Bộ Giáo dục ra công điện yêu cầu tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0. (Nguồn: Dân trí) |
Theo đó, trong những ngày đầu học sinh quay lại học trực tiếp, các cơ sở giáo dục cần dành lượng thời gian phù hợp để học sinh làm quen trở lại với việc học tại trường.
Với các em học sinh lớp 1, nhà trường cần phổ biến các quy định về học tập và sinh hoạt tại trường; tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho học sinh tới trường; hướng dẫn học sinh kiến thức phòng dịch, những việc cần làm và nguyên tắc cần tuân thủ trong phòng dịch để bảo vệ bản thân và cộng đồng; tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh; tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học; tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0.
Công điện nêu rõ: "Tiếp tục tổ chức dạy học tại trường các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh.
Tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến khác nhau ngay trong nội dung dạy học chính khóa, nhất là đối với các học sinh không được học qua truyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh.
Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức".
Riêng đối với học sinh lớp 12, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng Kế hoạch hoàn thành năm học 2021-2022 trước ngày 30/6/2022.
Đối với những địa phương không thể hoàn thành trước ngày 30/6/2022 vì lý do bất khả kháng, cần kịp thời báo cáo Bộ GD&ĐT để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo phù hợp với Kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022.
Tổ chức tuyên truyền cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn. Không chủ quan, xem nhẹ việc phòng dịch nhưng cũng không thực hiện căng thẳng quá mức cần thiết, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của học sinh.
Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để quản lý học sinh học tập ở nhà, học tập ở trường cũng như việc đi lại hằng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Về việc trở lại trường học của học sinh, sinh viên, trước đó, Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan liên quan chỉ đạo, lên kế hoạch và triển khai kiểm tra các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học về việc đưa học sinh, sinh viên đi học trực tiếp gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 phấn đấu trước ngày 14/2/2022; kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong việc dạy học trực tiếp để có biện pháp tháo gỡ theo thẩm quyền và đề xuất nếu vượt quá thẩm quyền.
| Chủ tịch Hà Nội nói gì về lộ trình cho học sinh các cấp đi học trực tiếp? Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ chỉ đạo để có lộ trình an toàn cho học sinh tất cả các cấp đi ... |
| Hôm nay (8/2), hơn 600.000 học sinh Hà Nội trở lại trường học trực tiếp Sáng nay, học sinh các khối lớp từ 7 đến 12 của các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội quay trở lại trường ... |