Biển Đông và sự khao khát hoà hợp giữa Trung Quốc với các đối tác ASEAN

Chu Văn
Theo bài viết mới đăng trên trang mạng news.cgtn.com (Indonesia), nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong khu vực, việc hiện thực hóa Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) thể hiện khao khát chung về sự hòa hợp giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một khu vực Biển Đông nhìn từ trên cao. (Nguồn: VCG/Global Times)
Một khu vực Biển Đông nhìn từ trên cao. (Nguồn: VCG/Global Times)

Bài viết cho rằng, việc điều chỉnh lại chiến lược đang diễn ra ở Biển Đông đánh dấu một bước ngoặt, trong đó xu hướng của Philippines hướng tới hợp tác với các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã trở thành một yếu tố quan trọng. Hành động này sẽ không chỉ giải quyết những mối quan ngại trước mắt trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Tin liên quan
Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử

Nhấn mạnh tinh thần hợp tác này, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ sự mong muốn của nước bà trong việc hợp tác hoàn tất COC ở Biển Đông một cách nhanh chóng. Những quan điểm được bày tỏ trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo ở Manila cộng hưởng với cam kết về sức mạnh ngoại giao tổng hợp, cho thấy một quan điểm lạc quan về chuyến thăm Philippines của Tổng thống Indonesia Joko Widodo từ ngày 9-11/1.

Theo bài viết, với tư cách là nước đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay của ASEAN, Indonesia đã liên tục đi đầu trong việc hiện thực hóa COC. Tuyên bố của Ngoại trưởng Marsudi phản ánh mong muốn chung trong ASEAN về việc nhanh chóng thiết lập một bộ quy tắc ứng xử, được tất cả các quốc gia trong khu vực chấp nhận thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao.

Tiếp đó, những nỗ lực nhiệt thành của Indonesia trong việc hoàn thiện COC nhấn mạnh sự cảnh giác phổ biến của các quốc gia ở Biển Đông. Những hành động khác với lập trường của ASEAN, tình trạng bất ổn ở Biển Đông đã và đang làm suy yếu sự gắn kết của khối khu vực. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho mặt trận thống nhất của ASEAN, làm mất ổn định vị thế khu vực mà còn gây trở ngại cho sự ổn định và tiến triển hòa bình chung.

Trong thời gian gần đây, cùng với sự leo thang căng thẳng ở khu vực làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông, việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử thay thế được coi như động thái đi chệch khỏi con đường xây dựng bấy lâu nay. Theo bài viết, bất kỳ COC nào thiếu sự tham gia của Trung Quốc không những không hiệu quả mà còn khó có thể giành được sự công nhận từ các thành viên ASEAN. Lý do là, Biển Đông liên quan một cách phức tạp tới các lợi ích cốt lõi và Trung Quốc đóng vai trò nòng cốt trong các vấn đề liên quan.

Nếu có nước nào tách mình ra khỏi các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Các cuộc đàm phán COC phải đối mặt với nhiều thách thức.

Tổng thống Jokowi và Tổng thống Marcos Jr. Tăng cường hợp tác song phương Indonesia-Philippines nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao. (Nguồn: Bloomberg)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (Nguồn: Bloomberg)

Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc phân tích về chuyến thăm Philippines của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và dẫn lời chuyên gia Trung Quốc bày tỏ tin tưởng rằng COC không thể đạt được nếu không có sự đồng thuận của tất cả các nước trong khu vực, trong đó phải bao gồm cả Trung Quốc.

Sau cuộc gặp với ông Widodo, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết, họ đã có một “cuộc thảo luận hiệu quả và trung thực” về các sự kiện khu vực cùng có lợi, bao gồm cả những diễn biến ở Biển Đông, truyền thông đưa tin. Tuy nhiên, theo tờ The Strait Times ngày 10/1, phía Indonesia không đề cập chi tiết mà chỉ nói rằng hai nước đã đồng ý “đẩy nhanh việc sửa đổi các thỏa thuận tuần tra và vượt biên giới chung, cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng bao gồm cả phần cứng quân sự”.

Theo Thời báo Hoàn cầu, ông Gu Xiaosong, Trưởng khoa Viện nghiên cứu ASEAN của Đại học Hải dương Nhiệt đới Hải Nam nói rằng, chuyến đi của ông Widodo tới Philippines thể hiện cam kết mạnh mẽ của Indonesia trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tờ báo của nhà nước Trung Quốc dẫn nguồn giới chuyên gia nhận định chuyến thăm của Tổng thống Indonesia diễn ra vào thời điểm thế giới đang hỗn loạn, Mỹ, châu Âu và Trung Đông đều đang chìm trong bất ổn, những rắc rối ở Biển Đông có thể gây ra bất ổn, đe dọa hòa bình và ổn định khó khăn mới có được ở Đông Nam Á.

Bài viết trên trang news.cgtn.com kết luận rằng các cuộc thảo luận về COC đang tiến triển tích cực, đóng vai trò như một “van giảm áp” quan trọng để ngăn ngừa xung đột xuất phát từ tranh chấp giữa các bên. Trên thực tế, việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là điều tối quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của Philippines. Nói một cách đơn giản, tuân theo DOC và COC là con đường duy nhất để Trung Quốc và các quốc gia ASEAN xây dựng một khu vực ổn định và hòa bình ở Biển Đông.

Thành công phụ thuộc vào việc cùng nhau theo đuổi một mục tiêu chung, cùng nhau vượt qua những thách thức trong sự tiến bộ thống nhất, trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc và ASEAN đang ở thời điểm then chốt trong các cuộc đàm phán về “bộ quy tắc”.

Phú Thọ thúc đẩy các dự án hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác Quảng Đông, Trung Quốc

Phú Thọ thúc đẩy các dự án hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác Quảng Đông, Trung Quốc

Nhằm thúc đẩy các dự án hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, thân thiện môi trường với các doanh nghiệp, đối ...

ASEAN và các Đối tác đẩy mạnh kết nối, đề xuất nhiều biện pháp hợp tác sâu rộng và đa dạng

ASEAN và các Đối tác đẩy mạnh kết nối, đề xuất nhiều biện pháp hợp tác sâu rộng và đa dạng

Phát biểu tại các Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ chia sẻ các ưu tiên và biện pháp hợp tác giữa ASEAN với các Đối ...

Nga khẳng định quan hệ đối tác cấp cao với Trung Quốc, tăng cường hợp tác với một quốc gia dầu mỏ

Nga khẳng định quan hệ đối tác cấp cao với Trung Quốc, tăng cường hợp tác với một quốc gia dầu mỏ

Ngày 11/3, Nga có động thái nhấn mạnh quan hệ đối tác cấp cao giữa nước này với Trung Quốc và mở rộng quan hệ ...

Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn

Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn

Ngày 16/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77 đã tổ chức phiên họp để thảo luận về tình hình Myanmar.

Triển khai các biện pháp thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Lào

Triển khai các biện pháp thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Lào

Chiều 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch ...

Trung Quốc tỏ thành ý với Nga về hợp tác quân sự, phản đối mạnh mẽ Mỹ vì hành động đơn phương này

Trung Quốc tỏ thành ý với Nga về hợp tác quân sự, phản đối mạnh mẽ Mỹ vì hành động đơn phương này

Ngày 28/12, trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, nước này sẵn sàng củng cố ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động