Biến đổi khí hậu: Thủ phạm giấu mặt!

Theo các chuyên gia về biến đổi khí hậu, thời tiết biến đổi đang là nguyên nhân chính gây ra mưa lũ ở Pakistan, cháy rừng ở Nga, lở đất ở Trung Quốc và lũ lụt ở Trung Âu... Đây cũng là bằng chứng cho thấy sự nóng lên toàn cầu bởi chính con người đã “phản pháo” trở lại như cảnh báo của giới khoa học.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lở đất ở Trung Quốc.

Trong khi Nga, Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với cháy rừng cùng nắng nóng kỷ lục, thì lũ lụt tấn công Pakistan, Trung Quốc và các nước Trung Âu, khiến hàng ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Gần như cùng một lúc, nhân loại phải dồn dập hứng chịu những thảm họa bởi những bất thường về thời tiết do biến đổi khí hậu gây ra.

Quả thực, gần 14 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi những trận mưa xối xả ở Pakistan, gây nên thảm họa kinh hoàng còn hơn cả sóng trận sóng thần năm 2004 và những trận động đất gần đây ở Kashmir và Haiti cộng lại. Theo ước tính của Chính phủ Pakistan, nước này đang phải đối phó với trận lũ tồi tệ nhất trong vòng 80 năm nay, làm thiệt mạng ít nhất 1.600 người và ảnh hưởng đến 13,8 triệu người khác. LHQ cho hay, Pakistan sẽ cần đến hàng tỷ USD viện trợ để hồi phục sau thiên tai. Ngay bên cạnh Pakistan, ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, lũ lụt cũng đã cướp đi sinh mạng của 140 người, chưa kể 500 người được coi là mất tích.

Còn tại Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã, tính đến nay đã có ít nhất hơn 700 người thiệt mạng và hơn 1.000 người mất tích trong trận lở đất kinh hoàng ngày 7/8 ở làng Nguyệt Viên, huyện Châu Khúc (Cam Túc). Địa hình Châu Khúc thực ra đã bị "hổng chân" do hứng chịu chấn động dữ dội từ trận động đất Tứ Xuyên hồi năm ngoái, nên chỉ một trận mưa như trút trong hơn 40 phút đêm 7/8 đã khiến dãy núi bao quanh làng Nguyệt Viên không còn sức chịu đựng và đổ ụp xuống khu dân cư. Vụ lở đất này được đánh giá là "tồi tệ nhất trong vòng 60 năm qua" ở Trung Quốc.

Trong lúc đó, tại Trung Âu, hơn 10 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích khi mưa lớn kéo dài khiến các dòng sông và con đập ở các nước như Ba Lan, Đức, Czech bị vỡ bờ. Hồi tháng 5, tháng 6, lũ lụt tồi tệ cũng cướp đi sinh mạng của 22 người ở Ba Lan, 6 người ở Czech.

Cùng thời gian này, nước Nga đang vất vả đối phó với nạn cháy rừng dữ dội nhất trong lịch sử, làm cho hơn 1.300 người bỏ mạng do ngạt thở vì nhiệt độ cao bất thường và khói bụi. Ông Alexander Frolov, Lãnh đạo cơ quan dự báo thời tiết Rosgidromet của Nga, cho biết đợt nắng nóng từ đầu tháng 7 đến nay kéo theo những đợt cháy rừng khổng lồ được mô tả là "tồi tệ nhất trong hơn 1.000 năm qua".

Theo Giáo sư Friedrich-Wilhelm Gerstengarbe ở Viện Nghiên cứu về tác động khí hậu tại Potsdam (Đức), rất hiếm xảy ra bốn hiện tượng thiên tai bất thường cùng lúc như trên. Vì vậy, các chuyên gia LHQ cũng như ở các trường đại học trên khắp thế giới đều nhận định rằng "những sự kiện thời tiết bất thường" gần đây chứng tỏ sự nóng lên toàn cầu đã và đang tiếp diễn.

Tiến sĩ Peter Stott, Giám đốc Cơ quan Khí tượng Thủy văn Anh (MET), cho rằng tuy không thể đổ lỗi cho bất cứ sự kiện thời tiết nào trên đây là chỉ do sự nóng lên toàn cầu, song đây là bằng chứng rõ ràng về sự gia tăng cấp độ của biến đổi khí hậu. Ông cảnh báo: "Những sự kiện thời tiết bất thường như thế này ngày càng nhiều và có thể trở thành bình thường vào giữa thế kỷ này". Tiến sĩ Stott cũng cho biết sự nóng lên toàn cầu có xu hướng làm cho các sự kiện thời tiết ngày càng dữ dội hơn.

Chuyên gia Omar Baddour của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cũng đồng quan điểm. Ông cho biết, về tần suất cũng như cường độ, mỗi năm thời tiết lại lập kỷ lục mới, thậm chí nhiều kỷ lục bị vượt chỉ trong một tuần. Ví dụ ở Nga, nhiệt độ nóng 38,2°C ở Mátxcơva vào cuối tháng 7 đã thuộc hạng nóng nhất trong 130 năm qua, tuy nhiên kỷ lục này đã bị hạ vào đầu tháng 8.

Giáo sư Andrew Watson, nhà khí tượng học ở Đại học East Anglia cho biết "những sự kiện thời tiết dữ dội này tương đối sát với các dự báo về tác hại của sự nóng lên toàn cầu do Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ (IPCC) đưa ra từ 20 năm trước và 99% các nhà khoa học tin rằng nó đang xảy ra".

Tuy không thể kết luận khí hậu nóng lên là nguyên nhân trực tiếp, nhưng những thiên tai diễn ra liên miên tại Trung Quốc, Pakistan hay tại một loạt quốc gia Đông Âu khác, trong đó có Nga, ít nhiều vẫn được coi là những minh chứng cho kết luận của IPCC rút ra trước đó rằng sự biến đổi khí hậu toàn cầu chính là "thủ phạm giấu mặt".

Hoàng Minh (Theo Telegraph, Xinhua)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin vui nối tiếp, Jude Bellingham đoạt thêm một danh hiệu

Tin vui nối tiếp, Jude Bellingham đoạt thêm một danh hiệu

Vào thời điểm đang lấy lại phong độ tốt nhất, Jude Bellingham mới giành thêm một danh hiệu cá nhân nhờ thi đấu thăng hoa ở mùa giải 2023/24.
Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng ...
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động