TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng: Sửa nhiều luật, Chính phủ kiên quyết loại bỏ các rào cản | |
Đừng “đánh tráo” khái niệm điều kiện kinh doanh |
Theo Quyết định này, sẽ có 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm, nhiều hơn khoảng 60 điều kiện so với dự kiến ban đầu và chiếm khoảng 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh của 27 nhóm ngành hàng.
Như vậy, sau khi cắt giảm, số điều kiện còn lại chỉ còn 541. Đây được coi là đợt cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương với số lượng điều kiện đầu tư kinh doanh bị cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay.
Trước đó, vào điểm tháng 10/2016, Bộ Công Thương cũng tiến hành một đợt cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính theo quyết định số 4846, gồm: bãi bỏ 15 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 108 thủ tục hành chính trong tổng số 443 thủ tục, tương đương 27,8% tổng số thủ tục hành chính hiện có của Bộ Công Thương.
Đây được coi là đợt cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương. (Nguồn: DNSG) |
Trong số 27 ngành nghề nằm trong diện rà soát thì có 10 ngành, nghề không có đề xuất cắt giảm gồm: kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; xuất khẩu gạo (lĩnh vực này đã được đề xuất đơn giản hóa theo hướng bỏ yêu cầu về quy mô trong từng điều kiện và thay vào đó áp dụng quy chuẩn); tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng; kinh doanh khoáng sản; hoạt động mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI; hoạt động dầu khí; kiểm toán năng lượng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
17 ngành, nghề kinh doanh còn lại đề xuất cắt giảm gồm: xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện Bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Đề xuất bỏ gần 2.000 trong hơn 4.000 điều kiện kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bỏ gần 2.000 điều kiện kinh doanh tại các Bộ, ngành được cho là gây khó khăn, ... |
Hàng nghìn điều kiện kinh doanh đang “trói” doanh nghiệp Con số quá lớn về điều kiện kinh doanh hiện nay đang khiến cho nhiều doanh nghiệp khó tồn tại, giảm năng lực cạnh tranh. |
Môi trường kinh doanh Việt Nam chỉ hơn Lào và Campuchia Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhiều ... |