Bỏ 'Tiên học lễ...' trong giáo dục có khác gì chưa trồng cây đã chặt hết gốc rễ?

TS Đặng Ngọc Khương
GV Ngữ Văn - THPT Chuyên Ngoại ngữ
Bối cảnh thời đại mới, 'Lễ' vừa là nền tảng đạo đức, văn hóa giao tiếp, là kỹ năng tư duy… Nếu hiểu được như thế, đâu nhất thiết cần phải bỏ 'Lễ' mới phát triển giáo dục, khai phóng tư duy con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bỏ 'Tiên học lễ...' trong giáo dục có khác gì chưa trồng cây đã chặt hết gốc rễ?
Đâu nhất thiết cần phải bỏ "Lễ" mới phát triển giáo dục. (Nguồn: Dân trí)

Mấy ngày nay dư luận xã hội, đặc biệt là những người quan tâm đến giáo dục lại được dịp xôn xao xung quanh quan điểm đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo".

Theo lập luận của GS. Thêm, khẩu hiệu này là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải giữ lễ và phục tùng với người trên là yêu cầu số một. Vì vậy cần phải chấm dứt khẩu hiệu này để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo…

Hai quan điểm cách tư duy khác nhau về "Lễ"

Nhìn lại lịch sử các quan điểm, ý kiến tranh luận, đối thoại về việc cần xây dựng một tôn chỉ, một triết lý đúng đắn cho giáo dục Việt Nam thì thấy không phải đến bây giờ, khi GS.TSKH Trần Ngọc Thêm lên tiếng, chủ đề bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học Văn" mới được đề cập.

Trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 31, tháng 7/1973), GS. Nguyễn Lân đã băn khoăn: "Có nên vận dụng phương châm: 'Tiên học lễ, hậu học văn' trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?".

Từ đó cho đến nay, sau hơn 30 năm với nhiều thay đổi, biến động trong đời sống kinh tế-chính trị-xã hội, chủ đề giữ hay bỏ khẩu hiệu quen thuộc này lại được những nhà nghiên cứu văn hóa, những người làm công tác giáo dục có uy tín, trách nhiệm đặc biệt quan tâm.

Gần đây nhất, tại hội thảo "Xây dựng môi trường văn hóa trường học" do Bộ Giáo dục & Đào tạo (ngày 12/10/2016), các đại biểu cũng có những bàn luận sôi nổi xung quanh chủ đề sử dụng khẩu hiệu ở các trường học, trong đó có vấn đề cần xem xét lại tính đúng đắn và phù hợp của khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Lược thuật các cuộc trao đổi, tranh luận xoay quanh chủ đề nói trên để thấy được câu chuyện đi tìm kiếm một triết lý giáo dục phù hợp với từng bối cảnh lịch sử luôn là điều cần thiết và là trăn trở rất đáng quý của những người có tâm huyết với giáo dục nước nhà.

Trở lại với vấn đề: nên chấm dứt hoặc cần xem lại khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" hay giữ gìn và phát huy tinh thần của khẩu hiệu ấy trong bối cảnh giáo dục hiện nay, có thể thấy vẫn tồn tại hai chiều hướng ý kiến xuất phát từ những điểm nhìn, cách tư duy khác nhau.

Chiều hướng đề xuất chấm dứt hay xem lại khẩu hiệu trên chủ yếu xuất phát từ quan điểm cần loại bỏ dần những tư tưởng lỗi thời của giáo dục Nho giáo trong bối cảnh thời đại mới, cần đề cao việc phát huy tính dân chủ và tư duy phản biện tích cực trong giáo dục, không nên duy trì những khẩu hiệu cũ kỹ, giáo điều gây cản trở sự vận động không ngừng của giáo dục nói riêng cũng như sự phát triển của văn hóa xã hội nói chung.

Chiều hướng đề xuất phải duy trì và phát huy tinh thần của khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" thì bảo vệ quan điểm phải lấy giáo dục đạo đức làm gốc, đi đến hiện đại không nhất thiết phải chối bỏ truyền thống, duy trì việc học "Lễ" không ảnh hưởng gì đến việc khai mở tư duy và giải phóng sức sáng tạo của người học…

"Lễ" đâu chỉ là những nguyên tắc cứng nhắc

Với tư cách là người học và cũng là người dạy, là một thầy giáo dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học phổ thông, người viết bài này, dù có tâm thế tranh luận và tự thấy chưa đủ kiến thức lý luận để tham gia vào những cuộc tranh luận nói trên, nhưng cũng không khỏi băn khoăn, trăn trở trước đề xuất cần chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"…

Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như trồng một cái cây mà không chăm gốc rễ, giáo dục một con người mà không chú trọng vào đạo đức, nhân cách, ứng xử…? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

Từ lời dạy của Người khiến ta không khỏi có những liên tưởng và suy ngẫm: "trồng người" cũng như "trồng cây", đó không phải quá trình ngày một ngày hai, không thể dùng biện pháp "bứng", "chiết" hay "đốt cháy giai đoạn".

Để thu hoạch, khai thác được một cái cây có thể ta chỉ cần năm năm, mười năm, nhưng để đánh giá được thành quả giáo dục đối với một con người, rộng ra là một xã hội, một đất nước thì quá trình đó kéo dài cả trăm năm và đôi khi phải trải qua nhiều thế hệ mới nhìn thấy rõ.

Có khi nào trước nhu cầu phát triển và đổi mới bức thiết, những người có tâm huyết và nhiệt tình đã vội vàng chấp nhận đánh đổi các giá trị nền tảng để với mong muốn xây nhanh những giá trị mới với kết cấu ngược chiều của một tòa kim tự tháp.

Đành rằng không phải cái gì tồn tại cả nghìn năm cũng là hiển nhiên đúng, điều đó đồng nghĩa với việc khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" không phải là nhất thành bất biến. Nhưng chắc chắn, khi một tư tưởng, một hệ giá trị mới được xác lập, nó cần có sự bảo chứng của thời gian. Và nên chăng, trong lúc chờ sự bảo chứng của thời gian cho những giá trị mới, ta đừng vội phá dỡ ngay những nền móng cũ.

Xét đến cùng cái vỏ ngôn từ cũng chỉ có vai trò như một chiếc áo, nội hàm ý nghĩa của nó là do con người cấp cho. Mỗi người cần một kích cỡ áo khác nhau, mỗi thời đại cần có một cách hiểu linh hoạt về các khái niệm.

"Lễ" đâu chỉ là những nguyên tắc cứng nhắc, là sự cúi đầu, thuần phục. Gắn với bối cảnh thời đại mới, "Lễ" vừa là nền tảng đạo đức, nhân cách, là văn hóa giao tiếp, ứng xử, là kĩ năng tư duy… Nếu hiểu được như thế thì đâu nhất thiết cần phải bỏ "Lễ" mới phát triển được giáo dục, khai phóng được tư duy con người.

Nói như vậy để thấy chấm dứt hay gìn giữ, phát huy, lỗi thời, cũ kỹ hay vẫn còn là tinh hoa, giá trị âu cũng một phần do cách nhìn, do quan niệm của mỗi người. Còn với những người đang hàng ngày gánh vác sứ mệnh cao quý-sứ mệnh "trồng người" bằng một công việc bình dị là dạy học như chúng tôi thì thiển nghĩ: Không thể trồng một cái cây mà lại chặt hết gốc rễ. Không thể giáo dục con người nếu xem nhẹ hoặc bỏ qua những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức, tác phong.

Tranh cãi khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn': Nên lược bỏ chứ không loại bỏ 'lễ' trong trường học

Tranh cãi khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn': Nên lược bỏ chứ không loại bỏ 'lễ' trong trường học

Tiến sĩ Chu Đức Hà (Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, ý nghĩa của câu nói 'Tiên học lễ, ...

'Tiên học lễ, hậu học văn': Không chỉ là triết lý giáo dục mà còn là nét văn hóa của dân tộc

'Tiên học lễ, hậu học văn': Không chỉ là triết lý giáo dục mà còn là nét văn hóa của dân tộc

Trước đề xuất bỏ khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' của GS. Trần Ngọc Thêm, có người đồng tình nhưng không ít người ...

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động