Đầu tiên là Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý gồm hai phần thân và bệ. Mặc dù chiếc lá đề không hoàn chỉnh, đã bị mất một phần nhưng đây là lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý tìm được tại Hoàng thành Thăng Long đẹp nhất.
Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ. (Nguồn: Báo Văn hoá) |
Tin liên quan |
Vì sao người nói đạo lý thường sống khá giả? |
Trang trí hoa văn thể hiện hình chim phượng đang nhảy múa trên hoa sen, đầu ngẩng cao, hai mỏ chụm lại, một chân co, một chân làm trụ tạo cảm giác như đang nhún nhảy trên nền hoa dây lá.
Hiện vật thứ hai là Đao cẩn tam khí thời Trần thuộc loại hình vũ khí, nhưng được trang trí hết sức cầu kỳ. Đao có cấu tạo gồm hai phần thân và cán. Phần cán chỉ còn lại lõi thép bên trong dài 18,5 cm, phần còn lại đã mất.
Phần quan trọng nhất là thân đao dài 64 cm, cấu trúc gồm 3 phần: lưỡi bén, sống và mũi.
Đáng chú ý, hai mặt trên thân trang trí hoa văn bằng kỹ thuật cẩn, chất liệu cẩn là kim loại màu vàng và trắng, màu của thép làm nền khiến các họa tiết càng trở nên nổi bật. Hoa văn trang trí trên đao đặc biệt tinh xảo.
Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ là hiện vật thứ ba được làm bằng hợp kim đồng, có lỗ tròn để luồn dây đeo thẻ. Hai mặt đều khắc chữ Hán rõ nét, ghi nội dung sử dụng thẻ dành cho cung nữ. Ngoài ra còn có chữ ghi niên đại làm thẻ là tháng 4 năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông, tức năm 1466.
Cuối cùng, Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ là một hiện vật rất quan trọng, chứa đựng nhiều thông tin về kiến trúc cung đình thời Lê sơ. Hiện vật là phần còn lại của một mô hình kiến trúc hoàn thiện. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và một phần của bộ khung kết cấu.
Mô hình kiến trúc thời này cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc xưa. Trong đó, hệ cột gồm cột cái, cột quân (cột hiên) với tất cả 16 cột; hệ xà có các cấu kiện: câu đầu, xà thượng, xà hạ (tương đương với xà nách trong kiến trúc kẻ bẩy); Hệ đấu củng gồm các cấu kiện: đấu, củng, ang và xà vuông.
Bộ khung được phủ men màu vàng, sắc độ đậm, thường được gọi là men màu da lươn. Mặc dù chỉ là một mô hình thu nhỏ và đã bị mất mát phần lớn, nhưng hiện vật giúp các nhà khoa học nhận diện gần như đầy đủ các yếu tố cấu thành bộ mái kiến trúc.
Kết hợp với những nguồn tư liệu khác, hiện vật này có giá trị thông tin rất lớn trong phục dựng kiến trúc cung đình thời Lê sơ.
Như vậy, thêm 4 Bảo vật quốc gia mới được công nhận, tại Hoàng thành Thăng Long hiện đang lưu giữ 11 Bảo vật quốc gia. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đang nỗ lực bảo vệ và phát huy giá trị của các Bảo vật quốc gia này.
| Khám phá Điện Biên lịch sử Những ngày đầu năm chúng tôi đến Điên Biên - mảnh đất hội tụ tinh hoa của vùng Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ, ... |
| Tết Việt Amagasaki 2024 hướng về nguồn cội Từ 3-4/2 (tức ngày 24 và 25 tháng 12 Âm lịch năm Quý Mão 2023), chương trình Xuân Quê hương – Tết Việt Amagasaki 2024 ... |
| Tôn vinh niềm vui đọc sách ở Việt Nam Ngày 19/1, Viện Pháp tại Việt Nam và tổ chức sự kiện 'Đêm đọc sách' tại Trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin ở Hà Nội, ... |
| Tết cổ truyền Việt ở Tòa thị chính quận 20 thủ đô Paris - tôn vinh văn hóa Việt Nam tại Pháp Đã thành truyền thống từ nhiều năm nay, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, Hội Tôn vinh văn hóa Việt (APCV) lại hẹn gặp ... |
| Thưởng thức loạt phim Pháp chiếu miễn phí dịp Tết 2024 Tiếp tục truyền thống tháng phim Pháp đón Tết, Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD) và Viện Pháp tại Việt Nam giới thiệu chương ... |