Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử

PGS.TS. Đinh Quang Hải
Nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Hiện nay, khu vực Biển Đông là một trong những vùng biển đang diễn ra các tranh chấp chủ quyền về đảo, quần đảo, tranh chấp chủ quyền, quyền tài phán về các vùng biển chồng lấn dưới nhiều hình thức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Làn nước xanh trong âu tầu
Làn nước xanh trong âu tàu ở xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)

Đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ cơ sở và căn cứ pháp lý, chứng cứ lịch sử để chứng minh rằng Việt Nam đã khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền thật sự hai quần đảo này, ít nhất từ thế kỷ XVII, khi chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.

Vấn đề được nghiên cứu nhiều và nhất quán

Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, thư tịch cổ, bản đồ cổ được tìm thấy tại các kho lưu trữ và thư viện ở trong và ngoài nước, cho thấy đầy đủ cơ sở về lịch sử và pháp lý để khẳng định một cách chắc chắn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

Đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, sách, báo, bài viết được công bố, khẳng định quá trình khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Quá trình đó diễn ra từ rất sớm, ít nhất cũng từ thế kỷ XVII và liên tục cho đến mãi sau này.

Tin liên quan
Đảo Sinh Tồn, dập dìu sóng biếc Đảo Sinh Tồn, dập dìu sóng biếc

Nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Biển Đông là những công việc rất to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ trước đến nay, ở Việt Nam và nước ngoài, đã có nhiều nhà sử học, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa… dành nhiều thời gian và công sức tập trung sưu tầm, khảo cứu, khai thác, đánh giá các nguồn tư liệu và cho công bố kết quả khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Số lượng các công trình nghiên cứu, các sách viết về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vấn đề Biển Đông lại càng nhiều, nhất quán khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của luật pháp quốc tế.

Chủ trương của Việt Nam

Vị trí chiến lược quan trọng về các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và những vấn đề do lịch sử để lại đã tạo nên các tranh chấp giữa các quốc gia có chung quyền lợi ở khu vực này.

Đặc biệt, những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, với “đường lưỡi bò” (đường 9 đoạn) và tốc độ gia tăng quân sự hóa các đảo, đá chiếm đóng trái phép ở Biển Đông đã làm cho tình hình an ninh trên Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng và phức tạp hơn.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông như vậy và trong xu thế hội nhập quốc tế về biển, đảo của khu vực và thế giới hiện nay, các quy định của Luật Biển quốc tế chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để các quốc gia hữu quan vận dụng trong quá trình đàm phán và giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Mặc dù có nhiều tranh cãi nhưng lập trường trước sau như một của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam là nhà nước đầu tiên và duy nhất thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, ổn định và liên tục.

Theo dòng lịch sử, trên bình diện song phương và đa phương, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo. Mặt khác, Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.

Ứng xử với các bên

Đối với Trung Quốc, hai bên đều khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng, quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử
Toàn cảnh làng chài trên vịnh Bái Tử Long. (Nguồn: Vietnamplus)

Đối với các nước khác trong ASEAN có chung quyền lợi ở Biển Đông như Thái Lan, Brunei Darussalam, Malaysia, Malaysia, Indonesia… Việt Nam và các bên đều thống nhất chủ trương bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và DOC, hướng tới xây dựng COC; nhất trí phối hợp cùng các nước trong khu vực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2013; hợp tác để cùng các nước ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015.

Đồng thời, Việt Nam chủ động phối hợp với các thành viên khác để đưa Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đáp ứng lợi ích phát triển của tất cả các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng của các nước và ở khu vực.

Công khai hóa, minh bạch hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông; đấu tranh kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cùng với Trung Quốc và các quốc gia trong ASEAN kiên quyết phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.

UNCLOS 1982: Thiết lập và củng cố trật tự pháp lý trên biển, hợp tác biển vì hòa bình và phát triển bền vững (Kỳ II)

UNCLOS 1982: Thiết lập và củng cố trật tự pháp lý trên biển, hợp tác biển vì hòa bình và phát triển bền vững (Kỳ II)

Để bảo đảm thực thi Công ước đầy đủ và nhất quán trên thực tế, UNCLOS thành lập các cơ quan, cơ chế với vai ...

UNCLOS 1982: Thiết lập và củng cố trật tự pháp lý trên biển, hợp tác biển vì hòa bình và phát triển bền vững (Kỳ I)

UNCLOS 1982: Thiết lập và củng cố trật tự pháp lý trên biển, hợp tác biển vì hòa bình và phát triển bền vững (Kỳ I)

Ngay tại Lời nói đầu của UNCLOS 1982, các quốc gia đã khẳng định mong muốn "giải quyết mọi vấn đề liên quan đến luật ...

Đa dạng nguồn tài nguyên biển Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Đa dạng nguồn tài nguyên biển Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Biển Đông được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới, với nguồn tài nguyên biển phong ...

Đảo Sinh Tồn, dập dìu sóng biếc

Đảo Sinh Tồn, dập dìu sóng biếc

Nằm trên thềm san hô trong quần đảo Trường Sa, Sinh Tồn là một trong ba xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa, tỉnh ...

Vượt sóng vào An Bang

Vượt sóng vào An Bang

Câu hát Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/ Đẹp dịu dàng Tiên nữ An Bang vang lên đâu đó khiến tôi nhớ về chuyến ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động