Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Vy Anh
Trong chuyến thăm chính thức Brunei và Singapore vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ kỳ vọng về Bộ quy tắc COC, đồng thời kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hội đàm với người đồng cấp Singapore Lawrence Wong, ngày 5/9. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Ấn Độ)

Hy vọng sớm đạt được COC

Theo trang mạng ETV Bharat (Ấn Độ), trong thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Singapore (ngày 5/9), Thủ tướng Modi và người đồng cấp Lawrence Wong đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, đồng thời theo đuổi các giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Trong tuyên bố chung được đưa ra sau chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh khuôn khổ pháp lý do UNCLOS đặt ra, trong đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải được thực hiện và UNCLOS là cơ sở để xác định các quyền trên biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp trên các vùng biển.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, không phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các quốc gia.

Ngoài ra, cả hai bên kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và tự kiềm chế trong việc thực hiện các hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Thời gian qua, các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông gây ra quan ngại và căng thẳng trong khu vực và quốc tế.

Năm 2016, Tòa trọng tài thường trực tại The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong một vụ kiện do Philippines đệ trình. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết này.

Thông điệp mạnh mẽ của Ấn Độ gửi Trung Quốc về hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông
Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah đón Thủ tướng Ấn Độ Modi thăm chính thức Brunei ngày 3/9. (Nguồn: AP)

Thượng tôn luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS

Báo Economic Times ngày 5/9 đăng bài viết cho rằng Thủ tướng Modi trong chuyến thăm Brunei trước khi tới Singapore cũng đã đề cập vấn đề Biển Đông.

Ngay trong tiệc chiêu đãi do Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah chủ trì tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng “quyền tự do hàng hải và hàng không”.

"Chúng tôi nhất trí rằng cần hoàn thiện COC. Chúng tôi ủng hộ chính sách phát triển chứ không ủng hộ chủ nghĩa bành trướng", ông Modi nhấn mạnh.

Tuyên bố chung được đưa ra sau hội đàm cấp cao hai nước cũng nêu rõ: “Hai nhà lãnh đạo nhắc lại cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải cũng như tôn trọng tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp không bị cản trở, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”.

Tuyên bố cho biết, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết kiên định trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng và khả năng phục hồi của khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Về quốc phòng, hai nhà lãnh đạo đều thừa nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc phòng và hàng hải, bao gồm thông qua trao đổi các chuyến thăm một cách thường xuyên, chương trình huấn luyện, tập trận chung và các chuyến thăm của tàu hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển giữa hai nước. Hai bên đều bày tỏ sự hài lòng trước việc tàu thuyền của hai nước ghé cảng của nhau thường xuyên.

Những quan điểm trên của Thủ tướng Modi, được nhấn mạnh trong chuyến thăm hai nước Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Ý nghĩa chuyến công du Hàn Quốc của Ngoại trưởng Australia Penny Wong

Ý nghĩa chuyến công du Hàn Quốc của Ngoại trưởng Australia Penny Wong

Để phòng xa những bất định thời kỳ hậu Tổng thống Joe Biden, các nước cùng chí hướng trong khu vực như Australia và Hàn ...

Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc và Philippines hạ nhiệt căng thẳng sẽ tác động tích cực đến đàm phán COC ở Biển Đông

Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc và Philippines hạ nhiệt căng thẳng sẽ tác động tích cực đến đàm phán COC ở Biển Đông

Tổng thư ký ASEAN đã đưa ra nhận định, đánh giá về một số vấn đề nổi bật của khu vực như tình hình Biển ...

Philippines nỗ lực củng cố tiền đồn ở Biển Đông

Philippines nỗ lực củng cố tiền đồn ở Biển Đông

Theo 4 nguồn thạo tin, Philippines đã tiến hành gia cố đáng kể tàu hải quân BRP Sierra Madre có từ thời Thế chiến Thứ ...

Philippines cáo buộc Không quân Trung Quốc 'hành động nguy hiểm và khiêu khích', Bãi cạn Scarborough lại thêm nóng

Philippines cáo buộc Không quân Trung Quốc 'hành động nguy hiểm và khiêu khích', Bãi cạn Scarborough lại thêm nóng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 11/8 đã kịch liệt lên án hành động của Không quân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, mô ...

Singapore kêu gọi duy trì pháp quyền để giải quyết các vấn đề tại Biển Đông

Singapore kêu gọi duy trì pháp quyền để giải quyết các vấn đề tại Biển Đông

Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam mới đây đã kêu gọi duy trì pháp quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 15/10. Lịch âm 15/10/2024? Âm lịch hôm nay 15/10. Lịch vạn niên 15/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/10/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/10/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 16/10. Lịch âm 16/10/2024? Âm lịch hôm nay 16/10. Lịch vạn niên 16/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 15/10/2024: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 15/10/2024: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi hôm nay 15/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/10/2024: Tuổi Thìn công việc nhiều niềm vui

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/10/2024: Tuổi Thìn công việc nhiều niềm vui

Xem tử vi 15/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 15/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 7-14/10.
Điểm thi IELTS của thí sinh Việt Nam tụt hạng so với trước

Điểm thi IELTS của thí sinh Việt Nam tụt hạng so với trước

Điểm trung bình bài thi IELTS của thí sinh Việt Nam đạt 6.2 trong năm 2023-2024, tụt hạng so với trước.
Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn'

Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngày 14/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã gặp ông Mohammed Abdelsalam, quan chức cấp cao của phong trào Houthi tại thủ đô Muscat (Oman).
Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Mỹ đã nêu bật tầm quan trọng của việc cần triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và an ninh cho lực lượng của LHQ ở Lebanon.
Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn?

Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn?

Theo Tổng thống Mỹ, không có lợi ích gì cho thế giới trong việc cản trở tiến trình cắt giảm kho vũ khí hạt nhân.
Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều tỏ ra cứng rắn sau vụ thiết bị bay không người lái thả tờ rơi ở Bình Nhưỡng.
Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel

Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel

Mỹ sẽ cử binh sĩ cùng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến tới Israel nhằm tăng cường khả năng phòng không cho Tel Aviv.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Phiên bản di động