Nhỏ Bình thường Lớn

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư: 2023 là năm thành công trong thu hút vốn FDI

Sáng 11/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh những thời cơ, vận hội, thách thức và những kết quả mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được trong năm 2023, cũng như trong 1/2 chặng đường của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Bộ trưởng đánh giá, nhìn lại từ năm 2020 đến nay, thế giới đang thay đổi rất nhanh, căn bản, toàn diện và sâu sắc, đồng thời cũng rất phức tạp, khó lường, khó dự báo trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội, an ninh khu vực và toàn cầu. Bối cảnh, tình hình thế giới đã tác động không nhỏ, trong cả trước mắt và lâu dài đến nền kinh tế của cả nước và các địa phương, nhưng "chúng ta đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trong năm 2023 và trong hơn nửa nhiệm kỳ qua”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Đức Thanh)

10 điểm sáng nổi bật

Điểm lại các kết quả nổi bật trong năm 2023, cũng như những năm gần đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra 10 điểm sáng.

Thứ nhất, phát triển hệ tư duy mới, tầm nhìn chiến lược mới về phát triển, phù hợp với thế và lực mới của đất nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương ở cả hiện tại và tương lai.

Thứ hai, quy mô, tiềm lực của nền kinh tế không ngừng được nâng lên, tăng trưởng được thúc đẩy trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tin liên quan
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng

Thứ ba, thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt nhiều kết quả rõ nét. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tạo điều kiện để các ngành, các địa phương phát huy tính chủ động, linh hoạt.

Thứ tư, hoàn thành mục tiêu cơ bản trình, phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023, tạo căn cứ pháp lý để các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương trong trung và dài hạn.

Thứ năm, tạo bước đột phá về thể chế liên kết vùng, thành lập và tăng cường hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng để phối hợp tổ chức triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng, tạo các động lực và cực tăng trưởng mới cho đất nước.

Thứ sáu, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt nhiều chuyển biến tích cực, kết quả giải ngân hằng tháng, hằng quý luôn cao hơn cùng kỳ cả về số tương đối và tuyệt đối.

Thứ bảy, triển khai kịp thời, đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, thích ứng với các xu hướng mới toàn cầu.

Thứ tám, vị trí, vai trò của Việt Nam trong dòng chảy đầu tư nước ngoài toàn cầu tiếp tục được nâng lên. Năm 2023 được đánh giá là năm thành công trong thu hút vốn FDI, với kỷ lục đăng ký 36,6 tỷ USD, giải ngân hơn 23 tỷ USD và hàng loạt dự án chất lượng cao như các dự án sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất chip…

Thứ chín, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành kinh tế mới như sản xuất chíp, bán dẫn, nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài…

Thứ mười, hoạt động đối ngoại và ngoại giao kinh tế đạt nhiều thành tựu quan trọng, nâng cao vị thế, uy tín và mở ra những cơ hội, thời cơ, thuận lợi mới cho phát triển đất nước. Hợp tác Vành đai con đường, các hoạt động ngoại giao với Lào, Campuchia, các nước lưu vực sông Mê kông… tiếp tục được đẩy mạnh.

"Đây là những kết quả quan trọng, không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, mà còn nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, cải thiện rõ nét các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai.

Nền kinh tế cũng phản ánh sự đóng góp quan trọng của ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Những thành tựu ngày hôm nay của ngành và Bộ là kết quả của quá trình kiên trì đổi mới, là sự kết hợp giữa bản lĩnh, trí tuệ, tư duy đột phá và sự kiên định đến cùng đối với những tham mưu của mình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. (Ảnh: Gia Thành)
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. (Ảnh: Gia Thành)

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Bước sang năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, khó khăn vẫn còn. "Nhưng trong khó khăn luôn có cơ hội, nếu biết chớp thời cơ, thì thách thức có thể trở thành động lực cho sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. Và điều này, cần sự kết tinh sức sáng tạo, sức mạnh đoàn kết, sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của cả hệ thống chính trị".

Ngành xác định phương châm "Hội tụ trí tuệ - Hướng tới tương lai", không chỉ thụ động nghiên cứu, tìm phương án ứng phó, mà phải chủ động nắm bắt thời cuộc, nhanh nhạy, linh hoạt và bản lĩnh để tranh thủ cơ hội phát triển, tìm ra hướng đi mới, động lực mới để hiện thực hóa khát vọng phát triển đến năm 2030 và năm 2045 Đại hội Đảng XIII đã đặt ra.

Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh, tình hình mới, trước thời khắc mới của đất nước, toàn ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê phải bám sát tình hình, diễn biến mới, tập trung đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm để chuẩn bị xây dựng Nghị quyết Đại hội các cấp trong giai đoạn tới, làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước và các địa phương trong giai đoạn phát triển tới, phấn đấu đạt mục tiêu Đại hội Đảng XIII đặt ra.

“Nhiệm vụ là thách thức, nhưng với tinh thần quyết tâm, không gì là không thể”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định quyết tâm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng:
Thứ trưởng Trần Quốc Phương báo cáo triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: Đức Thanh)

Về nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho hay, Bộ sẽ tiếp tục khẳng định, nâng cao vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp, vai trò tiên phong trong xây dựng tầm nhìn phát triển của đất nước, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để bảo đảm thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược, triển khai nhiều cải cách, đột phá.

Để thực hiện các mục tiêu, Bộ sẽ tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được trong những năm qua; khẩn trương, kiên quyết, kiên trì khắc phục những mặt còn hạn chế, bất cập, quyết tâm nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo phương châm hành động năm 2024 của Chính phủ là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

Trong đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Phương, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt để hoàn thành các đề án, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; bám sát tình hình kinh tế thế giới và trong nước để kịp thời tham mưu giải pháp, chính sách phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra

Đồng thời, tiếp tục kiên định, kiên trì mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung thúc đẩy nhanh hơn, mạnh mẽ hơn giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024.

Song song với đó, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục hành chính; tiếp tục tham mưu cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu triển khai các mô hình kinh tế mới.

"Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Nghiên cứu cơ chế và cụ thể hóa các quy định trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm huy động tối đa các nguồn hỗ trợ tài chính, tri thức tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Ngoài ra, trong năm 2024, Bộ sẽ theo dõi sát sao tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hợp tác xã. Tập trung tham mưu giải quyết các khó khăn, rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh... Tiếp tục điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin thống kê kịp thời, chính xác. Đẩy mạnh triển khai thực hiện liên kết vùng, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Còn quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền kinh tế Trung Quốc?

Còn quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền kinh tế Trung Quốc?

Kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất nhiều “nguồn nhiên liệu trong bình”, đơn cử như tỷ lệ tiết kiệm cao kỷ lục đồng nghĩa ...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng

Có lẽ, thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2023 là về ngoại giao. Chưa có năm nào hoạt động ngoại giao ...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Gujarat đầy sức sống lần thứ 10

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Gujarat đầy sức sống lần thứ 10

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ nói chung và bang Gujarat nói ...

Từ quốc gia tiên tiến 'tụt dốc không phanh' xuống hạng trung bình, điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Italy?

Từ quốc gia tiên tiến 'tụt dốc không phanh' xuống hạng trung bình, điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Italy?

Bài viết của tác giả Federico Fubini, đăng trên mạng Corriere della Sera (Italy), đề cập tình trạng trì trệ của nền kinh tế Italy ...

Đón 'gió đổi chiều' trong tiêu dùng, kinh tế Trung Quốc 2024 sẽ 'lên hương'

Đón 'gió đổi chiều' trong tiêu dùng, kinh tế Trung Quốc 2024 sẽ 'lên hương'

Sau một năm phục hồi không đồng đều, tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc có thể bắt đầu cải thiện trong năm 2024.