Nhỏ Bình thường Lớn

Bộ Tài chính Mỹ 'mổ xẻ' đề xuất ngân sách của Tổng thống Biden, nhấn mạnh về nguồn thu thuế

Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất danh mục chi tiêu ước tính trị giá 7.300 tỷ USD với nhiều mục tiêu tham vọng và có thể gây tranh cãi tại Quốc hội Mỹ.
Lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ tuyên bố 'giới hạn đỏ' với Israel, Thủ tướng Netanyahu vẫn quyết không chấp nhận giải pháp hai nhà nước. Reuters
Đề xuất ngân sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tăng nguồn thu thuế thêm gần 5.000 tỷ USD. (Nguồn: Reuters)

Theo đề xuất, Tổng thống Biden muốn tăng mạnh thuế đối với các tập đoàn và cá nhân có thu nhập cao nếu ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai kéo dài 4 năm.

Mục tiêu đưa ra là cắt giảm thâm hụt liên bang, chi trả cho các chương trình mới nhằm hỗ trợ những người có thu nhập thấp đối phó với tình trạng chi phí nhà ở và chăm sóc trẻ em tăng cao.

Tin liên quan
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Joe Biden: Người tiêu dùng Mỹ đang dần lạc quan về triển vọng phục hồi Cố vấn kinh tế của Tổng thống Joe Biden: Người tiêu dùng Mỹ đang dần lạc quan về triển vọng phục hồi

Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, đề xuất ngân sách của Tổng thống sẽ tăng nguồn thu thuế 4.951 tỷ USD trong 10 năm tới, trong đó có trên 2.700 tỷ USD từ việc tăng thuế doanh nghiệp và gần 2.000 tỷ USD từ thuế đánh vào người giàu và bất động sản.

Kế hoạch ngân sách trên cũng kêu gọi ngân sách bắt buộc bổ sung 104,3 tỷ USD cho Sở Thuế vụ, ngoài 80 tỷ USD cơ quan này đã được cấp vào năm 2022.

Tăng thuế nằm trong danh sách ưu tiên về ngân sách của ông Biden trong năm bầu cử, cùng với các chương trình mới để hỗ trợ người Mỹ có thu nhập trung bình khi chi phí chăm sóc con cái và nhà ở cao và để giảm thâm hụt.

Bộ Tài chính Mỹ ước tính, các cải cách về thuế doanh nghiệp trên toàn cầu, với việc thực thi thỏa thuận về thuế tối thiểu 15% đạt được vào năm 2021 giữa 137 quốc gia, sẽ bổ sung thêm nguồn thu 632,2 tỷ USD cho Mỹ trong 10 năm.

Tuy nhiên, ngay cả khi bổ sung nguồn thu thuế tối thiểu ở nước ngoài 21%, con số trên vẫn thấp hơn nhiều so với mức ước tính khoảng 1.160 tỷ USD đưa ra vào năm ngoái.

Phát biểu với báo giới, một quan chức Bộ Tài chính cho rằng, sự sụt giảm là do giả định sẽ ít quốc gia áp dụng thuế tối thiểu hơn.

Vị quan chức này nói: "Sự sụt giảm được bù lại bằng việc tăng thuế tối thiểu trong nước đối với doanh nghiệp lớn từ 15% lên 21% mà theo ước tính của Bộ Tài chính sẽ huy động 137,4 tỷ USD trong 10 năm.

Nếu bỏ miễn giảm thuế cho các công ty năng lượng sẽ tạo nguồn thu mới 4,1 tỷ USD trong một thập kỷ tới cho đến năm 2034, trong khi tăng thuế doanh nghiệp từ 21% lên 28% sẽ huy động 1.350 tỷ USD".

Bộ trên cũng ước tính, các điều khoản tăng thuế đối với người giàu, các quy định mới về chuyển nhượng bất động sản và việc hạn chế sử dụng các tài khoản hưu trí được ưu đãi thuế sẽ huy động 1.960 tỷ USD. Con số tổng cộng trên sẽ bao gồm nguồn thu từ thuế tối thiểu 25% đối với các cá nhân có giá trị tài sản trên 100 triệu USD, với số tiền huy động được trong một thập kỷ là 502 tỷ USD.

Hàn Quốc: Đà phục hồi kinh tế chậm, xuất khẩu tăng trưởng nhanh

Hàn Quốc: Đà phục hồi kinh tế chậm, xuất khẩu tăng trưởng nhanh

Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận lực cầu trong nước giảm, trong khi xuất khẩu gia tăng nhờ nhu cầu về chất bán dẫn.

Ấn Độ ký hiệp định thương mại tự do với 4 nước thành viên EFTA

Ấn Độ ký hiệp định thương mại tự do với 4 nước thành viên EFTA

Theo thống kê, trong tài khóa 2022-2023, thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và 4 nước EFTA là 18,65 tỷ USD, thấp hơn mức ...

Nhật Bản: Nền kinh tế 'né' suy thoái; chỉ số Nikkei 225 cao kỷ lục, người dân 'ngó lơ'

Nhật Bản: Nền kinh tế 'né' suy thoái; chỉ số Nikkei 225 cao kỷ lục, người dân 'ngó lơ'

Ngày 11/3, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái, nhờ Tổng sản phẩm quốc ...

Ngày Việt Nam tại Triển lãm quốc tế Expo Doha 2023

Ngày Việt Nam tại Triển lãm quốc tế Expo Doha 2023

Tại Triển lãm quốc tế Expo Doha 2023, các doanh nghiệp đã giới thiệu các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Căng thẳng Biển Đỏ gây sức ép lên các nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nước nào chịu tác động nặng nề nhất?

Căng thẳng Biển Đỏ gây sức ép lên các nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nước nào chịu tác động nặng nề nhất?

Số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, chỉ trong hai tháng đầu năm, hoạt động thương mại trên kênh đào Suez ...

(theo Reuters)