Dịp này, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khai mạc trưng bày giới thiệu về quá trình trùng tu ngôi biệt thự, các bản vẽ kiến trúc, một số vật liệu và kỹ thuật xây dựng biệt thự này.
Tòa biệt thự đã chính thức mở cửa sáng 26/1 đón khách tham quan từ sáng 26/1. (Nguồn: baovanhoa) |
Tin liên quan |
Xuân Quê hương 2024: Ấm áp đón người thân trở về |
Toà biệt thự Pháp cổ (tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài) có diện tích xây dựng 174m2, nằm trong khuôn viên rộng 993m2.
Đây là một trong số ít biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội còn duy trì được không gian sân vườn rộng. Ngôi biệt thự từng bị bỏ hoang trong một thời gian dài, nhiều hạng mục gần như hỏng hoàn toàn.
Thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị của thành phố và thoả thuận hợp tác giữa UBND TP. Hà Nội với vùng Ile-de-France, quận Hoàn Kiếm đã triển khai công tác trùng tu với sự hỗ trợ kỹ thuật của vùng Ile-de-France (Pháp).
Việc trùng tu gặp nhiều khó khăn do đây là biệt thự tư nhân, do đó, không có hồ sơ lưu trữ ngoài một bức ảnh chụp gia đình chủ nhà đứng trước biệt thự.
Trước khi tiến hành công tác bảo tồn, sửa chữa, các chuyên gia đã triển khai các hoạt động đánh giá hiện trạng, thám sát các lớp vật liệu để làm rõ các yếu tố nguyên gốc phục vụ cho trùng tu.
Để công chúng có thể hiểu được cách thức xây dựng, vật liệu xây dựng của biệt thự, các chuyên gia quyết định bóc vữa và để mộc một số mảng tường, riêng mảng tường cầu thang phía bên trong để mộc toàn bộ để mọi người có thể quan sát loại gạch vồ được lấy từ thành Hà Nội.
Ngoài ra, một số phần mái, trần nhà cũng được các chuyên gia để lộ ra các kết cấu nguyên bản.
Đặc biệt, để giúp công chúng hiểu thêm về việc trùng tu biệt thự, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France (Pháp) thực hiện trưng bày giới thiệu về quá trình trùng tu biệt thự. Bên cạnh các ảnh chụp, thuyết minh, công chúng còn được xem những vật liệu nguyên bản của công trình.
Ngoài những viên gạch vồ từ thành Hà Nội, còn có những hoa văn trang trí theo kiểu của người Việt bằng gốm nung.
Các phần giới thiệu về vật liệu làm trần nhà, cho đến những chiếc chốt cửa, gạch lát nền… đều được giới thiệu kỹ lưỡng, với hiện vật minh họa.
Ban tổ chức cũng giới thiệu bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Francois Carlet Soulages về toàn bộ quá trình biến đổi của biệt thự từ lúc còn là toà nhà bỏ hoang, các cuộc thám sát, nghiên cứu của các nhà khoa học… cho tới từng bước trong quá trình tu bổ.
(theo TTXVN)
| Ngoại giao văn hóa phục vụ phát triển bền vững Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp, ngoại giao văn hóa đã gắn chặt ... |
| Lào bác bỏ tin UNESCO loại Luang Prabang khỏi danh sách di sản thế giới Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào đã bác bỏ thông tin Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên ... |
| Bản giao hưởng bên bờ Danube “Hòn ngọc bên bờ sông Danube”, “Paris nhỏ ở Trung Âu”... là những mỹ từ mà du khách hay được nghe hoặc đọc trước những ... |
| 2023 - Năm văn hóa ấn tượng Năm 2023 là một năm ấn tượng đối với văn hoá Việt Nam trong bối cảnh kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về ... |
| Hoàng thành Thăng Long có thêm 4 Bảo vật quốc gia Trong số 29 Bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 73/QĐ-TTg công nhận, Di sản Thế ... |