Biểu tình ở Kyrgyzstan: Tương lai chính trị bất định đang 'chờ đón'

Hoàng Mỹ
TGVN. Tương lai chính trị của Kyrgyzstan bất định với việc không có bức tranh rõ ràng về ai là người nằm quyền ở đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là một đêm hỗn loạn của cuộc nổi dậy ở Kyrgyzstan khi những người biểu tình xông vào Văn phòng Tổng thống và các tòa nhà Chính phủ quan trọng khác. Điều này đã đẩy quốc gia Trung Á vào một tương lai chính trị bất định.

tuong lai bat dinh cho don kyrgyzstan
Người biểu tình Kyrgyzstan tham gia biểu tình phản đối kết quả bầu cử quốc hội ở thủ đô Bishkek ngày 6/10. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Sooronbai Jeenbekov đã công bố một video vào ngày 6/10 cáo buộc "một số lực lượng chính trị" dàn dựng một cuộc đảo chính và cố gắng "chiếm giữ quyền lực đất nước một cách bất hợp pháp".

Ông tiếp tục đề nghị một giải pháp hoà bình, yêu cầu Ủy ban Bầu cử Trung ương điều tra các vi phạm bầu cử. Vài giờ sau đó, Ủy ban này hủy bỏ kết quả bầu cử.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, động thái này là quá muộn để cứu vãn tình thế. Căng thẳng sau bầu cử đánh dấu sự trở lại của bất ổn chính trị ở quốc gia còn khó khăn ở Trung Á, có biên giới với Trung Quốc, Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan.

Bất ổn dự báo kéo dài

Khoảng 4.000 người biểu tình từ ác phe đối lập của Kyrgyzstan đã tụ tập tại Quảng trường Ala-Too ở trung tâm thủ đô Bishkek vào ngày 5/10 để phản đối kết quả của một cuộc bầu cử mà các nhà quan sát nghi ngờ là gian lận. Quảng trường Ala-Too từng nổi tiếng là "bệ phóng" cho các vụ rối loạn dân sự dẫn đến việc lật đổ các Tổng thống tại vị vào các năm 2005 và 2010.

Theo báo cáo sơ bộ của phái đoàn quan sát viên thuộc Văn phòng phụ trách các vấn đề về dân chủ và nhân quyền (ODIHR) của châu Âu, những người biểu tình Kyrgyzstan đã bày tỏ sự giận dữ trước cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 4/10, vốn bị cáo buộc là "mua phiếu bầu" và sử dụng các thủ thuật đen tối. Trong số 16 đảng tham gia bỏ phiếu, chỉ có 5 đảng vượt qua ngưỡng 7% để vào Nghị viện, theo số liệu mới nhất hiện có từ một cuộc kiểm phiếu.

Tin liên quan
Biểu tình ở Kyrgyzstan: Căn cứ không quân Nga cảnh giác cao, Mỹ lần đầu lên tiếng Biểu tình ở Kyrgyzstan: Căn cứ không quân Nga cảnh giác cao, Mỹ lần đầu lên tiếng

Các đảng dẫn đầu với khoảng 25% phiếu bầu là đảng Birimdik có quan hệ mật thiết với đảng Jeenbekov, và đảng Mekenim Kyrgyzstan được tài trợ bởi Raimbek Matraimov - cựu quan chức hải quan hàng đầu, nay là nhà tài phiệt quyền lực từng tham gia vào một nhóm buôn lậu xuyên biên giới.

Khi màn đêm buông xuống, nhóm người biểu tình đã xông vào cổng Nhà Trắng, nơi đặt Văn phòng Tổng thống. Một người biểu tình đã thiệt mạng trong cuộc hỗn chiến và hàng trăm người phải nhập viện, trong đó có một số chính trị gia cấp cao của phe đối lập. Những người biểu tình sau đó tiếp tục kiểm soát các cơ sở chính khác của Chính phủ, bao gồm cả trụ sở của cơ quan an ninh nhà nước.

Kate Mallinson, nhà tư vấn rủi ro chính trị tại Công ty quản lý Rủi ro Chính trị Prism có trụ sở tại London, coi việc gọi cuộc bầu cử là không hợp lệ của Tổng thống Jeenbekov dường như không thể làm ổn định hoàn toàn tình hình đầy biến động ở Kyrgyzstan.

"Đất nước có khả năng chứng kiến bất ổn chính trị kéo dài cho đến khi cuộc bầu cử mới diễn ra, dự kiến vào cuối tháng 11 hoặc muộn hơn, khi các nhóm và ứng cử viên khác nhau ở phía Bắc và phía Nam của đất nước tranh giành ảnh hưởng, đặc biệt là trong trường hợp Tổng thống Jeenbekov từ chức", bà Mallinson nói với Nikkei Asian Review.

Tấm gương tiền nhiệm

Trong khi các câu hỏi đặt ra về tương lai của Tổng thống vẫn chưa rõ ràng, chuyên gia Mallinson cảm thấy rằng, công chúng rất muốn ông Jeenbekov từ chức.

"Mặc dù ông Jeenbekov không muốn từ bỏ quyền lực, nhưng khả năng cao là ông ấy sẽ bị buộc phải từ chức trong vòng vài ngày", Mallison nói thêm. "Nga có thể đóng một vai trò quyết định đối với vị trí Tổng thống của Kyrgyzstan. Thế nhưng cho đến nay, Tổng thống Putin vẫn chưa đưa ra sự ủng hộ đối với ông Jeenbekov".

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo loạn ở thủ đô, người biểu tình chỉ định thị trưởng mới, phe đối lập tiếp quản Bộ Nội vụ

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo loạn ở thủ đô, người biểu tình chỉ định thị trưởng mới, phe đối lập tiếp quản Bộ Nội vụ

Tổng thống Jeenbekov từng hy vọng củng cố quyền lực thông qua đảng Birimdik, nhưng hiện ông đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn, giống như đất nước của mình. Ông đang ở giữa nhiệm kỳ 6 năm và sẽ phải nhìn vào số phận của những người tiền nhiệm: hai người đang sống lưu vong, nhưng số phận của người tiền nhiệm Almazbek Atambayev - người đã bị bỏ tù dưới sự giám sát bởi chính ông Jeenbekov - có thể sẽ được lưu ý hơn cả.

Sau khi cuộc bầu cử thất bại, cựu Tổng thống Atambayev đã được giải thoát khỏi sự giam giữ bởi những người biểu tình ngay trong đêm. "Người thầy" một thời của ông Jeenbekov, nay là kẻ thù không đội trời chung với vị Tổng thống, từng bị tuyên án 11 năm tù vào tháng 6 sau khi bị kết tội ra lệnh phóng thích trái pháp luật cho một trùm băng đảng bị cầm tù hồi năm 2013.

Bước đi tích cực

Chính phủ Kyrgyzstan vẫn tiếp tục hoạt động, mặc dù có một số gương mặt mới trong bộ máy. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, một cuộc chuyển giao quyền lực chuẩn bị diễn ra với việc nhiều nhà lãnh đạo phe đối lập đang dần khẳng định uy tín cá nhân, trong khi một số nhà lập pháp đề xuất ông Japarov lên làm Thủ tướng.

Rời

Rời 'hầm cách ly', sức khỏe Tổng thống Trump hiện ra sao?

Chưa dừng lại ở đó, ông Adakhan Madumarov - lãnh đạo đảng dân tộc chủ nghĩa Butun Kyrgyzstan, đã tuyên bố vào ngày 6/10 rằng, ông sẽ đứng đầu một Hội đồng Điều phối được thành lập bởi một số đảng đối lập tham gia bỏ phiếu. Trước đó, ông Madumarov đã chỉ trích cuộc bầu cử có "gian lận ở mọi nơi" và chỉ trích Chính phủ vì đã tổ chức "cuộc bầu cử bất công nhất trong toàn bộ lịch sử của Kyrgyzstan".

Trước tình hình hiện tại, chuyên gia Mallinson cho rằng: "Không có người chiến thắng rõ ràng trong cuộc khủng hoảng". Tuy nhiên, bà cho rằng "sự đoàn kết của các nhà lãnh đạo đối lập trong việc chống lại việc đánh cắp phiếu bầu của các lực lượng ủng hộ Chính phủ" là một bước đi tích cực, đặc biệt "nếu những gương mặt mới, trẻ hơn được phép tham gia Chính phủ".

Tin thế giới 7/10: Chiến trường Nagorno-Karabakh khốc liệt; Bắc Kinh nói về Kyrgyzstan; Indonesia không đánh đổi lập trường Biển Đông

Tin thế giới 7/10: Chiến trường Nagorno-Karabakh khốc liệt; Bắc Kinh nói về Kyrgyzstan; Indonesia không đánh đổi lập trường Biển Đông

TGVN. Xung đột Armenia-Azerbaijan, tình hình Kyrgyzstan, quan hệ Nga-Mỹ, EU-Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình Trung Đông và vấn đề Biển Đông là một số ...

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Đâu chỉ là can qua phút chốc !

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Đâu chỉ là can qua phút chốc !

TGVN. Biểu tình ở Kyrgyzstan không chỉ là câu chuyện về bất ổn chính trị một sớm một chiều tại quốc gia Trung Á có ...

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo lực leo thang, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội từ chức, Nga và LHQ lên tiếng

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo lực leo thang, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội từ chức, Nga và LHQ lên tiếng

TGVN. Ngày 6/10, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời cơ quan báo chí của Quốc hội Kyrgyzstan cho biết, Chủ tịch Quốc hội ...

Hoàng Mỹ (theo Nikkei Asian Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động