TIN LIÊN QUAN | |
2016 là năm chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu | |
“Nhân tai” đang góp tay tàn phá môi trường |
Dưới đây là 10 bức ảnh được chụp ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức nghiêm trọng.
Đàn chim cánh cụt hoàng đế đứng trước một khe nứt trên băng gần trạm nghiên cứu McMurdo ở Nam Cực. Các rãnh nứt sẽ tách các khối băng khổng lồ ra khỏi sông băng và làm ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự sống của loài chim cánh cụt. Theo các nhà khoa học, nhiều loài sẽ không thể thích ứng đủ nhanh để có thể tồn tại trước sự biến đổi của khí hậu và đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Kira Morris) |
Một người phụ nữ đang tìm kiếm nơi khô ráo để trú ẩn sau khi trận lụt xảy ra ở Islampur (Jamalpur, Bangladesh) nhấn chìm nhà cửa làng mạc. Bangladesh là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do nước biển dâng, dự đoán sẽ khiến cho hàng chục triệu người vô gia cư vào năm 2050. (Ảnh: Probal Rashid) |
Cô Hanna Petursdottir kiểm tra một hang động bên trong sông băng Svinafellsjokull ở Iceland. Cô cho biết hang động này đang mở rộng một cách nhanh chóng. Kể từ năm 2000, diện tích của các sông băng ở Iceland đã giảm 12%. (Ảnh: Tom Schifanella) |
Lũ lụt phá hủy 8 cầu và nhiều cánh đồng lúa mì, ngô và đậu ở thung lũng Karimabad, miền Bắc Pakistan - một khu vực có nhiều sông băng. Ở nhiều nơi trên thế giới, các sông băng đang tan nhanh, tạo nên các vùng hồ lớn nguy hiểm có thể gây ra lũ lụt nghiêm trọng khi các tảng băng bị vỡ vụn và tan ra. Biến đổi khí hậu có thể làm tăng lượng mưa ở một số khu vực, trong khi lại gây hạn hán ở những khu vực khác. (Ảnh: Hira Ali) |
Khói - thứ chứa đầy carbon gây ô nhiễm môi trường - bay qua một cánh đồng ở Colombia. (Ảnh: Sandra Rondon) |
Một dòng sông đã từng chảy qua nơi này nhưng nó đã biến mất do nhiệt độ toàn cầu tăng. Ảnh chụp tại Bangladesh bởi Abrar Hossain. |
Hậu quả của biến đổi khí hậu đã khiến cho tỉnh Sindh (Pakistan) phải trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng, tạo ra các vết nứt rộng trên đất khô cằn đến nỗi khiến cây cối không thể mọc. (Ảnh: Rizwan Dharejo) |
Một người đàn ông đang lùa đàn gia súc của mình đi tìm kiếm cỏ xanh gần làng Sirohi ở Rajasthan, miền Nam Ấn Độ. Khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt nóng và hạn hán. Người dân địa phương lo lắng vì dự đoán nhiệt độ còn tăng thêm. (Ảnh: Riddhima Singh Bhati) |
Một nhà máy ở Trung Quốc bị bao phủ bởi khói bụi ô nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo khói bụi ô nhiệm chủ yếu do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, góp phần gây ra biến đổi khí hậu và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. (Ảnh: Leung Ka Wa) |
Mực nước trong các hồ chứa như tại Gers (Pháp) ở mức thấp báo động do hạn hán, buộc nhà chức trách phải đưa ra các biện pháp hạn chế việc sử dụng nước. (Ảnh: Mahtuf Ikhsan) |
Cây đột biến gene có thể cứu con người khỏi biến đổi khí hậu Các nhà nghiên cứu Đức đang tìm cách để giảm lượng khí CO2 có hại trong khí quyển bằng cách biến đổi gene một số ... |
“Năng lượng tái tạo cho tương lai bền vững” Đó là thông điệp của hội nghị "Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2016" do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) ... |
WB chi 1,5 tỷ USD chống biến đổi khí hậu tại Trung Đông-Bắc Phi Ý kiến trên được Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Hafez Ghanem đưa ra ngày 15/11, tại Hội nghị COP22 đang diễn ra ... |