệ và an ninh quốc gia, đồng thời không từ bỏ trật tự quốc tế hiện tại. Những động thái như thúc đẩy giao dịch bằng đồng nội tệ và cân nhắc gia nhập BRICS cho thấy khu vực này đóng vai trò quan trọng trong cải cách chủ nghĩa đa phương. Hơn hết, để xây dựng một hệ thống hợp tác quốc tế công bằng và hiệu quả hơn, cần có sự chung tay từ tất cả các quốc gia, bao gồm cả Đông Nam Á, cũng như cần lắng nghe tiếng nói của thế hệ trẻ, chìa khóa cho tương lai thế giới.


* Bà Elina Noor là nhà nghiên cứu cao cấp tại Chương trình châu Á của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, với nhiệm vụ phân tích diễn biến ở Đông Nam Á, đặc biệt là tác động và hệ quả của công nghệ trong việc định hình các động lực quyền lực, quản trị và xây dựng quốc gia trong khu vực. Bà từng là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia.

Đỉnh điểm căng thẳng Ba Lan-Ukraine: Quan hệ Kiev và Warsaw đang rạn nứt, sự thật ngũ cốc ‘gây nghiện’ từ Nga?

Đỉnh điểm căng thẳng Ba Lan-Ukraine: Quan hệ Kiev và Warsaw đang rạn nứt, sự thật ngũ cốc ‘gây nghiện’ từ Nga?

Sự nổi giận của nông dân Ba Lan dường như đang lên tới đỉnh điểm, trong khi chính phủ Ukraine không ngừng chỉ trích Warsaw ...

VGLF 2024 quy tụ những nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trên thế giới

VGLF 2024 quy tụ những nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trên thế giới

Nhiều nhà khoa học người Việt và gốc Việt có những thành tựu nổi trội sẽ tham gia đóng góp cho Diễn đàn Người Việt ...

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Nga tăng trưởng mạnh mẽ, Trung Quốc mua khí đốt của Moscow với giá thấp, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của ...

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề ...

(theo South China Morning Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 13/9, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 13/9/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 13/9, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 13/9/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 13/9 - xổ số Vietlott Mega 13/9. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 13/9/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 13/9, kết quả xổ số Bình Dương thứ 6 ngày 13/9/2024. xổ số Bình Dương ngày 13 tháng 9

XSBD 13/9, kết quả xổ số Bình Dương thứ 6 ngày 13/9/2024. xổ số Bình Dương ngày 13 tháng 9

XSBD 13/9 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 13/9/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 13/9. xổ số Bình Dương ngày 13 tháng ...
XSTV 13/9, kết quả xổ số Trà Vinh thứ 6 ngày 13/9/2024. kết quả xổ số Trà Vinh ngày 13 tháng 9

XSTV 13/9, kết quả xổ số Trà Vinh thứ 6 ngày 13/9/2024. kết quả xổ số Trà Vinh ngày 13 tháng 9

XSTV 13/9 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 13/9/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 13/9, kết quả xổ số Vĩnh Long thứ 6 ngày 13/9/2024. xổ số Vĩnh Long ngày 13 tháng 9

XSVL 13/9, kết quả xổ số Vĩnh Long thứ 6 ngày 13/9/2024. xổ số Vĩnh Long ngày 13 tháng 9

XSVL 13/9 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 13/9/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. xổ số Vĩnh Long ngày 13 tháng ...
Dự luật giáo dục mới của Nam Phi gây tranh cãi

Dự luật giáo dục mới của Nam Phi gây tranh cãi

Dự luật giáo dục mới của Nam Phi đặt ra mối nguy với chính phủ đoàn kết quốc gia.
Du thuyền chở hơn 2.000 khách va chạm tảng băng trôi, tái hiện 'khoảnh khắc Titanic'

Du thuyền chở hơn 2.000 khách va chạm tảng băng trôi, tái hiện 'khoảnh khắc Titanic'

Con tàu du lịch Carnival Spirit đã bất ngờ va phải một tảng băng lớn nhưng may mắn không có thiệt hại về người và của.
Nhật Bản-Phần Lan tăng cường hợp tác quốc phòng, khẳng định an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và châu Âu không thể tách rời

Nhật Bản-Phần Lan tăng cường hợp tác quốc phòng, khẳng định an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và châu Âu không thể tách rời

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Phần Lan nhất trí thúc đẩy đàm phán về chuyển giao thiết bị quốc phòng và an ninh thông tin.
Tin thế giới 12/9: Ukraine bác đề xuất hòa bình của Trung Quốc, Mỹ chuyển vũ khí chống ngầm cho Ấn Độ, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Tin thế giới 12/9: Ukraine bác đề xuất hòa bình của Trung Quốc, Mỹ chuyển vũ khí chống ngầm cho Ấn Độ, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Nga-Trung tập trận bắn đạn thật ở Biển Nhật Bản, Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Indonesia xua đuổi 5 tàu cá Trung Quốc, Nga nhận lô tiêm ...
Mỹ, NATO và EU cử đại diện tham dự Diễn đàn Hương Sơn tại Trung Quốc

Mỹ, NATO và EU cử đại diện tham dự Diễn đàn Hương Sơn tại Trung Quốc

Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 11 đã chính thức khai mạc tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 12/9, với sự tham dự của hàng trăm đại biểu.
Nga-Trung Quốc tập bắn đạn thật ở Biển Nhật Bản, Bắc Kinh nêu mục đích bắt tay với Moscow

Nga-Trung Quốc tập bắn đạn thật ở Biển Nhật Bản, Bắc Kinh nêu mục đích bắt tay với Moscow

Các tàu thuộc Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận trong khuôn khổ cuộc diễn tập chiến lược Ocean-2024.
Báo Anh đưa tin London cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Moscow nói gì?

Báo Anh đưa tin London cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Moscow nói gì?

Moscow cho rằng, các nước phương Tây quyết định cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Cựu Tổng thống gốc Nhật từng giúp Peru thoát khỏi 'siêu lạm phát' từ trần

Cựu Tổng thống gốc Nhật từng giúp Peru thoát khỏi 'siêu lạm phát' từ trần

Ngày 11/9, cựu Tổng thống Peru Alberto Fujimori, người cầm quyền trong giai đoạn 1990 - 2000 đã qua đời ở tuổi 86, do mắc bệnh ung thư.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Phiên bản di động